Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ

11/04/201311:18(Xem: 5605)
Tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ

Thích Thanh Lương

Nguồn: Thích Thanh Lương

Hiếu hạnh, chuẩn mực của đạo đức từ bao đời vẫn luôn tồn tại trong tư duy của nhân loại, là nền tảng căn bản của luân lý xã hội. Dù cho anh thuộc sắc tộc nào, dù cho chị theo tôn giáo nào, dù cho em là ai, thì hạnh hiếu vẫn luôn là đích đến của tiến trình hoàn thiện nhân cách, nó được xem là 'gốc của đạo đức, gốc của lòng nhân ái'. Đạo Phật, con đường hướng đến giác ngộ giải thoát, vẫn luôn lấy hiếu hạnh làm đầu – "đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu'. Từ cái nhìn tổng quát, muốn làm Phật, một bậc chí tôn chí kính, tiên quyết nhất người Phật tử cần phải hoàn thiện nền tảng căn bản của đạo đức xã hội, đó chính là tinh thần từ hiếu đối với hai đấng sinh thành. Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Thế Tôn đã từng dạy rằng:
'"... Có hai hạng người, nầy các tu sĩ, Ta nói không thể trả hết ơn được. Đó là Cha và Mẹ. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi cũng chưa trả ơn đủ cho cha mẹ. Nếu có phụng dưỡng cha mẹ với mọi báu vật trên trái đất nầy cũng chưa trả ơn đủ. Vì sao thế? Vì rằng cha mẹ đã bỏ nhiều công sức cho con cái, nuôi dưỡng chúng cho đến lúc lớn khôn, và dẫn dắt chúng vào trong đời nầy.'
Thực tế xã hội ngày nay chúng ta thấy tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng tăng. Những hành vi cư xử thiếu đạo đức của các em đã nhiều lần làm cho hai đấng sinh thành phải đau, phải xấu hổ. Thực tế đó đưa đến kết luận rằng, các em vẫn chưa thương yêu cha mẹ mình thấu đáo, chưa thấm nhuần tư tưởng hiếu hạnh mà muôn đời tổ tiên ông bà đã để lại. Dưới cái nhìn của một tu sĩ Phật giáo, tôi cho rằng hiếu hạnh của con trẻ cần phải được giáo dục và tưới tẩm hằng ngày qua các hoạt động của cuộc sống trong gia đình và xã hội. Từ suy nghĩ đó, bài viết dưới đây sẽ đệ trình một vài phương pháp nhằm tưới tẫm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ theo tinh thần mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy.

