Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người trồng cũng thơm

11/04/201311:35(Xem: 3277)
Người trồng cũng thơm

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

cha-me


Người trồng cũng thơm


Melbourne đang run rẩy với cái lạnh lẽo của mùa đông rét mướt nhưng không hiểu vì sao mà bất chợt tôi lại cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc khi ngồi nhìn ra khu vườn qua song cửa nhớ đến Ba Mạ tôi ở quê nhà. Tôi đã trải qua nhiều mùa Vu Lan xa nhà, không được đến Chùa cùng Ba Mạ tôi trong ngày trọng đại này.
Năm nay cũng không ngoại lệ, với những lo toan tất bật của cuộc sống, công việc, con cái….tôi lại chỉ được phép ngồi đây để ôm ấp những kỷ niệm xa xưa, để chỉ ước mơ vẽ ra cho mình một bức tranh tương lai của những ngày tháng khi mà con cái của mình đã lớn khôn, trưởng thành, lúc đó mình mới có thể trở về cùng Ba Mạ đi Chùa dự đại lễ này. Tôi thiết nghĩ lúc đó tôi không cần phải cài lên ngực mình một bông Hồng đỏ nữa mà tự bên cạnh tôi đã có cả đóa Hồng rực rỡ biết đứng, đi, nói, cười rồi. Tôi bật cười vì sự tưởng tượng quá ư trẻ con ngây ngô của mình. Vội vàng tôi ghi lại những cảm xúc này để xem như là chứng tích thật đáng yêu mà trong một thoáng chạnh lòng nhớ đến Ba Mạ tôi nhân mùa Vu Lan đến.
Trong bảy cung bậc nghệ thuật của con người từ văn, thơ, âm nhạc, kịch, hội họa, điêu khắc cho đến nghệ thuật cuối cùng, thứ bảy, tinh hoa nhất là phim ảnh, điểm qua tất cả tôi thấy không một nghệ thuật nào mà không tận dụng hết khả năng của nó để ngợi ca vẻ đẹp, công ơn sanh thành dưỡng dục của các bậc Cha Mẹ trên thế gian này. Tôi chợt nhớ năm ngoái Thầy Trụ trì chùa tôi có mời Thượng Tọa Thích Nhật Tân (nhà thơ Mặc Giang) ở Queensland về Chùa thuyết pháp, tôi vô cùng bất ngờ và thú vị về sự cải biên của Thượng Tọa về các bài thơ nói về công ơn Cha Mẹ. Thầy ấy đã chuyển đổi từ lối so sánh bằng chẳng hạn "Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" để nâng lên thành lối so sánh hơn nghĩa là công Cha còn cao hơn cả núi Thái sơn và nghĩa Mẹ còn lai láng hơn, mênh mông hơn cả nước trong nguồn chảy ra nữa.
Trong văn chương, thơ ca, hầu như người viết nào cũng phải hư cấu, cường điệu… cho tác phẩm của mình thêm thi vị, thật hấp dẫn để lôi cuốn người đọc cho dù trong đó có nhiều điều đi xa với thực tế hay thậm chí không hề xảy ra trong đời sống thường này nhưng với tôi khi nói về Cha Mẹ, cho dù mình có sử dụng hết tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đi nữa cũng không hề thừa mà không chừng vẫn còn thấy thiếu mãi?
Có người trong chúng ta thì cảm nhận công ơn của Cha Mẹ mình, tình cảm của mình dành cho Cha Mẹ qua những bài Ca dao, những câu Tục ngữ.
"Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt Mẹ nằm, chỗ ráo con lăn"
hoặc:
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha....."
Có người tìm thấy sự hy sinh của Cha Mẹ mình một cách thấm thía qua những bài hát như "Thương con Mẹ hát câu êm đềm quản gì khi thức trắng đêm, bao năm nước mắt như suối nguồn chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương..." "Lòng Mẹ" của nhạc sĩ Y Vân, hay "Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình..........." của Trịnh Công Sơn trong "Ca dao Mẹ", hoặc từ những lời ru buồn man mác của các bà Mẹ quê trong bài dân ca "Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ, năm canh chầy thức đủ vừa năm…" vv....và...vv...
Có người thực tế hơn, không văn chương, không nhạc điệu, họ tìm thấy công lao của Cha Mẹ mình qua hình ảnh "mình nuôi con mình cực khổ bao nhiêu thì Cha Mẹ mình càng khổ cực hơn mình bội phần vì ngày xưa ở quê nhà, hàng ngày Cha Mẹ mình phải bương chải, tần tảo một nắng hai sương mới có thể đổi lấy được miếng cơm, manh áo cho đàn con thơ dại!"
Nhưng có người lại lặng lẽ, ầm thầm chôn kín những tình cảm thương yêu nhất, trân quý nhất của mình dành cho Cha Mẹ bằng những hình ảnh của những ngày tháng khi mình còn bé thơ mà Cha Mẹ mình đã âu yếm dành cho mình hay để lại cho mình những ấn tượng không thể phai nhòa trong ký ức!...........
Trên trái đất này, hàng triệu triệu con người với hàng triêu triệu trái tim đang cảm nhận và trân trọng tình cảm của họ dành cho Cha Mẹ với nhiều vẻ khác nhau nhưng tôi không biết rằng có khi nào những trái tim ấy, những con người ấy nghĩ đến những cảm giác của Cha Mẹ họ ra sao khi nhìn thấy hành động, tình cảm, lối sống…. của bản thân họ đối với những người chung quanh, đối với xã hội, cuộc đời này không? Tất cả những điều đó đã đem lại cho Cha Mẹ họ hoặc là những nỗi đau khôn xiết hoặc là những món quà vô vàn quý báu như thế nào không? Riêng tôi, với cái tuổi chập chững bước vào lứa tuổi ngũ tuần của một đời người, tôi đã không khỏi nhiều lần phải đè nén sự xúc động dâng trào khi chứng kiến những nụ cười thật rạng rỡ trên gương mặt của Ba Mạ tôi, những lời thổ lộ tâm sự một cách tự hào, sung sướng về những lời khen tặng đầy chân tình của mọi người dành cho các người con. Cũng như những gương mặt thật vui tươi, hãnh diện của những bậc Cha Mẹ khác khi nghe mọi người chung quanh ngợi khen con mình. Và tôi cũng đã từng cố nuốt những dòng lệ khô vào lòng khi nhìn thấy những vẻ mặt áo não đầy nước mắt trên gương mặt già nua của các bác, các dì tủi cho thân phận bạc bẽo của họ khi những đứa con mà họ rứt ruột đẻ ra, đã từng thương yêu, lo lắng như những viên ngọc quý nay đang sống một cuôc sống không hề mang lại lợi lạc cho bản thân cũng như cho cuộc đời này.
Trong tôi luôn thầm trân kính những người làm Cha làm Mẹ, đã hy sinh không quản gian nan, đã dẫm lên tất cả những đắng cay, khổ đau, phiền muộn của cuộc đời để một mực lo lắng nuôi dưỡng, dạy dỗ các con của mình, để rồi chỉ mong, chỉ cầu đổi lấy được một nụ cười mãn nguyện khi nghe thấy một tiếng khen tặng chân thật, một lời nhận xét tốt lành về con cái mình từ cửa miệng của người khác. Tôi bỗng dưng nhớ tới câu ca dao mà mình được học năm xưa:

