Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Mạ dạy cho con những gì?

11/04/201311:25(Xem: 4617)
Ba Mạ dạy cho con những gì?

photo 1Các bài viết về Vu Lan

Ba Mạ dạy cho con những gì?

Quảng Tịnh

Nguồn: Quảng Tịnh

Kính gởi Ba Mạ Nguyên Bửu - Nguyên Cần từ phương xa
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
Sống ở trên đời chỉ cần có một tấm lòng dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…
Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.

Ba Mạ kính thương,
Có lẽ từ khi con trưởng thành con bắt đầu có thói quen hay thích thú nghiền ngẫm những mẫu chuyện, bài viết, câu triết lý sâu sắc, có tính cách dạy cho ta một bài học, một cách sống,.. và để rồi suy gẫm về cuộc đời, lại soi rọi tâm xem mình đã sống có trọn vẹn chưa, có trải rộng tấm lòng mình chưa, có sống tốt chưa, có làm lỗi điều gì không, có làm cho ai đau buồn không? v.v… những câu hỏi đó đã phần nào giúp cho con điều chỉnh hành vi của mình để sống cho tốt hơn, sống có vị tha hơn, có tình người, có tấm lòng. Nếu như con có được những đức tính tốt chính là nhờ công ơn sanh thành dạy dỗ của Ba Mạ, hai vị Phật của lòng chúng con đã sống và đã gieo những hạt giống Bồ đề cho con từ bé cho đến lúc trưởng thành. Ba Mạ luôn dạy con, làm người sống ở trên đời, cái quý nhất là sống có đạo đức, con đã nghe theo nhưng cũng chưa hiểu rõ cái ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa đằng sau hai chữ này, nhưng giờ đây khi đã sống hơn nửa kiếp người, con mới hiểu được rằng chỉ có đạo đức là đáng quý và vĩnh cửu mà thôi. Tiền tài ư? Rồi cũng ra đi. Danh vọng ư? Rồi cũng tan theo thời gian. Chỉ đến khi nằm xuống, người ta nhớ đến nhau, nhắc đến nhau, hoài niệm đến nhau chính là anh đã sống với tôi như thế nào? Người ta quý mến nhau cũng không ngoài cái chân tình xuất phát từ tấm lòng chân thật không mang dáng dấp hình thức và giả tạo giữa người với người. Con người không ai là hoàn mỹ nhưng đối với con và các anh chị em, Ba Mạ luôn hoàn mỹ và là niềm tự hào của tất cả chúng con.
Ba Mạ kính thương, Ba Mạ đã dạy cho con ngay từ lúc còn bé chính là tấm lòng biết thương người, luôn giúp đỡ người nghèo khổ trong cơn hoạn nạn. Ba Mạ luôn dạy bảo chúng con biết nhìn xuống để biết cảm thông và chia sẻ với những người thiếu may mắn và nghèo khổ hơn mình. Hồi con còn nhỏ, có một thời gian gia đình mình rất nghèo và túng thiếu, một căn nhà nhỏ xíu mà Ba Mạ và mười anh chị em chúng con đã chật vật sống bên nhau, Ba Mạ đã không quản ngại cực khổ, chạy vạy từng bữa ăn chỉ mong cho chúng con được ăn đủ no và cắp sách đến trường. Tục ngữ có câu: "Lá lành đùm lá rách" nhưng đối với con thì lúc đó Ba Mạ chỉ có thể là "Lá rách đùm lá te tua" mà thôi. Ba ngoài giờ làm việc của một Cán Sự Y Tế ở Sở Y Tế với đồng lương ít ỏi, chiều tối về lại khám thêm bệnh ở nhà, vậy mà khi gặp những bệnh nhân nghèo khổ, không có tiền, Ba đều khám bệnh và cho thuốc miễn phí. Còn Mạ thì bươn chải, dầm sương giãi nắng buôn bán ở chợ để lo cho đám con mười đứa, có lúc trong nhà không đủ ăn, nhưng thấy ai nghèo, ai đói tới xin thì Mạ cũng không ngại cho luôn phần của mình mà không hề nghĩ đến ngày mai lấy gì cho chúng con ăn. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” hay “Nước rặc mới biết ao sâu” những câu tục ngữ mà con đã học nhưng để hiểu một cách sâu sắc thì chắc có lẽ đến khi trưởng thành con mới cảm nhận được hết, thưa Ba Mạ. Thật vậy, chính trong những lúc túng quẫn, những lúc ngặt nghèo thì chúng ta mới phân biệt được ai tốt, ai xấu, ai mới đúng là có tấm lòng chân tình thật sự đối với mình. Cho đến bây giờ dù không còn sống trong vòng tay của Ba Mạ nhưng Ba Mạ vẫn luôn nhắc nhở chúng con mở rộng tấm lòng đối với người nghèo khổ, bệnh tật và thiếu may mắn khi có điều kiện.
Ba Mạ kính thương, Ba Mạ đã dạy cho con biết nhớ ơn và đáp đền. Xã hội ngày nay càng hiện đại, tân tiến nhưng giá trị đạo đức thì có khuynh hướng ‘tỷ lệ nghịch’, ít trường học nào người ta dạy cho những đứa trẻ phải biết nhớ ơn và đền đáp, ít đứa bé nào hiểu được sâu sắc hai chữ “công ơn”. Ba Mạ không những đã chỉ bảo mà còn thể hiện qua cách sống hàng ngày và chính điều đó đã đi sâu vào tâm thức của chúng con cho dù không còn được sống gần kề bên Ba Mạ. Con vẫn nhớ lúc gia đình trong cơn túng quẫn, một người Dì cùng họ, cùng quê với Mạ đã ra tay giúp đỡ và cũng nhờ sự giúp đỡ này mà gia đình mình đã qua cơn ngặt nghèo. Câu chuyện đã vài chục năm trôi qua thế nhưng cho đến bây giờ Mạ vẫn nhớ ơn và luôn nhắc nhở chúng con đến thăm Dì khi có dịp về Sài Gòn. Ba Mạ luôn nhắc nhở chúng con phải khắc cốt ghi tâm những ai đã từng giúp đỡ mình, dù là nhỏ hay lớn, cũng phải luôn nhớ ơn và đền đáp. Có những lúc con cảm nhận được Ba Mạ cũng vì hai chữ ‘nhớ ơn’ mà đã trao ra hết tấm lòng của mình dù có bị thiệt thòi hay khổ sở trăm bề. Giữa dòng đời đầy vật chất cám dỗ như hiện nay, hình như con người càng dễ đánh mất đi cái chân thiện mỹ của chính mình, còn được bao nhiêu người sẽ nhớ tới công ơn để mà đền đáp? Còn được bao nhiêu người biết ơn để mà trả ơn?
Ba Mạ kính thương, Ba Mạ đã dạy cho con sống phải biết khiêm tốn, không được kiêu căng ngạo mạn, con nghe vậy nhưng vẫn không hiểu hết tại sao? Hồi nhỏ có những lúc chúng con học được khen thưởng nhưng Ba Mạ cũng không khen chúng con như những bậc cha mẹ khác vẫn làm, cũng như Ba ít khi nào khen con của mình trước mặt dù là chúng con đã làm được những việc tốt, được khen thưởng, con cũng có lúc tự hỏi không hiểu tại sao? Rồi thời gian trôi qua, khi con bước vào đời, va chạm, trải nghiệm với đời, con mới hiểu được sâu xa lời dạy này. Con nhận ra rằng Ba đã cân nhắc, rất nghiêm khắc khi dạy dỗ chúng con vì cũng xuất phát từ tình thương, muốn cho chúng con có được phẩm hạnh tốt, có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong tương lai. Con đã từng được chứng kiến những mảnh đời rất là nghiệt ngã của những người vì kiêu căng, vì tự cao tự đại mà đã lâm vào những hoàn cảnh rất thê lương, khốn khổ. Ba Mạ có biết không, có những lúc con cũng đã từng bị ru ngủ trong những lời khen và có lúc đã thấy mình đã đánh mất đi một phần nào đó của chính mình, quên đi lời Ba Mạ đã dạy khi còn bé. Con vẫn luôn âm thầm cám ơn Phật, cám ơn Ba Mạ đã giúp cho con vượt qua những cạm bẫy của cuộc đời để sống an bình chan hòa giữa những người chung quanh cũng như giúp con bớt rơi vào những nghịch cảnh đau buồn của những người kiêu căng tự phụ để rồi phải nhận lấy cái quả đầy chua cay đau xót, một mình ôm mang đến cuối cuộc đời.
