Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan và tinh thần chuyển hóa

11/04/201311:23(Xem: 4846)
Vu Lan và tinh thần chuyển hóa

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Vu Lan và tinh thần chuyển hóa

Minh Mẫn

Nguồn: Minh Mẫn



Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam.
Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
Phần lớn ít ai phân biệt các phân đoạn đó trong mùa Hiếu hạnh, họ cứ gộp chung lại gọi là mùa cô hồn. Đối với Phật tử, Vu Lan là mùa báo hiếu cho cửu huyền thất tổ quá vãng, song đường tại thế bằng nhiều hình thức: “cầu siêu, cầu an, bố thí cúng dường, chẩn tế bạt độ…Truyền tích về Mục Liên Thanh Đề cũng nhắc nhở tín đồ Phật giáo về hạnh hiếu đó, liên tưởng đến thập loại cô hồn của Nguyễn Du, vể “Tứ trọng ân” đối với cuộc sống xã hội; Như vậy, mùa Vu Lan không chỉ là mùa báo hiếu, mùa ân tình đối với vạn loại chúng sanh, mà còn là mùa trưởng dưỡng công đức và nội tâm quán chiếu. Đồng thời, suốt ba tháng an cư của Bắc Tông để kết thúc vào tháng bảy, là lúc ruộng phước phủ tràn màu mỡ để quần chúng gieo vào hạt giống phước điền; Nhờ nội lực đó mà sức chú nguyện của chư Tăng đến với kẻ còn người mất được triêm ân phước báu. Đó là tinh thần tự lực và tha lực hỗ tương cho nhau về sự tướng. Từ lý tánh của Phật giáo, triển khai đến sự tướng để tương thich với căn cơ sinh chúng, bởi Đức Phật từng dạy, hoằng pháp qua nhiều hình thức, không ngoài: “khế lý-khế cơ- khế thời” Mỗi quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Bắc truyền đều có một hình thức báo hiếu khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là một. Chính vì thế mà Phật giáo Bắc tông biến thiên muôn hình vạn trạng, lan truyền du nhập một cách uyển chuyển. Sự tướng là thế, nhưng lý tánh thì sao?
Rất nhiều tín đồ Phật giáo thiên hướng đến Thiền tông hoặc những pháp môn khác, họ khó hiểu về khoa nghi chẩn tế, thí thực cô hồn, liệu có thích hợp với tinh thần vô tướng, vô tác của nhà Phật? Từ đó, họ đặt vần đề xá tội vong nhân và những nghi lễ liên quan đến mùa Vu Lan tháng bảy hàng năm. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu không đồng thuận “Vu Lan Bồn” dịch ra là “Cứu Đảo Huyền” từ nguyên ngữ của Pali hay Phạn ngữ, lối dịch như thế ảnh hưởng tinh thần văn ngữ của Mạnh Tử về hình phạt treo ngược đầu. Nều cứ đào sâu về sử liệu, cũng chỉ làm sáng tỏ một góc độ nào đó cho từ vựng Vu Lan, nhưng càng làm tối tăm cho kẻ hậu học muốn trực chỉ “kiến tánh” về ý nghĩa mùa xá tội, mùa báo hiếu, mùa độ sanh.
Suốt hơn 45 năm hành hóa, ngoài việc Thiền định và pháp thí, đức Phật chưa từng làm sám chủ chẩn tế bạt độ, chưa từng khuyến hóa dùng kinh điển làm phương tiện đảo nghiệp chúng sanh, mà chỉ hướng dẫn chúng sanh thoát nghiệp tự thân bằng học tập thực hành theo giáo điển. Suốt 9 tháng du hóa, an cư vào dịp sinh vật nhỏ bé sanh sôi nẩy nở trong mùa mưa, Phật dạy chư Tăng nên cấm túc để nỗ lực hành trì trong ba tháng, vừa trưởng dưỡng nội lực, vừa tăng trưởng tuệ giác xứng với vị thế của bậc Ứng Cúng, Bố Ma, phá ác…Từ đó là ruộng phước cho của cúng dường nở hoa. Trong ba tháng đó, chư Tăng