Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời của Mẹ

11/04/201311:14(Xem: 4953)
Lời của Mẹ


me_conTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Lời của Mẹ

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Bé Phương chạy quanh quẩn trong sự chăm nom đầy tình thương yêu của Mẹ. Sống ở một miền quê, cách thành phố nhộn nhịp huyên náo không xa, nhưng với mật độ dân cư thưa thớt lúc bấy giờ, nơi đây trở nên trống vắng, cảnh thôn dã về đêm cô liêu tịch lặng. Mỗi khi hoàng hôn phủ xuống, những ngọn đèn dầu leo lét được thắp sáng, sự yên tĩnh của khí trời cùng hòa quyện tiếng kêu xa của loài côn trùng rĩ rả. Tiếng gáy vọng của vài chú dế và tiếng gọi nhau đưa đẩy của vài chú cóc nào đó bên bờ ruộng hòa lẫn vào nhau để tạo nên một khúc hòa tấu sơ khai của đất trời.
Bé Phương rất sợ hãi khi những âm thanh hòa quyện đó được cất lên, em có cảm giác ghê rợn, tưởng chừng xung quanh em là cả một mối đe dọa khủng khiếp. Khi nghe những âm thanh ấy, bé Phương nghĩ rằng em đang lạc vào một thế giới riêng biệt, một thế giới không cùng với thế giới loài người. Tuổi thơ, Phương chưa đủ nhận thức để đắm mình trong suy tư về một thế giới bên ngoài bao la, rộng lớn. Thỉnh thoảng mỗi buổi sáng thức dậy sớm, Phương theo mẹ quét những chiếc lá rơi từ cây cổ thụ trước nhà, nhặt những cánh lá già yếu ớt, không đủ sức để chống chọi với đất trời, đành rơi rụng lả tả trước những cơn gió lớn cuốn phăng chúng tối qua.
Đôi chim nào đó, trên đường xa ngàn dặm bay ngang qua không tìm được chỗ trú chân, đành dừng bước, những đôi cánh mềm mại ấy mệt mỏi từ phương trời nào đến, chới với, tạm dừng chân trên mái hiên nhà của Phương tối qua, cất tiếng hót trong khí trời ban mai lảnh lót, âm thanh của chúng nhẹ nhàng cất lên khiến Phương trở về với thực tại. Bé nhìn chúng và nói với Mẹ rằng: Ôi những chú chim non đẹp quá, làm sao có những con chim đẹp thế hở Mẹ? Nó từ đâu bay đến, bố mẹ chúng ở đâu, chúng có anh em không mẹ? Bao nhiêu cây hỏi ngây thơ cùng một lúc tra khảo Mẹ. Mẹ vui lây với sự tò mò của con, vừa non dại, vừa pha một tí khôn lanh. Trong đôi mắt đầy thương yêu, bà ta đã trả lời con bằng nụ cười và xoa bàn tay trên mái tóc khi thấy con mỗi ngày khôn lớn.
Rồi Mẹ im lặng, Phương nhìn Mẹ như đang đợi câu trả lời. Tuy thế, đôi mắt long lanh trong sáng của em vẫn hướng về đôi chim đang vỗ cánh, trao nhau những tiếng hót lãnh lót như đang chia sẻ với nhau những suy nghĩ sau một đêm tạm nghỉ trước hiên nhà. Bất chợt, một tiếng động nào đó vang lên đã làm cho đôi chim hốt hoảng bay vút, bé Phương cứ dõi mắt nhìn theo, cho đến khi chúng bay xa, bay cao vượt khỏi tầm mắt của mình, để lại bên em một chút tiêng tiếc, buồn buồn. Nỗi buồn cứ hiện trong đôi mắt, trên khuôn mặt của con. Thấy thế mẹ Phương liền hỏi:
- Con có thích những con chim đó không?
Câu hỏi của Mẹ tựa như vị thuốc thần trấn tỉnh ngay dòng suy nghĩ miên man của em, đôi mắt Phương sáng lên niềm hy vọng, mừng rỡ trả lời:
- Mẹ bắt chúng cho con đi, con rất thích nó.
