Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ đã ra đi

11/04/201311:14(Xem: 5346)
Mẹ đã ra đi

vulan_mevaconTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Mẹ đã ra đi

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!!
Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.
Vẫn biết trước rồi một ngày nào đó, mình sẽ cô đơn và thật sự heo hút khi mất Mẹ, thế mà vẫn níu kéo, vẫn than vãn lững lờ như những tầng mây man dại.
Không biết bây giờ Mẹ đang ở đâu nhỉ! Ở thế giới bên kia hay ở ngay bên cạnh mình. Một câu hỏi cất lên tưởng như tiếng nói của Đức Mục-Kiền-Liên ngày trước. Nhưng tôi lại khác! Tôi không có diễm phúc để gặp được hội chúng Thánh Tăng và Đức Phật hổ trợ dẫn đường, tôi là một kẻ phàm phu. Do vậy, tôi vẫn tìm kiếm dù bất cứ Mẹ đang ở đâu, tôi đã dõi theo con đường mà người xưa đã từng bước.
Tình Mẹ nói sao cho hết. Mẹ đã sống trọn đời vì các con yêu của Mẹ, vì những đứa con khờ dại nhất. Chúng chưa từng khôn lớn, trưởng thành trong vòng tay của Mẹ, thế mà Mẹ vẫn cười, vẫn hừng sáng, như ánh trăng tỏa sáng êm đềm giữa màn đêm bao la. Mẹ vẫn vui tươi như cành dương luôn rũ xuống trần thế, và luôn hạnh phúc bên đàn con trẻ.
Ngày Mẹ đưa con vào chùa, cũng là ngày con lạy tạ từ Mẹ để ra đi. Xin Mẹ tha thứ cho! Con đã bỏ mẹ đi theo một con đường, con đường ấy cao hơn xa hơn và hạnh phúc hơn theo nhận thức của chính con.
Ngày ấy con lạy Mẹ! Đó cũng là ngày mà con đã qùy dưới chân Đức Phật thề nguyện với chính mình: “Con sẽ tạo niềm hạnh phúc cho riêng Mẹ”.
Mẹ đã khóc! Phải chăng Mẹ đã khóc vì con? Khóc cho đứa con thơ dại đã bỏ Mẹ đi tìm đường và chấp nhận sống đời tu sĩ không nhà, thực hiện nếp sống giản đơn. Tại sao Mẹ vẫn vui? Dòng nước mắt của Mẹ là dòng nước mắt hạnh phúc nhất, nhưng vẫn chứa đựng nỗi xót xa.
Con vô tư giỡn chơi xung quanh Đức Phật. Ngày ngày mẹ thấy vui, niềm vui cứ thế mà dâng trào. Con không hiểu sao Mẹ lại vui khi con sống xa Mẹ, sống bơ vơ giữa chốn rừng hoang dã, giữa những âm thanh chỉ là lời kinh và tiếng mõ vang hồi trong những đêm đông lạnh buốt. Phải chăng Mẹ đã nhận ra giá trị của những cánh đồng hoang mà chính Mẹ là người đã gieo nhân và không mong chờ một mùa gặt sắp đến? Hay là Mẹ hằng mong mõi, sự yên tỉnh độc cư tạo nên những vĩ nhân trần thế? Nếu quả là vậy thì Mẹ ơi, con vẫn chưa thể là một người con Hiếu vì vẫn chưa thể thỏa lòng mong đợi của Người!
Mỗi lần gặp Mẹ, con thẹn thùng và thèm khát được ngồi trong lòng của Mẹ, thế mà chỉ mới cái vuốt ve đầu tiên trên chiếc chỏm tóc thưa thớt của con, nước mắt Mẹ đã rơi. Thấy vậy con chạy trốn để Mẹ đừng khóc nữa.
Cuộc đời con gian truân! Đã nhiều lần con cố dấu Mẹ, nhưng nào có dấu được đâu! Bởi vì trong tâm tư của Mẹ, hình ảnh con vẫn mãi hiện hữu. Mẹ sống giữa đời để cho con. Mẹ sống lam lũ, Mẹ nhẫn nại, chịu đựng tất cả cho con mau khôn lớn thành người.
Nhưng tuổi thơ của con sống như gió bay giữa bầu trời lơ lững, con chỉ nhớ Mẹ, khi tâm hồn con bị cấu xé, nát tan- Lạy Mẹ, hãy tha thứ cho con.
