Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi lo của Cha

11/04/201311:13(Xem: 4828)
Nỗi lo của Cha

chavacon_2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nỗi lo của Cha

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Hình ảnh đàn gà con chạy quanh quẩn, ngơ ngác kêu la thất thanh một khi lạc bầy, mất mẹ; trong chúng ta ai cũng từng thấy và cảm nhận trong đời sống thường ngày. Điều này, đã chứng minh hùng hồn rằng tình thương yêu phụ mẫu tử không chỉ thể hiện sâu sắc trong phạm vi loài người.
Ngày Mẹ mất - anh em chúng tôi cũng thế, ngơ ngác sợ hãi vì biết rằng nỗi cô đơn bắt đầu ập đến với mình, biết rằng từ đây mình sẽ vĩnh biệt Mẹ và sẽ không bao giờ gặp lại Mẹ ở dương trần này. Sợ hãi, âu lo rằng từ giờ phút này mình sẽ không còn bàn tay ấm nóng của Mẹ ôm ấp vỗ về. Lo lắng vì từ đây sẽ không còn bước chân của Mẹ đi cùng chúng con theo năm tháng quạnh hiu giữa cuộc đời. Tựa như đàn gà con lạc mẹ, kêu la thất thanh, đứa lớn chạy vòng lớn, đứa nhỏ chạy vòng nhỏ. Cái đau của con người hơn con vật bởi vì con người có trái tim và lý trí. Suy nghĩ miên man, tất cả chúng con ngồi vòng quanh bên thân xác lạnh cứng của Mẹ, tưởng chừng có cơ hội níu kéo lại Mẹ mình, nhưng thật sự Mẹ đã ra đi vĩnh viễn. Cha cũng thế, lúc này Cha không còn như chú gà trống, đã từng là nơi nương tựa vững cho gia đình như ngày nào. Cha cũng thất kinh như các con, hồn vía bay lạc, bởi lẽ quỷ vô thường đã cướp đi người vợ yêu quý của mình.
Nhưng nỗi lo của Cha thì khác, Cha không khóc, không cười, không lay động, bao phủ con người cha là một nỗi im lặng kỳ lạ, bình tĩnh đến lạnh lùng suốt mấy ngày liền trong đám tang của Mẹ. Lúc này nhìn Cha khó có thể diễn tả được cha đang suy nghĩ gì vì tâm trí của Cha không như thường lệ mọi ngày. Cha lo chu tất đám tang của Mẹ, Cha lo cho cả số phận của mình với những ngày còn lại.
Mẹ ra đi thật nhẹ nhàng, đám tang của Mẹ thật chu toàn, đông đảo người đến đưa tiễn, quí Thầy thương mến Mẹ cũng đến hộ niệm, chật cả một khu phố. Những người quen biết của Mẹ đều đến để chia tay vĩnh biệt, nói với vong hồn của Mẹ lần cuối. Trong cõi hư vô, bên kia bờ cõi sống, chắc Mẹ hạnh phúc và nhẹ nhàng lắm - hương hồn của Mẹ đã thỏa mãn, vì Mẹ biết được rằng hành động, việc làm của Mẹ khi còn sống sẽ dẫn đến kết quả cho một đời người.
Cha nghe mọi người nói thế, đi đâu Cha cũng nghe mọi người khen ngợi, ca tụng về đám tang của vợ mình. Nào bà ta có phước, có tu, nên sống cũng như chết được nhiều người thương mến. Và cũng từ đó, nỗi lo lắng của Cha đã dần dà thành hình. Cha đã suy tư trong từng ngày, cho đến hôm nay vẫn đang còn lo lắng: không biết Cha chết đi có nhẹ nhàng như Mẹ của chúng con không vậy, đám tan có chu toàn, bà con xa xóm giềng gần có đến tiễn đưa Cha hay không? Cha tự hỏi mình, và rồi một phần Cha hỏi con. Cha nói với con điều trăn trở đó như lời nhắn nhủ, ước nguyện cuối cuộc đời. Hãy lo đám tang của Cha như các con đã lo cho Mẹ, được như vậy, cha sẽ sung sướng và thỏa nguyện lắm, cao quý nhất không gì so sánh bằng. Có quý Thầy tới tụng kinh, có nhiều đạo hữu tới hộ niệm, có nhiều bông hoa của thân quyến đến điếu niệm, và đặc biệt nhẹ nhàng trong tiếng khóc, âm vang tiếng mõ chuông. Thế thì rõ đây là nỗi lo lớn của Cha trong chặng cuối cuộc đời.