"Hoa thơm lan cả vườn Hồng
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm"
Mùa Vu Lan báo hiếu Cha Mẹ gần kề rồi, có gì trân quý hơn, đẹp hơn khi mỗi người con Phật trong chúng ta cùng nhau dâng lên các đấng sanh thành, dưỡng dục của chúng ta những "Đóa hoa" thật thơm ngát, phải thơm từ ngọn cây, lá cây cho tới gốc rễ mới được nghe. Tôi chợt thật vui khi liên tưởng tới những gương mặt già nua theo bụi trần của các bậc làm Cha Mẹ đã, đang và sẽ đón nhận thật nhiều nụ cười do các bông hoa mà họ đã bỏ hết cả cuộc đời để vun trồng, chăm bón, tạo ra.
Tôi xin được mượn lời nhạc trong "Nhắc nhở em tôi" của nhà thơ Mặc Giang đã nhắn nhủ chúng ta:
"Em đừng để tóc Mẹ bạc thêm trên đầu đã trắng
Thân Mẹ yếu già em đừng để thêm những vết nhăn"
Cũng như trong kinh Phật:
"Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không"
….để tôi được hy vọng và tin tưởng rằng những người con Phật chúng ta sẽ không những chỉ dừng lại ở chỗ đừng làm những điều gì khiến tóc Ba Mẹ mình thêm bạc hay phải buồn lòng nhỏ lệ mà chúng ta cần bước cao hơn, xa hơn nữa là tạo cho những gương mặt thân thương, đáng yêu ấy luôn luôn nở những nụ cười thật rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc, an lạc bằng sự lan tỏa hương thơm ngào ngạt từ trong mỗi bông hoa chúng ta mà ra.