Có những đêm con nằm trên một chiếc giường to. Chiếc giường đó gợi lại tâm trí của con ngày nào đó được nằm bên Mẹ, thật ấm áp vô cùng. Thế mà bây giờ con lạnh buốt! Nhưng con lại không muốn bỏ nó đi, để chạy về nhà thoáng nhìn thấy Mẹ đứng ở đầu đường, sức mạnh nào đó đã vô hình cuốn lấy con. Phải chăng niềm tin của Mẹ và đó cũng chính là hoài bảo của Mẹ, đã gởi gắm những chất liệu khó phai nhòa trong trái tim non trẻ của con.
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Đức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến. Sự dâng hiến đó đòi hỏi cả cuộc đời hy sinh của Mẹ.
Đức Phật cao xa đã chứng giám cho Mẹ chúng con. Người đã dâng hiến lên Ngài những gì Người đã yêu thương nhất. Giờ này nó không còn ở bên người sinh ra nó nữa, nó đã theo ly tưởng của Ngài
Con mỗi ngày lại càng đi xa, xa theo chiều con lớn. Con đi mãi, đi mãi trên đoạn đường cô lữ, phố thị viễn phương. Đôi mắt ướt của con mỗi ngày mỗi sáng lên, cô động lại thì thân con lại xa Mẹ. Mẹ đã già đi theo năm tháng, nhưng con vẫn chưa có cơ hội để có lời an ủi bên Mẹ tuổi già, như con đã làm và đã từng khuyên nhủ, sẽ chia bao nhiều người bằng tuổi mẹ.
Những ngày xa Mẹ, nếu có ai đó nhắc về con, thế là hai dòng nước mắt của Mẹ tuôn trào. Con biết những dòng nước mắt ấy chứa đựng biết bao tâm can của Mẹ. Nó chưa hẳn là những dòng nước mắt của khổ đau hay hạnh phúc, nhưng đó chỉ là tâm trạng muốn gặp được con, Mẹ đã trông chờ con trong từng giây phút. Cửa Thiền khép kín quá phải không Mẹ? Không!
Thóang một chiếc áo vàng phất phơ cuối ngõ, hình bóng của một vị Sư đi ngang qua mắt của Mẹ. Mẹ cảm động, niềm vui đột ngột dâng trào, tựa như là con của Mẹ đã về đây.
Bao nhiêu thị phi ngang trái của cuộc đời khi họ bàn luận về con đã đến tai của Mẹ. Họ nói về con ư, Mẹ nở nụ cười hoan hỷ nhất để trả lời thị phi đó. Chỉ tâm niệm một đời mong con mau lớn, ở bên đức Phật, với Mẹ là đủ rồi.
Có những tháng ngày con lây lất giữa chợ đời tấp nập, đời thổi con bay, Mẹ khóc - Mẹ đau khổ! Mẹ đã đánh đổi toàn bộ tâm trí, Mẹ điên dại, lây lất giữa đoạn đường còn lại. Mặc tình cho người thương hại, cho kẻ chê bai, Mẹ sẳn sàng hy sinh tất cả _ chỉ vì những đứa con mà Me đã cưu mang.
Cuộc đời đã nhiều lần đẩy con Mẹ đi xa. Các con của Mẹ đôi lúc lẫn vào dòng xóay bụi bậm của cuộc đời và bỏ quên Mẹ – Mãi đến giờ này chúng con đã tỉnh giấc mộng tang bồng chưa vậy Mẹ? Và có sự đau khổ nào sánh với nỗi đau khi Mẹ đã qua đời? Cuộc đời của chúng con còn quá dài, nhưng chúng con tin chắc rằng không có nỗi đau nào lớn nhất bằng nỗi đau mất Mẹ.
Mẹ đã đi rồi!!!
Kỳ Viên - Nha Trang 16/4 Bính Tý.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2014(Xem: 13942)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
03/09/2014(Xem: 6480)
Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan, thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Đề thân mẫu của ngài Mục Kiền Liên mới được thoát khỏi cảnh u đồ địa ngục, và các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ. Thể theo tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật để nhắc nhở mọi người trở về cội nguồn tổ tiên hiếu kính đối với những đấng sanh thành. Chùa Quán Thế Âm Thành Phố Odense Danmark long trọng tổ chức : Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu, vào ngày 30.08.2014 Dương
03/09/2014(Xem: 5746)
Năm nay Chùa Liễu Quán Copenhafen, vương quốc Denmark long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2558 – DL.2014.Tuy thời gian có hơi trễ nhưng hòa chung niềm hân hoan của bao người con Phật nhân ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, để bày tỏ lòng tri ân và báo ân sâu sắc nhất kính dâng lên hai đấng sinh thành, ngày 31/08/2014 (Dương lịch) quý thiện nam tín nữ Phật tử tại bổn xứ và vùng phụ cận đã về tham dự.
