Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cha Mẹ là nguồn mạch yêu thương

11/04/201311:23(Xem: 4752)
Cha Mẹ là nguồn mạch yêu thương

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Cha Mẹ là nguồn mạch yêu thương

Thích Thông Huệ

Nguồn: Thích Thông Huệ

Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
Tại sao nói cha mẹ là nguồn mạch của yêu thương? Có thể nói, bốn sự yêu thương tạo nên tình thương thực sự để chúng ta bước vào cuộc đời, sự cảm nhận trước tiên của chúng ta là cha và mẹ. Nhất là khi mới chào đời, chúng ta nằm trong vòng tay êm ấm của mẹ, nhận được sự chắt chiu nuôi nấng của mẹ.
Cha thương con thì không như mẹ, hai thái cực khác nhau nhưng có chung một tình thương vô bờ. Cha thương con thường chúng ta ít nhận ra. Tình thương của người cha nghiêm nghị và khô khan, đó là bản chất nam tính của người đàn ông, không mềm mại, không nhu mì nên chúng ta ít cảm nhận như tình thương của người mẹ. Vì không cảm nhận được mà đôi khi chúng ta cho là không có tình cảm, nhưng kỳ thật tình thương của người cha cũng không thua kém gì tình thương của mẹ.
Tình yêu thương của người mẹ hun đúc chúng ta khi mới chào đời. Rõ nét, đậm tình, nên chúng ta thấy tình cảm của người mẹ ngọt ngào, nhẹ nhàng, êm ái, giống như ánh trăng rằm. Còn tình thương của cha gay gắt giống như ánh sáng mặt trời. Cổ nhân nói “Cha như mặt trời, mẹ như mặt trăng”là vậy.
Chúng ta hãy quán sát xem trên thế gian này chỉ có mặt trăng mà không có mặt trời thì chúng ta sống có được không? Còn nếu như chỉ có mặt trời thôi, mà không có mặt trăng thì sống được, nhưng hình như nó mất đi cái thi vị hóa của cuộc sống. Bởi trăng về đêm, nhất là trăng hạ huyền làm cho cuộc sống này như bồng lai tiên cảnh. Và, đêm có trăng thật dịu hiền, mát mẽ, ngồi ở sân nhà trong đêm trăng có gió mát, chúng ta sẽ cảm nhận hết cái nhẹ nhàng, thanh thoát, đầm ấm của đêm trăng như thế nào, thì tình mẹ cũng như thế đó.
Nhưng ở đây, phải nói là chúng ta nhận tình yêu thương của cha mẹ đầu tiên, rồi chúng ta phải đáp lại tình yêu thương đó đối với cha mẹ cũng phải rất chân thành. Có như vậy chúng ta mới nói được tiếng nói yêu thương, để chúng ta trang trải lòng từ bi vào cuộc sống này đối với tất cả mọi người có tương quan, tương sinh với mình.
Trước tiên chúng ta phải nghĩ, phải thương, phải đền đáp ơn sinh thành của cha mẹ, sự chân thành đó chớm nở làm nền tảng căn bản để chúng ta phát huy đạo đức vào trong lòng xã hội nhân sinh. Như vậy, tình yêu thương của chúng ta mới có nền tảng căn bản thực sự. Làm con mà không thương cha mẹ, lại thương người khác, thì tình thương đó chắc là không có thực tâm. Cha mẹ không thương mà lại đi thương người ngoài, thương đủ thứ người thì tình thương đó trở nên lãng đãng, mông lung rồi. Tình thương đó bị ô nhiễm, có tính toán và mưu đồ, và nghe có vẻ lợi dụng quá!
Vì vậy, muốn thực tập yêu thương thì chúng ta phải tập yêu thương cha mẹ trước, mà phải thương một cách thật tâm, thương một cách chân tình, không thể thương trên lý thuyết, hay chỉ nói thương trên miệng lưỡi, mà chúng ta phải thương bằng sự báo đáp ân tình, ân nghĩa thực sự ngay trong cuộc sống này. Hiếu không được chỉ hiểu trên mặt tri thức mà phải thể hiện ra bằng cái hạnh, cho nên mới gọi là hiếu hạnh. Hạnh hiếu có rồi thì chúng ta mới thể hiện sự hiếu dưỡng, tức là nuôi cha mẹ, lo cho cha mẹ từ vật chất đến tinh thần. Có như vậy, vào ngày này chúng ta mới có thể trở về nguồn mạch yêu thương đầu đời.
Khi chúng ta còn non trẻ, còn ấu thơ, tâm hồn của chúng ta trong trắng lắm, cha mẹ đã tập cho chúng ta từng tiếng nói đầu đời, cha mẹ hun đúc cho chúng ta bước vào đời một cách tự tin, vững chãi. Không những lo cho chúng ta việc ăn ở mà còn lo cho chúng ta về đạo đức. Không những lo cho chúng về đạo đức mà còn lo cho chúng ta có kiến thức để bước vào đời và trở thành một người sống có ích cho xã hội.
Vì vậy, ngày Rằm tháng Bảy Vu lan nghiễm nhiên trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc ta và đã đi sâu vào mạch sống của người dân Việt từ xưa đến nay. Có thể nói, Lễ hội Vu lan mang đậm tính nhân văn sâu sắc, và ngày này được người ta gọi là ngày trở về nguồn. “Cây có cội, nước có nguồn”, cây có gốc bám sâu vào lòng đất thì cây đó mới phát triển to lớn được và ngọn ngành được vững vàng là do từ nơi gốc rễ. Còn nước, khi thấy nó chảy xuống suối, xuống sông, ra biển, thì mình phải biết rằng nó có nguồn mạch của nó, nó xuất phát từ nơi đầu nguồn. Vậy cội và nguồn chính là gốc rễ yêu thương của cha mẹ, chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ trước khi chúng ta nói yêu thương người khác, đó là căn bản làm người. Trong nhà Phật , vào Rằm tháng Bảy có bốn câu như thế này:
“Trung Nguyên ngày hội vọng Vu lan
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Hởi ai là kẻ mang ân nặng
Hãy vận lòng thành đón Vu lan”