Ba Mạ kính thương, Ba Mạ đã dạy cho con tình thương yêu đùm bọc anh chị em trong gia đình. Ba Mạ vẫn thường nhắc nhở chúng con, anh chị em như thể tay chân, phải luôn đùm bọc lẫn nhau nhất là trong cơn hoạn nạn. Ba Mạ vẫn luôn dành nhiều tình thương và quan tâm cho những đứa con bị thua thiệt hơn trong nhà và nhắc nhở những đứa con khác quan tâm, lo lắng cho những anh chị em này. Ba Mạ đã từng rơi lệ và đau cùng với nỗi đau của chúng con cũng như luôn dõi theo và lo lắng cho dù chúng con đã có gia đình, con cái. Tình thương của Ba Mạ không chỉ dành cho chúng con mà còn dành cho anh chị em ruột và bà con xa gần của mình. Cho đến bây giờ, dù đã bao năm trôi qua nhưng hình ảnh, việc làm của Ba Mạ dành cho anh em mình vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng con. Vài ký gạo, bịch trái cây, … mà Ba Mạ đã chia sẻ với em út trong gia đình khi túng thiếu, nó thật không đáng là bao nhưng trong đó chứa đựng cả tấm lòng thương yêu dạt dào của Ba Mạ dành cho anh em của mình trong thời buổi đầy bấp bênh, thăng trầm của xã hội. Ba Mạ có biết không, chúng con rất vui sướng và xúc động khi nhận được những lời tâm tình đầy tình cảm của O Chú, Cậu Mợ và các cháu dành cho Ba Mạ qua những email thăm hỏi thường nhật cùng gia đình ở khắp nơi.
Ba Mạ kính thương, bài học quý giá nhất mà Ba Mạ không những chỉ dạy cho con mà thể hiện qua tấm lòng hiếu thảo mà Ba Mạ đã dành cho Ôn Mệ Nội Ngoại từ lúc sinh tiền cho đến lúc đã qua đời. Ba ơi, Ôn Nội thì mất lâu rồi, lúc đó thì con còn bé tí tẹo nhưng con may mắn được lớn lên trong tình thương của Mệ Nội và của Ba Mạ. Ba thì lúc nào cũng rất lo lắng và quan tâm chăm sóc Mệ nhất là lúc Mệ đau ốm. Hình ảnh Ba cần mẫn, chăm chút lo cho Mệ lúc bệnh hoạn làm chúng con thật cảm động và kính phục vô vàn. Con đã từng đọc những mẫu chuyện về tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ nhưng có lẽ sẽ không phản ảnh được chân thật và đầy cảm xúc như được nhìn thấy tình cảm của Ba dành cho Mệ. Con biết Ba sẽ không thích chúng con ca ngợi Ba nhưng Ba thật xứng đáng để cho chúng con được một lần vinh danh Ba, Ba nghe. Mạ ơi, Ôn Ngoại mất sớm khi Mạ còn rất nhỏ, Mạ lớn lên chỉ có trong vòng tay của Mệ mà thôi, con hiểu được là Mạ không nhận được một tình thương trọn vẹn của Ba Mẹ như chúng con có được như hôm nay, cũng vì vậy mà Mạ đã dành hết tình thương cho Mệ Ngoại. Mạ lúc nào cũng thăm hỏi và nhắc nhở chúng con đi thăm Mệ thường xuyên, mỗi khi có gì ngon, có gì đẹp thì Mạ lúc nào cũng để dành cho cả Mệ Ngoại và Mệ Nội, không phân biệt là mẹ ruột hay mẹ chồng. Ba Mạ đã sống trọn vẹn cả vừa hiếu vừa nghĩa trong vai trò là con, là dâu, là rễ trong gia đình.