1. Giúp con nhận thức đúng đắn và sâu sắc về chữ 'hiếu' theo tinh thần của Phật giáo:

Có thể nói hầu như các tôn giáo, các trường phái triết học, dù Đông hay Tây cũng đều đề cao hiếu hạnh, bởi nó là chuẩn mực của đạo đức, của nhân cách. Tuy nhiên, do quan điểm nhận thức của mỗi cá nhân trong mỗi cộng đồng khác nhau mà hiếu hạnh được hiểu và thực hiện theo những phương cách không giống nhau. Lẽ thường, gần như mọi người đều hiểu, 'hiếu' là 'bổn phận' là 'trách nhiệm'. Điều đó có nghĩa là làm con thì phải hiếu dưỡng cha mẹ, đấy mới là 'đạo làm con'. Chẳng hạn trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Tuy nhiên, trên tinh thần của đạo Phật, việc hiếu dưỡng hai đấng sinh thành vượt lên trên cả bổn phận, vượt lên trên cả nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, mà đó là nhu cầu của tình thương. Nói cách khác, lo lắng, thăm viếng cha mẹ xuất phát từ tình thương yêu tôn kính của con dành cho cha mẹ. Ý niệm thương yêu đó đòi hỏi người con mong muốn có cơ hội để hiếu dưỡng cha mẹ. Như ca dao cũng có nói:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con
Sự khác biệt giữa bổn phận và tình thương tạo nên một khoảng cách rất lớn trong hành vi cư xử. Chẳng hạn khi chúng ta làm một điều gì đó chỉ vì bổn phận thì chắc chắn sự thành tựu sẽ có phần hạn chế, 'làm lấy rồi'. Ngược lại, chúng ta làm vì sự đam mê, làm vì tâm chân thành thì thành quả của nó thật không giới hạn. Cũng vậy, hiếu dưỡng cha mẹ vì nhu cầu của tình thương, được lo lắng, thăm viếng cha mẹ là một niềm tự hào, là nguồn thương yêu vô hạn, là cách thức kiếm tìm hạnh phúc của con cái, thì sự hiếu dưỡng đó mới được trọn vẹn, bởi vì "Cha mẹ là niềm phúc đức và niềm an lạc cho con cái. Cha mẹ là một nửa hồn và máu huyết của con cái. Cha mẹ đã đóng góp đời mình cho sự trưởng thành của con cái. Cha mẹ là tất cả, là của con và vì con". (TT. Thích Nhật Từ, Chữ hiếu trong ca dao Việt nam và trong kinh điển Phật giáo)
Trên tinh thần hiếu dưỡng như vậy, người con hiếu trong đạo Phật không chỉ biết phụng dưỡng cha mẹ về của cải vật chất mà còn tận tình chăm sóc đời sống tinh thần cho cha mẹ thích ứng với chánh pháp mà Phật dạy. Một người Phật tử biết từ hiếu với cha mẹ trước tiên bản thân của người ấy biết sống đời phạm hạnh, từ lời nói đến việc làm phải biết tự hoàn thiện về nhân cách đạo đức. Có như thế mới làm cho cha mẹ vui. Ý nghĩa đó được được ghi lại trong Sám pháp Mục Liên như sau: "Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên".
Hơn thế nữa, người Phật tử hiếu hạnh còn biết hướng cha mẹ tu nhân tích đức, hành thiện, bố thí, trì giới … để cha mẹ có thể tự mình được an lạc và giải thoát muôn đời như đức Phật đã dạy: "Hiện tiền đại chúng thiện nam tín nữ phải phát hiếu tâm cúng dường cha mẹ, khuyên tu thập thiện, cùng chứng đạo quả, cùng thành bồ-đề, đời này an vui, đời sau hạnh phúc". (Sám Pháp Mục-Liên). Như thế, hiếu dưỡng theo tinh thần của đạo Phật được hiểu như là một pháp tu. Một người con hiếu, không chỉ biết tu tập, hành trì giới luật để tự hoàn thiện mình, mà còn biết khuyến hóa cha mẹ cùng tu tập để hướng đến hạnh phúc chân thực. Ý nghĩa đó một lần nữa được đức Thế Tôn nhấn mạnh trong kinh Báo Ân Cha Mẹ như sau: "Chư vị Phật tử ! Các người muốn báo ân cha nghĩa mẹ thì phải thân hành sao chép trì tụng, thực hành kinh này. Phải biết sám hối tội lỗi cho cha mẹ, bằng cách khuyến khích cha mẹ thực hành chánh pháp tối thượng. Phải vì cha mẹ mà giữ tịnh giới, mà làm bố thí, làm hạnh lợi tha. Làm được như vậy mới là hiếu tử." (Kinh Báo Ân Cha Mẹ, H.T Thích Trí Quang dịch)