Trung Nguyên Rằm tháng Bảy là ngày hội Vu lan của đạo Phật. Bến giác chiều thu, chúng ta có phải là người đang ở bến giác, hay là xa rời bến giác? Nếu ai xa rời bến giác thì người đó không phải là Phật tử. Phật tử tức là con của bậc giác ngộ. Chúng ta nhất định phải ở bến giác hay qua bờ giác, mà giác này là trung tâm của đạo Phật, cho nên gọi đạo Phật là đạo giác ngộ.
Vu lan là dịp những người con mang nặng ân tình, ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ trở về chùa, vận hết tất cả lòng thành để đón mừng lễ hội này bằng một cái tâm chí thành, chí hiếu, chí kính đối với cha mẹ của mình. Cho nên cha mẹ mình còn sống thì đây là dịp may và phước lớn cho chúng ta trở về phụng thờ để lo đáp đền báo hiếu. Đức Phật đã dạy: “Gặp thời không có Phật, nếu ai biết phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật”.
Như vậy rõ ràng cha mẹ ngang tầm với Phật rồi. Tại sao mình cứ phải chạy đầu này đầu kia, vái lạy, cầu khẩn Phật ban phước cho mình, quan tâm đến mình, tạo điều kiện tốt cho mình, mà trong nhà mình có hai vị Phật, đó là cha và mẹ mà mình lại không biết, chính mỗi chúng ta đều có Phật để tôn thờ, đó là cha và mẹ. Vu lan rằm tháng Bảy là ngày chúng ta trở về nguồn cội tổ tông, thi ân, báo ân cho trọn vẹn hiếu đạo làm người. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì không thể nào trở thành người Phật tử chân chánh được. Người xưa đã nói:
“Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ Cha kính Mẹ mới là chân tu.”