Dễ thương thay, vuốt đầu con bà ôn tồn bảo:
- Loài chim tuy nhỏ nhưng chúng vẫn có một cuộc sống riêng tư, như bao loài vật khác đang hiện hữu trên cõi đời này, con ạ! Chúng không chấp nhận sự nuôi dưỡng của người khác, ngoài cha mẹ và sự giúp sức của đồng loại của chúng. Chúng không muốn bị kềm hãm trông ngôi nhà đẹp do kẻ khác làm ra. Loài chim chỉ thích ăn những trái chín còn ở trên cây do đất trời biếu tặng, thích ngủ trong những ngôi nhà đơn giản do chính chúng tạo ra hoặc thiên nhiên vô tình ban phát, đời sống của chúng là vậy đó! Chúng sẽ đau khổ và kêu la thảm thiết khi bị nhốt vào lồng, dù loài người có tử tế cỡ nào chăng nữa. Những món ăn của con người đem đến không làm thỏa mãn cho chúng, ngược lại còn mang mùi chua chát.
Nghe Mẹ nói xong, bé Phương liền bảo:
- Vậy loài chim nhỏ bé chúng khôn quá hở Mẹ.
Bà mẹ lại vuốt đầu con lần nữa, như để cảm tạ trời đất đã cho mình một đứa con có sự nhận thức vượt trội thời gian.
* *
*
Ngày tháng trôi qua, trôi qua không một chút lưu luyến, như vì sao nào đó xẹt qua màn đen của bầu trời vô tận, không để lại dấu vết mà không biết sẽ bay về đâu.
Một ngày nọ, được dịp Mẹ cho lên thành phố thăm lại bà con trong một thời gian dài xa cách. Bé Phương được mẹ dẫn vào sở thú, em rất sung sướng, một sự sung sướng khơi dậy từ đáy lòng. Tận mắt thấy được nhiều loài chim còn đẹp hơn những con chim mình đã từng thấy, tiếng hót của chúng vô cùng lãnh lót, vang động như tiếng sáo thổi giữa khoảng không vi vút, như tiếng đàn của chàng Trương Chi trong chuyện cổ tích thuở nào mà em đã được nghe Nội kể hằng đêm. Và rất nhiều loại thú khác, lớn có nhỏ có, đủ màu sắc, đủ tướng trạng. Lần này không như mọi lần trước, Phương không đòi hỏi có được một chú chim dễ thương trong tay để vuốt ve, âu yếm; bởi lẽ Phương đã được mẹ kể về sự khôn ngoan của loài vật nhỏ bé này.
Trên đường về, hai mẹ con vui vẻ, đặc biệt nỗi vui của người con làm lay động tình cảm của Mẹ. Phương rất thích chuyến đi này, có lẽ đây là lần đầu tiên mà em sung sướng đến thế, tận mắt thấy những gì mình thích. Và luôn hy vọng rằng, sẽ có một dịp nào đó, Mẹ sẽ cho mình ở lại nơi này chơi lâu hơn nữa và để nghe các loài vật chúng nói gì.
Đến nhà, trong tâm hồn thầm kín của Phương vẫn còn ngây ngất với không khí được đi xem sở thú. Tất cả khi đã chín mùi tự nó phải tuôn trào và cứ tuôn trào mãi khó có thể ngăn chặn lại được. Phương hỏi Mẹ: Mẹ à! Tại sao người ta lại nhốt những con vật dễ thương đó, trong khi nó không muốn như thế. Một câu hỏi bắt nguồn tận đáy lòng của em, mang theo nhiều bực tức và giận dữ, kèm theo bao nhiêu sự lo lắng. Tại sao có con người và con vật hở mẹ? Nó có trở thành con người được khôngï? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, và cứ dồn dập, Phương cầu Mẹ phải giải đáp. Bà Mẹ cú nhẹ trên đầu con rồi im lặng xa trông, sự trầm tư của Mẹ khiến cho Phương lại thêm chú ý và mong đợi. Bà Mẹ đáp: con còn nhỏ không nên hỏi nhiều chuyện quá, khi nào lớn đi học, lúc ấy con sẽ biết tại sao và tại sao… tuổi còn nhỏ không nên thắc mắc nhiều, con hãy vui chơi giống như các bạn của con, đừng suy nghĩ nhiều vì sẽ làm cho con vất vả lắm. Bà Mẹ nghiêm khắc vỗ về.
Tuy nghe lời Mẹ. Nhưng Phương vẫn không từ bỏ suy nghĩ của mình, hình như nó đã ăn sâu và đeo đẳng trong ký ức của em từ bao giờ, đó là chiều suy nghĩ.
Thời gian! Thời gian cũng lại trôi qua như mọi khi một cách lạnh lẽo, lững lờ, mỗi lần trôi là mỗi lần sức sống của Phương mãnh liệt, sung mãn và đầy ý vị. Vấn đề thắc mắc trong tâm trí của em và lời của Mẹ đã lớn dần theo năm tháng và sự hiểu biết, không ai khác: “Tất cả đều do hành động của con người tạo ra”.