2. Gìn giữ truyền thống đạo đức gia phong:

Cùng với việc giúp con hiểu ý nghĩa chữ "hiếu" trong đạo Phật, để vun tưới hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ thì sự giữ gìn truyền thống đạo đức gia phong luôn đống vai trò vô cùng quan trọng. Trong truyền thống đạo đức đó, tinh thần tri ân và báo ân đối với tổ tiên ông bà luôn là nền tảng vững chắc cho các thế hệ con cháu noi theo. Chẳng hạn, nhân các ngày kỵ giỗ trong gia đình, các kỳ chập mộ, lễ mừng thọ … dù bận rộn và xa xôi thế nào, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện đưa con về dự lễ. Dự lễ như vậy giúp con trẻ hiểu rõ về nguồn cội, ý thức về quê hương xứ sở, về tình huyết thống, về vốn liếng tâm linh của đại gia đình. Đặc biệt, đối với những gia đình theo đạo Phật, chúng ta nên cung thỉnh chư tôn Thiền đức chủ hành pháp sự, tiến hành lễ cầu siêu vào ngày húy kỵ và cầu an vào các lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong gia tộc. Những buổi lễ như vậy, cung thỉnh chư tôn đức giảng giải thêm cho các thế hệ con cháu hiểu về ý nghĩa hiếu hạnh, và cách thức báo hiếu. Đối với những gia đình không có điều kiện cung thỉnh chư tôn Thiền đức hay những gia đình không theo đạo Phật thì chúng ta cũng nên nhân các hoạt động truyền thống đó để dạy con cháu biết hiếu dưỡng ông bà cha mẹ, như là cách thức để tiếp nối mạng mạch tâm linh của gia tộc.
3. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm, là nơi nương tựa vững chắc cho con trẻ:
Để dạy con biết hiếu thảo, hay các hành vi đạo đức khác, việc xây dựng một tổ ấm gia đình có ảnh hưởng rất lớn, bởi đó là nơi nương tựa cho con trẻ. Nếu gia đình không còn là nơi cư ngụ yên ổn thì con trẻ khó có thể hình thành được những hành vi cư xử chuẩn mực huống hồ là hiếu kính mẹ cha. Cho nên người ta thường cho rằng gia đình là trường học đầu đời cho con trẻ.
Trong gia đình hạt nhân truyền thống của người dân Việt Nam bao gồm hai thế hệ: cha mẹ và con cái. Hạnh phúc nảy mầm từ mối quan hệ giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái, và mối quan hệ giữa các anh chị em với nhau. Để có một tổ ấm gia đình thực sự, quan trọng nhất cha mẹ phải dành nhiều thời gian gần gủi, quan tâm nhau, dành nhiều thời gian để lắng nghe và hiểu biết những tâm tư của con trẻ, nhất là khi con bước vào tuổi vị thành niên. Cha mẹ nên dạy các con biết sống hòa thuận với nhau trong tình huyết thống cao thâm.
Đối với những gia đình có truyền thống Phật giáo thì thật là tốt khi biết áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày trên tinh thần cùng nhau tu tập nhằm hướng đến hạnh phúc chân thực. Mỗi thành viên luôn tự ý thức thực tập hạnh lắng nghe và nói lời ái ngữ. Lắng nghe bằng cả con tim chân thành và thấu hiểu thì chắc chắn có thể làm vơi đi những xung đột trong cuộc sống gia đình. Được như vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày một gần gủi và gắn bó hơn. Sống trong một gia đình ấm cúng như thế, việc tưới tẩm hạt giống hiếu hạnh trong con trẻ chắc chắn sẽ dễ dàng, bởi lúc đó "hiếu thảo không chỉ thể hiện tình yêu thương với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ". (TS Đinh Phương Duy – Hiếu thảo, giá trị muôn đời của con người).

4. Cha mẹ luôn tự ý thức xây dựng mình thành những tấm gương hiếu hạnh cho con cái noi theo:

Trong nền giáo dục Phật giáo, 'thân giáo' vẫn luôn được xem là hình thức giáo dục quan trọng nhất trong ba hình thức: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi lẽ dù cho chúng ta có nói lý thuyết hay đến mấy mà bản thân không tự thực hiện thì xem như những lời nói suông, những sáo ngữ mà thôi.
Trong đời sống gia đình, những hành vi cư xử hằng ngày của cha mẹ luôn là những bài học sống động, có ý nghĩa quyết định đến hành vi đạo đức của con cái sau này. Đơn giản rằng trẻ con thì thường rất thích bắt chước. Thấy cha mẹ làm gì thì thường làm theo. Sự bắt chước đó dần dần sẽ hình thành nên thói quen đạo đức trong con trẻ. Do vậy, nếu muốn dạy con hiếu kính với ông bà cha mẹ thì bản thân cha mẹ cũng phải biết hiếu kính ông bà của mình. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con trẻ noi theo. Điều này đã từng được N.I.Novicop phát biểu rằng: "Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ bằng quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng tấm gương của cha mẹ và thầy cô".