Như vậy, không nhất thiết ai cũng phải cần xuất gia mới gọi là chân tu, nếu ở nhà hiếu dưỡng cha mẹ thì đã là chân tu rồi. Còn nếu ai xuất gia mà làm khổ cha mẹ nhiều, thì như vậy đâu phải là người con thật sự, đâu phải là người chân tu. Mong rằng trong lễ hội Vu lan năm nay, chúng ta biết quay trở về sống thật tâm, thật tốt đối với cha mẹ của mình thì ngày Vu lan mới có ý nghĩa thật sự.
Hiếu dưỡng cha mẹ không phải là một sự bắt buộc vô lý, xã hội loài người khác với xã hội loài vật. Con vật khi sanh con cái một thời gian sau khi con nó lớn lên nó không còn nhận ra con của mình nữa, và ngược lại con của nó cũng không còn nhận ra đâu là cha mẹ mình. Chỉ có loài người mới có cái tôn ti trật tự này, mới nghĩ đến việc báo hiếu cha mẹ.
Nếu như ai lớn lên, bất hiếu với cha mẹ thì bị mọi người lên án, đánh đập cha mẹ thì có thể vào tù, hoặc loạn luân với cha mẹ thì gọi là con vật chớ không phải là con người. Rõ ràng chỉ có xã hội loài người mới có đầy đủ trí khôn để lập nên trật tự của xã hội như vậy. Do đó, hiếu dưỡng cha mẹ không phải là do mình bịa đặt để làm khổ cho những người con, mà đây là cái lý đương nhiên mà trí khôn của loài người phải làm như vậy. Nếu làm trái đi thì người ta xem thường và phải chịu hậu quả không tốt về sau. Phật dạy :
Tột cùng điều thiện là hiếu
Tột cùng điều ác là bất hiếu

Như vậy, chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ, nếu nói là điều thiện thì đây là điều thiện tối cao. Điều đó khẳng định rằng, khi hiếu dưỡng cha mẹ một đời, thì người đó về sau khi lâm chung sẽ sanh về cõi Chư Thiên để hưởng phước, còn ai không biết yêu thương phụng dưỡng cha mẹ thì khi chết sẽ bị đọa vào các cõi ác để chịu hình phạt. Ai biết thương yêu cha mẹ chân tình, thì chắc chắn người đó cũng biết đối xử tốt với tình làng, nghĩa xóm, bạn bè, bà con… Còn nếu mình sống tệ với cha mẹ, thì làm sao mình sống tốt với người khác được
Mỗi độ Vu lan về, hình ảnh thân thương của cha mẹ lại hiện lên trong trái tim của những người con hiếu hạnh. Mặc dù kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nhưng thật ra khủng hoảng này tuy vậy không đáng sợ bằng khủng hoảng về đạo đức. Cái này mới đáng sợ nhất trong thế giới loài người. Chúng ta có thể nói dù nền văn minh nhân loại có phát triển đến đâu, thì đạo đức và tình người vẫn được suy tôn. Nếu như đạo đức và tình người không còn, thì xã hội loài người đã tự đào hố chôn mình và bắt đầu đi vào bóng tối.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đạo đức nền móng của cá nhân, gia đình đang xuống cấp. Rất nhiều người tỏ ra thờ ơ, vô cảm, không còn thương cha mẹ nữa. Trên nhiều phương tiện truyền thông chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người con đã ngược đãi cha mẹ, chồng đánh vợ, vợ chồng sống không chung thủy…
Trên thế giới hiện giờ tình trạng bạo lực gia đình cũng đang diễn tiến, nhất là những xã hội, những đất nước ít quan tâm suy tiến về đạo đức, về tình người, thì có thể nói con người rất là tàn ác. Đối với cha mẹ, ruột rà của mình mà mình còn đối xử như vậy, thì thử hỏi người đó bước ra ngoài xã hội họ thật sự làm được gì cho xã hội, mà chính họ là cái họa ương của xã hội.