Melbourne, Vu Lan 2012.
Quảng Hương Phương Giang




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2021(Xem: 5242)
Hàng trăm sao chiếu sáng ngời Điểm tô rực rỡ bầu trời trên cao, Hàng trăm vỏ ốc dạt dào Cùng theo sóng biển trôi vào bờ xa,
19/08/2021(Xem: 5309)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
18/08/2021(Xem: 2741)
Đạo làm con, giữ tròn chữ hiếu Công sinh thành, nặng trĩu ơn sâu Sinh con mang nặng đẻ đau, Nuôi con khôn lớn, gian lao nhọc nhằn Ngày hai buổi khó khăn vất vã Bên đồng sâu nắng ngã, mưa sa Vầng dương dần xuống chiều tà Vẫn còn in bóng mẹ cha ngoài đồng Nuôi con lớn lòng không quản ngại Bao gió sương nắng dãi mưa dầm
18/08/2021(Xem: 3434)
Hôm nay là ngày 15/8 dương lịch nhằm ngày mồng Tám tháng Bảy, Tân Sửu. Chỉ còn một tuần nữa là tới Rằm tháng Bảy. Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà các chùa theo đạo Phật khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Lễ Vu-Lan rất trọng thể. Lễ Vu-Lan từ lâu đã được xem như là ngày Lễ Báo Hiếu của những người con dành cho bậc cha mẹ.
17/08/2021(Xem: 5028)
Mây chiều tháng bảy lập lờ trôi, Góc nhỏ đêm về vẫn lặng côi… Quạnh quẽ Người xa niềm khó đổi, Trầm tư dạ não cảnh hoang bồi.
13/08/2021(Xem: 4342)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 5117)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
13/08/2021(Xem: 2643)
Kính dâng Thầy hai bài thơ chia sẻ tâm tư con trong mùa Vu Lan báo hiếu này để tự an ủi mình và để cầu nguyện cho mọi chúng sanh đều được giải cứu khỏi nạn tai nhất là các biến thể của đại dịch thế kỷ càng ngày càng xuất hiện kinh khiếp hơn thêm .Kính chúc Thầy và toàn thể đạo tràng một mùa Vu Lan Báo hiếu thật tịnh lạc , HH Thẩm sâu lời dạy ...mang kiếp người đại phước ! Bâng khuâng nhìn thư pháp ... dĩ vãng xa xăm Rằng “ Thương cha ...xuôi ngược giữa dòng Mẹ yêu ...tất tả gắng gồng nhiều năm “ Ôi! Ơn nghĩa sinh thành khó làm sao đền đáp !
09/08/2021(Xem: 3189)
Dù, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”) và Lễ hội Vu Lan đã trở thành lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội này không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại hoặc nếu có đủ phương tiện mỗi đêm đến chùa tham dự thời kinh Vu Lan, Báo Ân thường tổ chức từ mồng một đến rằm tháng 7 . HT Thích Minh Châu trong một bài pháp thoại năm nào tại chùa Xá Lợi (VN) : " Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời m
05/08/2021(Xem: 8535)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2565 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 22/8/2021) Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2021 lại trở về với người con Phật Úc Châu trong lúc tiểu bang Victoria của chúng ta đang bị phong tỏa, mọi người phải ở yên trong nhà để giúp ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Dù vậy, nhưng trong tận thâm tâm của người con Phật đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ thân, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho bão táp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường. Trên tinh thần này, Tu Viện Quảng Đức sẽ khai kinh, thọ trì Kinh Vu Lan Báo Hiếu và Kinh Địa Tạng, mỗi ngày lúc 7pm, từ ngày mùng 01 đến ngày Rằm tháng 07 âm lịch Tân Sửu (nhằm ngày Chủ Nhật 08/08/2021 đến ngày Chủ Nhật 22/08/2021). Và tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, nếu chính phủ tiểu bang Victoria mở cửa cho phép sinh hoạt bình thường, Tu Vi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567