5. Khuyến khích con bày tỏ tình thương yêu với người thân trong gia đình nhằm hình thành thói quen hiếu thảo cho con:

Nói chung cuộc sống gia đình luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi đạo đức và tư duy của con trẻ sau này. Cho nên, việc khuyến khích con trẻ bày tỏ tình thương yêu của mình với ông bà, cha mẹ và các anh chị em cũng giúp hình thành thói quen thương yêu và hiếu thuận của chúng. Tuy vậy, nhìn chung trong các gia đình Việt Nam gần như mọi người cảm thấy khó khi thốt lên một lời yêu thương với người thân. Câu nói 'Mẹ ơi! Con thương mẹ lắm!', 'Ba ơi! Con thương ba lắm!', 'Anh ơi! Em thương anh lắm!', hay 'Chị ơi! Em thương chị lắm!' gần như là khó khăn để mở lời đối với họ. Điều này có lẽ xuất phát từ cách nghĩ, yêu thương chỉ nên giấu kính trong lòng chứ không cần phải nói ra thành lời. Tuy nhiên tôi thì không hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Ngược lại tôi cho rằng, việc thể hiện ra bằng lời nói, bằng hành động, và bằng cả tấm lòng thì cha mẹ cũng như người thân mới cảm nhận trọn vẹn được. Chắc chắn khi ba mẹ và người thân của chúng ta nghe được những lời thổ lộ yêu thương như vậy thì họ sẽ vui mừng lắm!. Có một lần tôi dạy tiếng Anh cho một nhóm 20 học sinh lớp 6. Hôm đó sắp đến ngày Vu Lan, tôi muốn gợi nhắc các em về cái ngày trọng đại này, ngày dành cho cha và mẹ của mình. Tôi chuẩn bị 20 tấm thiệp và bao thư rất trang trọng. Sau giờ dạy, tôi dành khoảng 30 phút nói chuyện với các em, và khuyến khích các em nói lời yêu thương với hai đấng sinh thành. Tôi phát cho các em mỗi người mỗi tấm thiệp và bao thư để các em viết lên đó những gì ngọt ngào nhất dành cho cha mẹ và ký tên phía dưới. Tôi thu lại những tấm thiệp. Đêm đó trở về phòng, tôi ngồi một mình và đọc những dòng chữ rất ngây ngô và dễ thương đến lạ. Tôi ngập tràn một niềm xúc cảm khó tả và nghĩ rằng cha mẹ của các em chắc chắn sẽ hạnh phúc khi đọc được những lời yêu thương do chính nét bút ngoạch ngoạc của những đứa con yêu quý mình viết lên. Tôi quyết định dán lại từng phong thơ rất kính cẩn và gửi đến từng phụ huynh của các em nhân mùa Vu Lan năm đó. Kết quá, chỉ ngay lúc nhận được những tấm thiệp chúc mừng, phụ huynh đã gọi điện cho tôi rất nhiều. Họ đã bày tỏ niềm hạnh phúc đến ngập tràn tâm hồn tôi. Không có mặt ở mỗi gia đình, nhưng qua các cuộc điện đàm tôi đã cảm nhận được một hơi ấm thương yêu từ những đứa học trò bé nhỏ của tôi. Từ đó, tôi vẫn thường khuyến khích các em nên làm như vậy không chỉ vào ngày lễ Vu Lan, mà còn vào các ngày đặc biệt khác như mồng 8 tháng 3, ngày 20 tháng 10, và những ngày sinh nhật của ba của mẹ… Khuyến khích thổ lộ tình cảm như vậy chắc chắn sẽ tưới tẩm lên hát giống hiếu hạnh của con trẻ rất nhiều.