Gia đình nào cha mẹ sống đạo đức làm gương mẫu cho con cái, con cái sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thì gia đình đó thực sự là hạnh phúc. Những cái gì cha mẹ làm, cha mẹ nói, cha mẹ nghĩ đều có ảnh hưởng đến con cái. Có thể nói xã hội văn minh là xã hội có những con người sống có hiếu, có nghĩa, có tình.
Mùa Vu lan là cơ hội để cho tất cả Tăng Ni, Phật tử tu tập tốt, làm tất cả mọi thiện sự, cúng dường Tam Bảo, giúp đỡ người già neo đơn, xây nhà tình nghĩa, làm mọi việc từ thiện, cứu đời, giúp người… Tất cả đều theo tinh thần “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”, tu làm sao mà ở trên mình phải đền đáp được bốn ơn nặng - Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn chúng sinh, ơn tổ quốc. Đây gọi là “tứ đại trọng ân”. Chúng ta gắng tu để trở thành một người tốt báo đáp được bốn ơn đó, xứng đáng là một công dân tốt với xã hội, là một người Phật tử chân chánh.
Lễ Vu lan đã ăn sâu vào đời sống văn hóa tâm linh của con người. Không những vậy, lễ hội Vu lan đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của cả nhân loại. Lễ hội Vu lan này còn có tác dụng mạnh đến cả những thế giới vô hình. Đến ngày này chúng ta làm tất cả mọi điều tốt, mọi điều lành rồi hồi hướng cho những người đã khuất, hoặc cha mẹ mình, hoặc cha mẹ nhiều đời của mình, hoặc Cửu Huyền Thất Tổ, hoặc những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, tất cả những anh linh bảo vệ hồn thiêng của sông núi…
Tính nhân văn của ngày lễ hội Vu lan rất sâu xa, rất đậm tình, không những loài người mà cả loài vật, không những loài vật mà luôn cho những người đã khuất. Tinh thần của Vu lan là xâu kết tình người, xâu kết tình làng nghĩa xóm, tình đồng bào, tình nhân loại, tình quê hương đất nước. Ngày này cũng suy tiến công trạng của những bậc tiền hiền, có công giữ nước, giữ làng. Có thể nói đây là ngày lễ hội văn hóa tình người.
Đến cuối cùng của lẽ sống chính là sự yêu thương. Và, sự yêu thương đó khởi đầu là cha mẹ đối với con cái, rồi con cái yêu thương cha mẹ. Sự hiếu thảo là điềm lành cho những thành công rực rỡ về sau của con cháu. Chúng ta thường thấy những đứa con sống hiếu thảo lớn lên nếu không giàu có thì cũng là người tốt được mọi người khen ngợi, để lại tiếng tốt cho đời. Những người con hiếu thảo sau này lớn lên, do cái phước của mình thường thành nhân chi mỹvà làm ăn dễ phát đạt, dễ thành công trên đường đời. Còn, những người nào sống bất hiếu, bất nghĩa thì thường hay gặp họa ương, bị mọi người khinh khi, rẻ rúng, xem thường. Nếu có làm điều gì thành công thì cái họa cũng thường kề bên để trả lại cái nhân mà mình đã bất hiếu với cha mẹ.
Có thể nói một cách khẳng quyết rằng, sự hiếu thảo là điềm lành cho hoa trái trĩu nặng. Ngày nay tất cả những người con Phật nhớ lại nguồn cội của mình để quay về nương tựa và làm những điều thiện lành, nuôi lớn tình thương vô ngã vị tha, đề cao chữ hiếu trong lý duyên sinh của nhà Phật, đó là lý tưởng sống cao đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam và các dân tộc tiến bộ trên toàn cầu.
Mùa Vu lan, chính là mùa của yêu thương, trở về và đáp đền ân nghĩa.
“Dù ai buôn bán đâu đâu
Cứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về”