không những dừng lại bước du hóa, mà còn dừng lại mọi niệm tưởng, trụ vào giới đức để chuyển hóa nội tâm. Chư Tăng chưa đạt Thánh quả, vẫn còn nhiều mộng tưởng, đó là mầm móng phạm tội. Cho dù đạt Thánh quả như Alahan, theo Kimura Taiken trong bộ Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, còn mang xác phàm, vẫn còn bị mộng tinh do tập khí quá khứ tồn đọng. Như vậy, trong ba tháng chuyên cần, chấm dứt mọi vọng niệm, không có cơ hội cho tập khí sanh khởi, như trăng không bị mây che, không dẫm lên vi tế chúng sanh tánh nội tâm, từ đó công đức nở hoa. Trong Phật giáo không có chữ hủy diệt mà chỉ có từ chuyển hóa. Quá trình hành trì là quá trình chuyển hóa; ngọn đèn chiếu đến đâu là bóng tối được chuyển hóa thành ánh sáng đến đó. Suốt 9 tháng sinh hoạt trong cộng đồng xã hội, ai không từng khởi niệm bất tịnh? Ai không từng sân đố khởi sanh? Ba tháng an cư là thời gian nhìn lại chính mình, tự chuyển hóa những tập khí cố hữu và ngăn ngừa tạp niệm phát sanh. Thiền định là ngọn đèn chiếu rọi mọi ngõ ngách tâm hồn, chận đứng mọi cỏ dại và làm ung thối mọi hạt giống xấu. Trong mỗi tề bào hiện hữu là hiện hữu chủng tử của cha mẹ ông bà nhiều đời. Tâm thức chuyển hóa là các tế bào được chuyển hóa, nghĩa là cửu huyền được siêu sanh khỏi ô tạp tăm tồi. Năng lực chuyển hóa tác động đến tâm nguyện cúng dường của thí chủ. Một tín thí tuyệt đối tin vào thần lực Tam Bảo qua ba tháng kiết hạ, thanh tịnh tâm, tín nguyện tâm đó cũng là hạt nhân chuyển hóa đời sống tự thân và tác động đến thân bằng quyến thuộc theo lý tương duyên; không những bảy đời quá vãng của thân bằng quyến thuộc mà chúng sinh tánh trong mỗi người con Phật cũng được chuyển hóa phóng sanh thóat khỏi tư tưởng tăm tôi từ địa ngục sân hận tham dục si mê. Bố thí, cúng dường là hành trạng tâm lý buông xả, cầu siêu bạt độ là thể hiện từ tâm. Sự tướng mà thiếu lý tánh, sẽ không đạt kết quả mà còn tốn kém vô lý. Vì thế không thiếu trai đàn chẩn tế mà cô hồn vẫn đói khổ, vẫn van xin. Lý tánh mà thiếu sự tướng sẽ không sáng tỏ ý nghĩa của việc cầu nguyện, chuyển hóa của mùa Vu Lan. Không quá đáng gọi mùa Vu Lan là mùa chuyển hóa để quần chúng khỏi ám ảnh về một trạng thái mê tín, ồn áo. Tánh chuyển hóa thì tướng cũng sáng tỏ, hoàn cảnh sống chung quanh cũng được mặc vào lớp áo thanh thản, tự tin.
Các chùa, ngoài việc chẩn thí, an cư, cần đưa “sự và lý” song song cho quần chúng nắm vững tinh thần Vu Lan. Thời đại khoa học, làm sao họ tin hình phạt treo ngược đầu nơi địa ngục nếu họ không hiểu đó là biểu hiện tâm lý tội phạm mà kẻ phạm tội luôn ám ảnh tâm hồn bị dằn vật đảo ngược mọi đạo đức xã hội nơi tâm hồn họ.
Và : “ Phải toan sắm sửa chớ chầy, đồ ăn trăm món trái cây năm màu…” không phải một yêu cầu quá đáng khi mà cuộc sống cơ cực của người dân Ấn xa xưa cũng như hiện nay có thể đáp ứng, đó là tinh hoa nội tâm của mọi người được huyển hóa theo Duy thức Học, khi “Hàm Tàng Thức” chuyển thành “Bạch tịnh thức”thì trăm pháp của tâm sở cũng được chuyển hóa, cơ thể vật lý thanh tịnh, Ngũ Tạng là hoa quả năm màu dâng hiến cho tự tánh Tam Bảo trong mùa Vu Lam.
Minh Mẫn
07/8/2011