Bé Phương năm xưa không còn nữa, bây giờ là một cô gái trưởng thành, đầy đủ suy tư và mơ ước, không còn bận bịu với những câu hỏi vu vơ như xưa. Khuôn mặt tròn trịa và đôi mắt sáng rực hiểu biết của em, cân xứng với tấm thân và dáng đi chậm rãi, vững chắc. Bao nhiêu điều thắc mắc lơ lững non dại đó không còn nữa, giờ này nó đã được lớn lên theo dòng tư tưởng của một người trưởng thành thật sự.
Theo suy nghĩ của Phương, những con thú đó phải nhận lãnh quả báo là do hành động nào đó trong quá khứ, và nó sẽ thọ lãnh mãi cho đến khi nào có sự hối cải, chuyển tâm, đổi nghiệp của mình và phải quyết chí cải tạo hành động đó. Không có một ai khác có thể thay thế việc nhận lãnh hậu quả bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không thể trốn thoát hậu quả mà mình gây ra, dù trốn trong núi cao vực thẳm, ở thế giới này hay thế giới khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác. Dù có chạy suốt cả cuộc đời rồi rốt cuộc cũng phải trả quả báo mà thôi! Theo qui luật nhân quả, rồi chúng ta cũng sẽ bị gông cùm, bị trở thành thú nếu như chúng ta gây những hành động bất thiện với người khác, bằng vụ lợi riêng tư và trên mồ hôi nước mắt của họ. Chỉ cần khởi lên một ý niệm bất thiện là sẽ có một hậu quả. Sở thú này, chúng ta đã xem hoài không biết nhàm chán và sẽ mãi diễn ra không bao giờ chấm dứt, nếu không có một sự thay đổi lớn, một sự nhận thức sâu sắc về nhân quả và về hành động của chính mình.
Phương lại được Mẹ dạy và cảm nhận rằng, sở thú từ con người mà có, không phát xuất từ nơi tác nhân sâu kín vô hình nào mà chính từ nơi tâm con người tạo ra. Từ đó, Phương không muốn chứng kiến cảnh tượng những con thú bị gông cùm bên miếng thịt ngon mà con người đã cho nó, rồi sau đó sai khiến nó làm trò vui cho khách vãng lai.
Phương cảm nhận thật sâu sắc từng bước đi của tư tưởng, biết rằng chính trong đầu óc, suy nghĩ của con người là một sở thú hấp dẫn, vườn thú trần gian khó có thể sánh bằng. Có những lúc tâm con người thật thánh thiện, là những bông hoa tươi đẹp làm an vui cuộc đời, có lúc là một sự hăm dọa, là những tay săn thú bịp bợm, ghê tởm, biến dạng, thay đổi tướng trạng không cùng.
Nghe chim hót những bài ca tuyệt tác gây hưng phấn lòng người, khơi dậy đời sống thật sự an lạc, đó là chính là lúc ta nghĩ đến con đường không vụ lợi riêng tư. Nghe những loài thú gầm gừ, dữ tợn muốn nuốt sống con người, đó chính là ngọn lửa sân hận đang bốc cháy hừng hực trong ta.
Ngồi xem sở thú để gạn lọc, để suy xét tâm thức, lúc ấy ta thật sự mỏi mệt, không cần phải xem sở thú ở đâu nữa. Và sở thú ấy chính là sự hiểu biết của chúng ta gây dựng nên.
* *
*
Lời của Mẹ đã đi cùng Phương theo năm tháng, từ khi dòng suy nghĩ của Phương chập chững vào đời, cho đến hôm nay nó vẫn mãi bất biến và chính chúng cũng là hơi thở, là sự nghiệp, là tác nhân để con người có thể kiến tạo được chính họ và thế giới xung quanh. Lời của Mẹ, không những chỉ là những cảm xúc trong trái tim ngọt ngào vị yêu thương mà đôi khi tựa như những bài học khô khan đầy triết lý. Nhưng có dù khô khan hay ướt át thế nào chăng nữa, lời của Mẹ vẫn tựa như lời ru từ thuở nằm nôi mà con hằng mong muốn được nghe, mặc dầu những lời ấy lắm lúc không thể hiểu được, vì con chưa được bước qua những chặng đường như thế.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 8229)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4362)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 6974)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4745)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 4965)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4621)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3840)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4677)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4749)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
11/04/2013(Xem: 5128)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]