Mùa Vu lan năm Tân Mão (2011)
Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang - Ninh Thuận



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2014(Xem: 4202)
Hình Lễ Vu Lan của Phật Giáo Việt Nam tại Rockhampton, phía Bắc QLD, Chủ Nhật ngày 17-8-2014 năm Giáp Ngọ
21/08/2014(Xem: 5286)
15 giờ 30 sau khi buổi lễ Niệm Phật Đường Viên Âm hoàn mãn Hòa Thượng Phượng Trượng chùa Viên Giác cùng Thượng Tọa Thích Hạnh Nguyện, Đại Đức Thích Phổ Tấn, Đại Đức Thích Hạnh Bổn tiếp tục về chùa Linh Thứu Berlin để dự Đại Lễ Vu Lan. Vào sáng chủ nhật ngày 17.08.2014, như thường lệ 6 giờ tọa thiền, tụng kinh Lăng Nghiêm đến 9 giờ 30 Đại Đức Thích Chúc Từ và Đại Đức Thích Chúc Thành chủ lễ thỉnh Chư Hương Linh tiên tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. chư thai nhi bất hạnh thọ bất thiện nghiệp, tọa vị án tiền.
21/08/2014(Xem: 5407)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, lòng người con Phật bồi hồi nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, nhớ đến gương hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên, nhớ tấm long hiếu kính của Ngài, nhờ uy lực và sức chú nguyện của mười phương chư Phật chư Hiền Thánh Tăng, mà bà Thanh Đề thóat khỏi chốn u đồ khổ não. Thể theo tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật để nhắc thức mọi người trở về cội nguồn tổ tiên hiếu kính đối với những đấng sanh thành Niệm Phật Đường Viên Âm Nurnberg Đức Quốc long trọng tổ chức : Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu.
19/08/2014(Xem: 4505)
Vu Lan năm nay, suốt ba miền, lượng người đến chùa và giới trẻ tham gia, hưởng ứng chương trình Vu Lan khá đông. Những nơi nổi tiếng như chùa Hoằng Pháp, vào ngày 14 –rằm thì không thể chen chân vào chùa cũng như ra về mất đến vài giờ trên đoạn đường chưa đến 1km.
18/08/2014(Xem: 17069)
Nhìn mùa Thu lại sang Lòng con trẻ bàng hoàng Chạnh lòng con nhớ mẹ Trong dịp mùa Vu lan. Ngày con còn thơ ấu Cô giáo dạy đánh vần Mờ a ma sắc má Làm con nhớ song thân.
17/08/2014(Xem: 5270)
Lễ Vu Lan 2014 tại Tăng Xá Bắc Linh, Nam Úc Trụ Trì ĐĐ Thích Viên Trí Chủ nhật 17-8-2014
17/08/2014(Xem: 4221)
Buông đi những chuyện xa xôi Tương lai chưa đến đừng ngồi mộng mơ Sống trong hiện tại nên thơ Phước duyên phải tạo đừng chờ đừng trông Giữ cho thanh tịnh cõi lòng Bớt tham bớt nhiễm bụi hồng ít vương Quay về Tam Bảo dựa nương Ăn chay niệm Phật noi gương Thánh hiền
16/08/2014(Xem: 7524)
Sáng ngày 09 tháng 08 năm 2014 nhằm ngày 14 tháng 07 năm Giáp Ngọ tại tổ đình Từ Đàm, số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế; Ban trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế đã long trọng, trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu Lan và Pháp hội Trai Tăng cúng dường năm Giáp Ngọ - PL.2558. Quang lâm chứng minh tham dự có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Tăng Ni các Ban ngành trực thuộc BTS; chư tôn đức Tăng Ni Phật giáo các huyện, thị xã; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng hàng ngàn Phật tử các giới tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh, thành phố trên cả nước và ở nước ngoài.
16/08/2014(Xem: 6387)
Cụ ông hiếu thảo với mẹ già 113 tuổi TT - Ở Bến Tre có ông cụ 85 tuổi hàng ngày chăm sóc mẹ già 113 tuổi từng miếng ăn giấc ngủ. Cụ Trần Thị Nguy ở xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre năm nay đã tròn 113 tuổi (sinh năm 1901). Người chăm sóc cho cụ Nguy từng miếng ăn, giấc ngủ mấy chục năm nay là con út Nguyễn Văn Đức 85 tuổi và con dâu Phạm Thị Trừ cũng đã bước sang tuổi 75.
13/08/2014(Xem: 5341)
Sáng ngày 5-8 (10-7 Giáp Ngọ), tại chùa cổ Đông Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TT.Thích Hành Tri, trụ trì cùng môn đồ đệ tử đã long trọng tổ chức Lễ Húy nhật lần thứ 5 cố đại lão HT.Thích Huệ Quang, nguyên Thành viên HĐCM GHPGVN, nguyên Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Chứng minh và tham dự có HT.Thích Trí Tâm- thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ TƯ.GHPGVN, Phó Trưởng ban trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Trí Viên- Phó BTS, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh; HT.Thích Nguyên Quang- Phó BTS, Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh; HT.Thích Giác Ngộ- Viện chủ chùa Nam Hải Quan Âm, chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và đông đảo Phật tử tham dự. Lễ Húy nhật cố Đại lão HT Thích Huệ Quang thực hiện theo nghi lễ truyền thống Phật giáo: Lễ niêm hương, bạch Phật, cúng ngọ, tiến Giác linh Tổ, tiến linh, thí thực cô hồn, lễ cúng dường trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]