Nước biển mênh mông không phủ đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

Con biết Ba Mạ đã đánh đổi cả cuộc đời để cho chúng con những bài học “sống làm người”, và còn nhiều thứ nữa Ba Mạ đã dạy cho con, những dòng chữ đang trải dài trên trang giấy chỉ là phần nào tâm tình của con xin bày tỏ để thành kính cảm ơn Ba Mạ đã cho con được hình hài này, cho con sự tự tin khi bước vào đời, dạy cho con sống có đạo nghĩa, có ân tình. Cuộc đời ngắn ngủi, mọi thứ đều giả tạm, cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi. Gia tài mà Ba Mạ để lại cho chúng con không phải là tiền tài, vật chất mà là một kho báu vô giá về đạo đức cho chúng con. Chúng con dù ở bất cứ phương trời nào cũng vẫn luôn hướng về Ba Mạ, vẫn luôn cố gắng sống như Ba Mạ đã từng dạy dỗ chúng con và chúng con luôn tự nhủ thầm, xin hứa sẽ sống thật tốt để Ba Mạ luôn tìm thấy được niềm an vui ấm áp bên đàn con cháu thân yêu trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời.

Melbourne Mùa Vu Lan 2012,
Con gái của Ba Mạ,
Quảng Tịnh




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5149)
Trời đã sang tháng bảy, cái nắng oi bức của mùa hè cũng đã vơi đi, để thay vào đó là những cơn mưa lất phất, thời tiết cũng bắt đầu se lạnh, làm cho tâm hồn con người cũng dạt dào cảm xúc. Và cũng lúc này chúng con biết rằng một mùa Vu Lan mới đã đến. Vu Lan báo hiếu mẹ cha, dường như đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người con Đức Phật, nhưng sao mỗi khi Vu Lan về, trong lòng của chúng con lại bồi hồi cảm niệm về công ơn của hai đấng sinh thành.
11/04/2013(Xem: 4751)
Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình), Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng "Tàu Há Mồm" di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung sướng như một đứa trẻ "Đẻ Bọc Điều".
11/04/2013(Xem: 3950)
Mô tả: Bài này rất rất hay,và đáng trân trọng.Mình sưu tầm lại và hi vọng những ai đọc nó sẽ yêu thương người mẹ hơn.Mẹ thật vĩ đại!
11/04/2013(Xem: 3529)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ. Con muốn tạo ra trong quả tim nhỏ bé của con một thế giới mà nơi đó không có không gian và cũng chẳng có thời gian, tất cả những gì con ôm ấp đều gần gũi với nhau.
11/04/2013(Xem: 4011)
Melbourne đang run rẩy với cái lạnh lẽo của mùa đông rét mướt nhưng không hiểu vì sao mà bất chợt tôi lại cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc khi ngồi nhìn ra khu vườn qua song cửa nhớ đến Ba Mạ tôi ở quê nhà. Tôi đã trải qua nhiều mùa Vu Lan xa nhà, không được đến Chùa cùng Ba Mạ tôi trong ngày trọng đại này.
11/04/2013(Xem: 4343)
Chủ nhật 12/08/2012 (GDVN) - Bất chấp mối nguy hiểm từ ngọn lửa đang thiêu rụi ngôi nhà, nó vẫn lao vào để di chuyển những đứa con mới 10 ngày tuổi của mình đến nơi an toàn.
11/04/2013(Xem: 8162)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 4819)
Mùa thu hiền dịu và thân thương lại trở về với muôn loài cỏ cây vạn vật, mùa thu hắt hiu gợi cho hồn thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào bởi những chiếc lá úa vàng rơi, mặt nước hồ thu trong veo, yên bình dễ phản chiếu một bầu trời ảm đạm. Nhưng đối với người con Phật, thì mùa thu là mùa Vu Lan, là mùa báo hiếu.
11/04/2013(Xem: 6395)
Ven. Weragoda Sarada Thero Thích Nguyên Tạng (dịch) Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy cô, thì đó là một kết luận quá đơn giản. Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống hồn nhiên đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng.
11/04/2013(Xem: 20113)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]