Người con bảo rằng: Cha ơi - Không phải ai muốn cũng được đâu, chúng con có muốn cũng không được. Việc này đòi hỏi Cha phải có nhân duyên lớn, có nhân quả vun bồi công đức nhiều lắm. Mẹ chúng con được như thế, vì khi sinh tiền, Mẹ con đi chùa rất nhiều, tạo phước cũng nhiều, và phần lớn là gần gủi với Tam Bảo, với đạo hữu, với thiện tri thức tu hành, cho nên Mẹ con được hưởng phước duyên như thế. Bây giờ Cha muốn được như vậy thì Cha phải biết ăn chay niệm Phật, biết bỏ ác làm lành, biết tạo nhân duyên với Tam Bảo, và phải biết tu tập mỗi ngày thì chắc chắn Cha sẽ được như Mẹ, khỏi phải suy nghĩ phiền lòng, lo lắng xa xôi vì đây là sự thật. sự thật mà ai cũng thấy, cũng có thể làm được. Nhưng muốn thành tựu ước nguyện như vậy thì cần phải hành động, thực tập, gắng công mỗi ngày đó Cha ạ. Ngược lại, chỉ là ước vọng, mong muốn thì không thể hội đủ nhân duyên, thiện duyên thì tâm nguyện của Cha sẽ không bao giờ đến thật. Dù rằng, các con của Cha có tiền của, danh vọng, vẫn không thể thực hiện được, vì nhân duyên của Cha không có. Vì chuyện phước duyên của một đời người thì bao giớ cũng vượt ra ngoài suy nghĩ tầm thường: có tiền sẽ làm được tất cả!
Các con nói thế, Cha im lặng trong hân hoan, Cha biết rằng các con nói đúng. Vì ngay cuộc sống, hình ảnh của Mẹ mỗi ngày là bài học thực tế nhất mà Cha hằng cảm nhận. Thế mới biết, nhân duyên - nhân quả giữa cuộc đời là một sự thật tuyệt đối, chúng ta sống cần phải biết, cần phải nhận thức rõ để làm sao sống xứg đáng trong cuộc đời. Nhưng từ việc biết nhân quả và có lưu tâm đến nhân quả hay không là một vấn đề đáng nói.
Người con có hiếu, mang tiền của vật chất để lo lắng nuôi dưỡng cha mẹ khi hiện tiền, đủ cơm ăn áo mặc, để an tâm tuổi già là điều cần thiết, nhưng thực tế là chưa đủ, vì điều quan thiết là cần phải giúp đỡ cha mẹ có tánh linh sáng suốt một khi chia tay với cõi đời này. Thế mới biết, người con chí hiếu là người con biết cung phụng vật chất khi cha mẹ hiện tiền, và hướng Cha Mẹ đến với Tam Bảo, với điều thiện xa điều ác; để có cuộc sống thật bình thản, không lo âu, không bôn ba, và không bị vật lộn với hoài niệm, với những luyến tiếc của cải đã qua, sẵn sàng đối diện với cái chết đang kề cận mình, để có được tánh linh an ổn khi ra đi. Đây là một trong nhiều cách thể hiện tinh thần Báo ân - Báo hiếu của đạo Phật.
* *
*
Ngày hôm nay, nỗi lo của Cha không còn nữa, vì Cha biết phải làm thế nào để được kết quả như mình mong muốn.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2011(Xem: 7445)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
05/08/2011(Xem: 4299)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
05/08/2011(Xem: 5159)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
04/08/2011(Xem: 6665)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
03/08/2011(Xem: 4937)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
03/08/2011(Xem: 6754)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
03/08/2011(Xem: 5366)
Người đời thường hay bảo nhau “Cháu của bà Nội mà tội cho bà Ngoại” nhưng Mệ Nội tôi có lẽ không đủ phước báu để được hưởng cái đặc ân đó. Trái lại, Mệ đã một lòng chăm nom và dạy dỗ đàn cháu Nội trần ai khoai củ này, thật tội nghiêp!.
02/08/2011(Xem: 4989)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
02/08/2011(Xem: 4900)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
02/08/2011(Xem: 6227)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]