Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi lo của Cha

11/04/201311:13(Xem: 4875)
Nỗi lo của Cha

chavacon_2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nỗi lo của Cha

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Hình ảnh đàn gà con chạy quanh quẩn, ngơ ngác kêu la thất thanh một khi lạc bầy, mất mẹ; trong chúng ta ai cũng từng thấy và cảm nhận trong đời sống thường ngày. Điều này, đã chứng minh hùng hồn rằng tình thương yêu phụ mẫu tử không chỉ thể hiện sâu sắc trong phạm vi loài người.
Ngày Mẹ mất - anh em chúng tôi cũng thế, ngơ ngác sợ hãi vì biết rằng nỗi cô đơn bắt đầu ập đến với mình, biết rằng từ đây mình sẽ vĩnh biệt Mẹ và sẽ không bao giờ gặp lại Mẹ ở dương trần này. Sợ hãi, âu lo rằng từ giờ phút này mình sẽ không còn bàn tay ấm nóng của Mẹ ôm ấp vỗ về. Lo lắng vì từ đây sẽ không còn bước chân của Mẹ đi cùng chúng con theo năm tháng quạnh hiu giữa cuộc đời. Tựa như đàn gà con lạc mẹ, kêu la thất thanh, đứa lớn chạy vòng lớn, đứa nhỏ chạy vòng nhỏ. Cái đau của con người hơn con vật bởi vì con người có trái tim và lý trí. Suy nghĩ miên man, tất cả chúng con ngồi vòng quanh bên thân xác lạnh cứng của Mẹ, tưởng chừng có cơ hội níu kéo lại Mẹ mình, nhưng thật sự Mẹ đã ra đi vĩnh viễn. Cha cũng thế, lúc này Cha không còn như chú gà trống, đã từng là nơi nương tựa vững cho gia đình như ngày nào. Cha cũng thất kinh như các con, hồn vía bay lạc, bởi lẽ quỷ vô thường đã cướp đi người vợ yêu quý của mình.
Nhưng nỗi lo của Cha thì khác, Cha không khóc, không cười, không lay động, bao phủ con người cha là một nỗi im lặng kỳ lạ, bình tĩnh đến lạnh lùng suốt mấy ngày liền trong đám tang của Mẹ. Lúc này nhìn Cha khó có thể diễn tả được cha đang suy nghĩ gì vì tâm trí của Cha không như thường lệ mọi ngày. Cha lo chu tất đám tang của Mẹ, Cha lo cho cả số phận của mình với những ngày còn lại.
Mẹ ra đi thật nhẹ nhàng, đám tang của Mẹ thật chu toàn, đông đảo người đến đưa tiễn, quí Thầy thương mến Mẹ cũng đến hộ niệm, chật cả một khu phố. Những người quen biết của Mẹ đều đến để chia tay vĩnh biệt, nói với vong hồn của Mẹ lần cuối. Trong cõi hư vô, bên kia bờ cõi sống, chắc Mẹ hạnh phúc và nhẹ nhàng lắm - hương hồn của Mẹ đã thỏa mãn, vì Mẹ biết được rằng hành động, việc làm của Mẹ khi còn sống sẽ dẫn đến kết quả cho một đời người.
Cha nghe mọi người nói thế, đi đâu Cha cũng nghe mọi người khen ngợi, ca tụng về đám tang của vợ mình. Nào bà ta có phước, có tu, nên sống cũng như chết được nhiều người thương mến. Và cũng từ đó, nỗi lo lắng của Cha đã dần dà thành hình. Cha đã suy tư trong từng ngày, cho đến hôm nay vẫn đang còn lo lắng: không biết Cha chết đi có nhẹ nhàng như Mẹ của chúng con không vậy, đám tan có chu toàn, bà con xa xóm giềng gần có đến tiễn đưa Cha hay không? Cha tự hỏi mình, và rồi một phần Cha hỏi con. Cha nói với con điều trăn trở đó như lời nhắn nhủ, ước nguyện cuối cuộc đời. Hãy lo đám tang của Cha như các con đã lo cho Mẹ, được như vậy, cha sẽ sung sướng và thỏa nguyện lắm, cao quý nhất không gì so sánh bằng. Có quý Thầy tới tụng kinh, có nhiều đạo hữu tới hộ niệm, có nhiều bông hoa của thân quyến đến điếu niệm, và đặc biệt nhẹ nhàng trong tiếng khóc, âm vang tiếng mõ chuông. Thế thì rõ đây là nỗi lo lớn của Cha trong chặng cuối cuộc đời.
Người con bảo rằng: Cha ơi - Không phải ai muốn cũng được đâu, chúng con có muốn cũng không được. Việc này đòi hỏi Cha phải có nhân duyên lớn, có nhân quả vun bồi công đức nhiều lắm. Mẹ chúng con được như thế, vì khi sinh tiền, Mẹ con đi chùa rất nhiều, tạo phước cũng nhiều, và phần lớn là gần gủi với Tam Bảo, với đạo hữu, với thiện tri thức tu hành, cho nên Mẹ con được hưởng phước duyên như thế. Bây giờ Cha muốn được như vậy thì Cha phải biết ăn chay niệm Phật, biết bỏ ác làm lành, biết tạo nhân duyên với Tam Bảo, và phải biết tu tập mỗi ngày thì chắc chắn Cha sẽ được như Mẹ, khỏi phải suy nghĩ phiền lòng, lo lắng xa xôi vì đây là sự thật. sự thật mà ai cũng thấy, cũng có thể làm được. Nhưng muốn thành tựu ước nguyện như vậy thì cần phải hành động, thực tập, gắng công mỗi ngày đó Cha ạ. Ngược lại, chỉ là ước vọng, mong muốn thì không thể hội đủ nhân duyên, thiện duyên thì tâm nguyện của Cha sẽ không bao giờ đến thật. Dù rằng, các con của Cha có tiền của, danh vọng, vẫn không thể thực hiện được, vì nhân duyên của Cha không có. Vì chuyện phước duyên của một đời người thì bao giớ cũng vượt ra ngoài suy nghĩ tầm thường: có tiền sẽ làm được tất cả!