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2024(Xem: 1678)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
15/08/2024(Xem: 2855)
Mùa Vu Lan-Báo Hiếu lại trở về với người con Phật giữa mùa đông lạnh giá của Melbourme, Úc Châu. Lâu lắm rồi Tây lịch mới có một ngày Chủ Nhật rơi đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch như năm 2024 này. Rằm Tháng Bảy là ngày lễ đặc biệt thiêng liêng với 3 ý nghĩa như sau: 1/Ngày Phật Hoan Hỷ: Ngày Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày Tăng thọ tuế, ngày Phật hoan hỷ, vì trong 7 chúng đệ tử, hàng Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni sau 3 tháng cấm túc ở yên một chỗ, tu tập Giới Định Tuệ tam vô lậu học, đào luyện đạo tâm, ôn tầm kinh điển. Do đó, Chư Tăng Ni nào bắt đầu an cư kiết hạ vào ngày 15/4 âm lịch và mãn hạ vào ngày 15/7 âm lịch, thì được tính một hạ lạp tức thêm một tuổi hạ. Đức Phật mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi ngày này là ngày Phật hoan hỷ
15/08/2024(Xem: 1196)
Nhân mùa Vu Lan Thắng Hội – Pl. 2568, vào sáng ngày mồng 9 tháng 7 năm Giáp Thìn (12/8/2024), chùa Sắc Tứ Minh Thiện (X. Diên Lạc, H. Diên Khánh) đã trang nghiêm thiết lễ “Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng”, hồi hướng công đức báo đáp Tứ ân, đồng thời cầu siêu cho Cửu huyền thất Tổ, bá tánh chư hương linh vãng sanh Tịnh độ.
15/08/2024(Xem: 1446)
Mùa Vu Lan năm nay, chư Tăng Tổ dình chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa – Nha Trang đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Tri Ân suốt 15 ngày của tháng 7 âm lịch tại các chùa trong tỉnh trực thuộc Tổ đình như chùa Hoà Tân (X. Cam Tân, H. Cam Lâm), chùa Bảo Sơn (X. Suối Cát, Cam Lâm), chùa Kỳ Viên Khánh Phú (X. Khánh Phú, H. Khánh Vĩnh).
14/08/2024(Xem: 937)
1). Bài “ Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”- Thích Đạo Thông giảng lễ Vu Lan Chùa Hưng Long 4/8/2024. Ước vọng duy nhất là mọi người hiểu biết chữ Hiếu chân chính rõ ràng trí tuệ sáng ngời và làm tròn Hiếu Đạo Cha Mẹ để giữ gìn phước đức bản thân, gia đình và góp một phần cải thiện xã hội tốt đạo đẹp đời hiện tại và nhiều đời tương lai.
12/08/2024(Xem: 1010)
Sáng ngày 11/08/2024, Niệm Phật Đường Đức Hải, Launceston, Tasmania, Úc Châu, đã long trọng tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2568 với sự chứng minh của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân, Trụ Trì Tu Viện Như Ý, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, và Ni Sư Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của khá đông quý đồng hương, Phật tử tại bang Tasmania".
12/08/2024(Xem: 1404)
Truyền thống văn hoá Đông và Tây phương rất tương hợp! Ngày của Cha, ngày của Mẹ và ngày hoa Hồng cài áo vinh danh Trong việc tri ân báo hiếu đấng sinh thành Đều cùng một mục đích “đề cao sự giáo dưỡng ”!
10/08/2024(Xem: 1429)
Vu Lan lại về, bên bếp nhà xưa Con ngồi nhớ Mẹ những mùa mưa qua Mái hiên khói phủ mây nhòa Trời quang gió lạnh dây hoa cội dừa Thương con chốn ngủ, giường thưa Những nơi thấm ướt Mẹ chừa, Mẹ mang
10/08/2024(Xem: 2724)
Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ. Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi vào phần niêm luật, xin được ghi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]