6. Nêu cao những tấm gương hiếu hạnh qua các câu truyện kể:

Trẻ con thì thường rất thích nghe kể chuyện. Kể chuyện không những là cách xây dựng tình thân giữa cha mẹ và con cái mà còn là cơ hội để dạy con những bài học đạo đức. Gần gủi và kể cho con những câu chuyện cổ tích về những tấm gương nhân đức và hiếu thảo cũng là một trong những hoạt động nhằm tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con. Trong kho tàng truyện cổ Phật giáo có rất nhiều câu chuyện như vậy, chẳng hạn như những câu chuyện về tấm gương hiếu thảo của ngài Mục Kiền Liên, của ngài Xá Lợi Phất và đặc biệt là những câu chuyện về gương hiếu hạnh của đức Thế Tôn. Sau khi kể những câu chuyện đó, cha mẹ nên cố gắng phân tích và nêu cao những gương hiếu để gợi nhắc con cái về bổn phận của chúng đối với ông bà cha mẹ. Đôi lúc cha mẹ cũng nên để con trẻ tự đọc những câu chuyện trước, rồi ngồi lắng nghe con kể lại. Việc để cho trẻ làm như vậy sẽ in sâu hơn trong tâm trí chúng về hành vi hiếu hạnh của các nhân vật trong truyện và tự rút cho mình những bài học quý giá.
Tóm lại, giáo dục tinh thần hiếu thuận cho con trẻ là một việc làm rất cần thiết. Việc làm đó nên được tưới tẩm thường xuyên thông qua các hoạt động đời thường nhất đến các sự kiện trọng đại trong cuộc sống gia đình cũng như cộng đồng xã hội. Khi con trẻ ý thức về hiếu hạnh, khi chúng biết thương mẹ kính cha, và biết cố gắng không làm cho cha mẹ buồn thì chắc chắn rằng các em sẽ luôn phấn đấu để trở thành những con người tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội sau này. Đối với những gia đình Phật tử, việc áp dụng và nêu cao những tấm gương hiếu hạnh trong kinh Phật thực sự là hữu ích cho quá trình tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con. Thường xuyên đưa con đi chùa, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn như Vu Lan luôn là cơ hội để giúp con hiểu một cách sâu sắc tinh thần hiếu hạnh trong đạo Phật. Cuối cùng, việc giáo dục hiếu đạo cho con nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, đơn giản là vì con nhỏ thường dễ uốn nắn hơn. Điều này đã được Nguyễn Trãi nói đến trong Gia Huấn Ca rằng:
'Khai tâm từ thuở thiếu niên
Hiếu kinh tiểu học đọc liền cho xong'