Các con nói thế, Cha im lặng trong hân hoan, Cha biết rằng các con nói đúng. Vì ngay cuộc sống, hình ảnh của Mẹ mỗi ngày là bài học thực tế nhất mà Cha hằng cảm nhận. Thế mới biết, nhân duyên - nhân quả giữa cuộc đời là một sự thật tuyệt đối, chúng ta sống cần phải biết, cần phải nhận thức rõ để làm sao sống xứg đáng trong cuộc đời. Nhưng từ việc biết nhân quả và có lưu tâm đến nhân quả hay không là một vấn đề đáng nói.
Người con có hiếu, mang tiền của vật chất để lo lắng nuôi dưỡng cha mẹ khi hiện tiền, đủ cơm ăn áo mặc, để an tâm tuổi già là điều cần thiết, nhưng thực tế là chưa đủ, vì điều quan thiết là cần phải giúp đỡ cha mẹ có tánh linh sáng suốt một khi chia tay với cõi đời này. Thế mới biết, người con chí hiếu là người con biết cung phụng vật chất khi cha mẹ hiện tiền, và hướng Cha Mẹ đến với Tam Bảo, với điều thiện xa điều ác; để có cuộc sống thật bình thản, không lo âu, không bôn ba, và không bị vật lộn với hoài niệm, với những luyến tiếc của cải đã qua, sẵn sàng đối diện với cái chết đang kề cận mình, để có được tánh linh an ổn khi ra đi. Đây là một trong nhiều cách thể hiện tinh thần Báo ân - Báo hiếu của đạo Phật.
* *
*
Ngày hôm nay, nỗi lo của Cha không còn nữa, vì Cha biết phải làm thế nào để được kết quả như mình mong muốn.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2013(Xem: 10674)
Đạo làm con (Sáng tác Quách Beem) với sự tham gia của 300 nghệ sỹ tên tuổi từ Nam ra Bắc Bài này không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng vì mình thấy hay quá nên lưu lại tại đây để chia sẻ với mọi người. Do bản official có phỏng vấn quá dài và nhiều đoạn cũng (có thể) gây ít nhiều sự thiếu đồng cảm nên mình xin phép cắt bỏ những đoạn đó để mọi người có thể nghe trọn vẹn và giữ trọn vẹn cảm xúc của bài hát. Rất mong ekip thực hiện chương trình thông cảm Chúc cho tất cả chúng ta luôn được sống bình yên, hạnh phúc và vui vẻ bên các đấng sinh thành của mình "Đêm đêm con thắp đèn trời, cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..."
05/08/2013(Xem: 12863)
Lời bài hát: Phận Làm Con - Nhiều Ca Sĩ Mẹ già ngồi khóc dưới hiên mưa tả tơi. Cha già ngồi đó đôi vai gầy ai ơi. Thèm sao một bữa cơm gia đình, mộc mạc thôi đơn sơ nhưng mà vui. Mẹ già ngồi đó nước mắt không còn rơi Cha già ngồi đó, mắt kia nhìn xa xôi
05/08/2013(Xem: 9758)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
04/08/2013(Xem: 6019)
Trong khi tất cả chúng ta Vinh danh Mẹ quý, ngợi ca hết lời Với lòng yêu mến tuyệt vời Đề cao đức tính của người mẹ thương
03/08/2013(Xem: 10220)
*Thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với truyện Kiều, rất phổ biến trong nhân gian, mọi tầng lớp bình dân cho đến những nhà bác học đều yêu mến, một số thuộc nằm lòng cả tác phẩm này (3254 câu thơ lục bát), chương trình giáo dục của học sinh trung học cũng có tuyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã áp dụng triết lý của tam giáo (Phật-Lão-Khổng giáo) để diễn tả những diễn biến của cuộc đời, rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đều xảy ra trong truyện Kiều, vậy cho nên hàng năm người có tục lệ bói Kiều, để xem năm mới đời mình sẽ như thế nào ứng theo sự việc xảy ra với những nhân vật trong truyện, nhất là tùy theo hoàn cảnh của nàng Kiều là nhân vật chính của cốt truyện.
03/08/2013(Xem: 13083)
Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…
03/08/2013(Xem: 12819)
Tháng năm ngày lễ Mẹ Tháng sáu ngày lễ Cha. Niềm yêu thương chan hòa Mẹ Cha, Ôi cao cả ! Đã cho con tất cả Từ sơ sinh đến già, Dòng sữa mẹ đậm đà Cha công lao vất vả,
03/08/2013(Xem: 15153)
Có khi mở tròn xoe mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
02/08/2013(Xem: 17086)
Bộ tranh Cha yêu con theo cách riêng của cha của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đang làm xôn xao cộng đồng mạng bởi chứa nhiều giá trị nhân văn.
01/08/2013(Xem: 13175)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]