03/09/2014(Xem: 5249)
“Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba Mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…” Những câu hát mà các em thiếu nhi thường hát tặng cho Ba Mẹ nhân Mùa Vu Lan trở về, nhưng đối với QT, Mùa Vu Lan năm nay QT bỗng cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó thật to lớn và có lẽ sẽ không có gì có thể thay thế và lấp được lỗ hổng lớn đó ở trong trái tim của mình. Những hàng cây hai bên đường của thành phố Melbourne dù hoa lá vẫn xanh tươi, thỉnh thoảng những cơn mưa kèm theo những cơn gió lúc nhẹ, lúc mạnh của mùa Đông như năm nào không có gì thay đổi nhưng cảnh vật trông có vẻ buồn và ảm đạm hơn nhất là những buổi chiều tối khi màn đêm buông xuống kèm theo cái lạnh giá rét, lòng mình bỗng thoáng buồn theo với cảnh vật bên ngoài như gợi lại cho mình những ký ức về Ba... Có ai trong chúng ta mà không một lần thời thơ ấu được nhõng nhẽo trong vòng tay Ba Mẹ, để đòi cái ni cái tê, để được ôm ấp vào lòng,… Mới năm nào QT còn viết thư cho Ba Mạ để cảm niệm công
31/08/2014(Xem: 5735)
Ngày nay, khi mà xã hội khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển không ngừng. Thì nền NHÂN VĂN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI hình như ngày càng đi xuống. Khi mà tiền tài, danh vọng như một con Ma, một án mây đen đang len lỏi vào tâm thức con người để rồi phủ mờ đi ánh trăng lý trí. Họ đã quên đi công ơn sanh thành dưỡng dục 3 năm nhũ bộ 9 tháng cưu mang, để bảo vệ hình hài viên ngọc vô giá của người mẹ, cha. Họ quên đi tất cả lu mờ lý trí cũng chỉ vì đồng tiền, và rồi không 1 chút do dự họ đã cầm dao giết đi người mẹ, người cha đã sinh mình ra trên cuộc đời này (hiện nay những thông tin này phổ biến trên báo pháp luật rất nhiều).
26/08/2014(Xem: 9763)
Sau khi tham dự và chứng minh Đại Lễ Vu Lan tại Koblenz do Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu Trụ Trì Tịnh Thất Bảo Thành tổ chức, Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển và Thượng Tọa Thích Hạnh Nguyện đã dùng tàu lửa để đi đến Ravensburg, một thành phố nhỏ thuộc miền Nam nước Đức; nơi có Tu Viện Viên Đức đã được thành lập từ năm 2007 đến nay.
24/08/2014(Xem: 6692)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”.
23/08/2014(Xem: 6325)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
22/08/2014(Xem: 10446)
Sau nhiều ngày họp hội, bàn thảo, phân công, BTC Pháp hội Thù Ân được tổ chức tại chùa Pháp Vân, số 16, đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ, quận Tân Phú, Sài Gòn. Từ sáng sớm, lễ đàn được thiết trí trước sân chùa Pháp Vân, do ban kinh sư chùa Vạn Phước – chùa Pháp Vân thực hiện, các huynh trưởng cấp Dũng như anh Tư Đồ Minh, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Châu, Bạch Hoa Mai trong Ban Đại Bái cung đối đàn tiền thỉnh lễ cẩn sớ.
22/08/2014(Xem: 14961)
Tạ ơn Mẹ cho còn dòng sữa ngọt Tình bao la như lượng của đất trời.. Dạy con sống cho đi hơn là nhận Biết thương người còn bất hạnh, đơn côi. Tạ ơn Cha đã cho con cuộc sống Lúc vỗ về, khi giáo huấn nghiêm minh Tình Cha đó, tựa sơn hà cao rộng Con trưởng thành trong đức độ, hy sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]