Tu Viện Vạn Hạnh, Mùa An Cư Kiết Đông PL. 2555,






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2021(Xem: 8970)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
13/08/2021(Xem: 3923)
Kính dâng Thầy hai bài thơ chia sẻ tâm tư con trong mùa Vu Lan báo hiếu này để tự an ủi mình và để cầu nguyện cho mọi chúng sanh đều được giải cứu khỏi nạn tai nhất là các biến thể của đại dịch thế kỷ càng ngày càng xuất hiện kinh khiếp hơn thêm .Kính chúc Thầy và toàn thể đạo tràng một mùa Vu Lan Báo hiếu thật tịnh lạc , HH Thẩm sâu lời dạy ...mang kiếp người đại phước ! Bâng khuâng nhìn thư pháp ... dĩ vãng xa xăm Rằng “ Thương cha ...xuôi ngược giữa dòng Mẹ yêu ...tất tả gắng gồng nhiều năm “ Ôi! Ơn nghĩa sinh thành khó làm sao đền đáp !
09/08/2021(Xem: 4227)
Dù, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”) và Lễ hội Vu Lan đã trở thành lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội này không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại hoặc nếu có đủ phương tiện mỗi đêm đến chùa tham dự thời kinh Vu Lan, Báo Ân thường tổ chức từ mồng một đến rằm tháng 7 . HT Thích Minh Châu trong một bài pháp thoại năm nào tại chùa Xá Lợi (VN) : " Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời m
05/08/2021(Xem: 11190)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2565 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 22/8/2021) Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2021 lại trở về với người con Phật Úc Châu trong lúc tiểu bang Victoria của chúng ta đang bị phong tỏa, mọi người phải ở yên trong nhà để giúp ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Dù vậy, nhưng trong tận thâm tâm của người con Phật đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ thân, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho bão táp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường. Trên tinh thần này, Tu Viện Quảng Đức sẽ khai kinh, thọ trì Kinh Vu Lan Báo Hiếu và Kinh Địa Tạng, mỗi ngày lúc 7pm, từ ngày mùng 01 đến ngày Rằm tháng 07 âm lịch Tân Sửu (nhằm ngày Chủ Nhật 08/08/2021 đến ngày Chủ Nhật 22/08/2021). Và tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, nếu chính phủ tiểu bang Victoria mở cửa cho phép sinh hoạt bình thường, Tu Vi
03/08/2021(Xem: 9176)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với những người con Phật trên toàn thế giới nói chung và tại Úc Châu nói riêng, trong lúc nạn dịch Covid vẫn còn đang tiếp tục hoành hành khắp nơi, gây bao cảnh đau thương tang tóc, kéo dài hơn 1 năm, nên mọi sinh hoạt xã hội vẫn chưa được trở lại bình thường. Tại tiểu bang Victoria của chúng ta lúc này tuy mức độ lây lan đã giảm thiểu, nhưng vẫn còn áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Do vậy, số Phật tử đến chùa sinh hoạt vẫn còn hạn chế. Nhưng dù thế nào, cứ đến mùa Vu lan thì trong tận thâm tâm của người con Phật, đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ phụ, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho báo đáp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường.
01/08/2021(Xem: 3045)
Nước Mỹ vừa trải qua 17 tháng bị phong tỏa và được mở cửa trở lại tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên đất nước này vẫn chưa hoàn toàn trở lại mọi sinh hoạt như xưa. Tâm lý khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn đọng lại nơi người dân. Chùa viện Phật giáo cũng chịu đựng nhiều khó khăn suốt mùa đại dịch, đặc biệt các ngôi chùa đang xây dựng hay mới thành lập trong giai đoạn này. Giáo Hội xin cung thỉnh tất cả liệt quí vị dành một phút nhất tâm chú nguyện và chia sẻ nỗi đau thương lớn lao này, trong đó có quê hương Việt nam. Giáo hội xin cảm niệm công đức của toàn thể Tăng Ni và Phật tử đã nhẫn chịu suốt mùa dịch của thế kỷ. Đối diện với sợ hãi, tang thương và khốn đốn của cuộc sống hiện nay, xin chúng ta cùng suy nghiệm:
01/08/2021(Xem: 6296)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
01/08/2021(Xem: 9256)
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, cùng mọi tiện nghi, của cải vật chất cũng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
25/07/2021(Xem: 4166)
TƯỞNG ĐẾN ÂN MỤC KIỀN LIÊN ÂN thâm phụ mẫu sánh bằng non ĐẠI đức Mục Liên giữ vẹn tròn HIẾU thảo bát cơm dâng đến mẹ MỤC thân thấu tỏ nỗi lòng con KIỀN tâm cố giữ niềm trung hiếu LIÊN kết gắng gìn dạ sắt son BỒ phổ độ sanh tròn bổn nguyện TÁT lai vĩnh kiếp tiếng thơm còn!
25/07/2021(Xem: 3904)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]