Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư duy về Mẹ

10/04/201320:30(Xem: 5146)
Tư duy về Mẹ

mevacon_vulanTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tư duy về Mẹ

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, đã có rất nhiều, và rất nhiều cảm niệm về Mẹ. Mẹ, chỉ có một ý niệm này thôi mà đã thôi thúc bao áng văn hay, trác tuyệt diễm lệ để diễn tả về Người; và, cảm nhận của chúng ta về Mẹ thì dường như bất tận. Sao lại không bất tận? Tình Mẹ đối với con đâu có ý nghĩa về không gian và thời gian, bầu sữa Mẹ có thể dứt nhưng tình thương của Mẹ không bao giờ chấm dứt. Những người con khi đã khôn lớn, dù Mẹ không còn nữa nhưng hình ảnh Mẹ đã in sâu vào tâm khảm, theo con từng bước chân nhịp thở, từng những giây phút đớn đau nhất để vực con đứng dậy, nâng con đi, mẹ dõi theo những đêm đông lạnh buốt để sưởi ấm cho con, để vỗ về cho con có sức mạnh sống đời.
Cũng từ ý niệm về Mẹ, chúng ta thấy cuộc đời này dài ra vô tận, cuộc đời không thể đọan diệt, vì chúng ta còn hơi thở, hơi thở ấy chính là Mẹ. Vậy Mẹ mới là bao la chứ! Tiếng Mẹ ơi, con gọi hoài không đủ:
Ngôn ngữ trần gian là túi rách
Chứa không đầy hai tiếng Mẹ ơi!
Ngôn ngữ rất xa vời thế giới bất diệt, một thế giới phi tính toán, chẳng suy lường, thế giới đó chính là Mẹ. Càng suy lường dựa dẫm vào ngôn ngữ, chúng ta càng thấy tối tăm, rối bưng bởi óc phán đoán và trí tưởng tượng với vô số những cảm xúc, gây hấn của thế giới đối đãi. Mẹ đã vượt qua, Mẹ nào tính toán, Mẹ đâu suy lường, Mẹ đã nằm trong thế giới bất diệt. Thế thì làm sao chúng ta có thể gọi Mẹ. Mẹ đã vô phân biệt, Mẹ đã vượt qua ức niệm, Mẹ đã vượt qua cảnh giới vô thường, Mẹ đã thường hằng trong cảnh giới vô thường thì ngôn ngữ nào chúng ta có thể tạm dùng để gọi Mẹ !!.
Trong tất cả các kỳ quan
Kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim của Mẹ.
Óc thẩm mỹ và tài năng của con người có thể kiến tạo lên các kỳ quan tuyệt mỹ, nhưng làm sao có thể kiến tạo được trái tim của Mẹ. Vì trái tim của Mẹ được hình thành với một chất liệu đặc biệt, chất liệu đó phi vật chất, lìa vọng tưởng đảo điên. Trái tim của Mẹ không có sự phân biệt giữa xấu và đẹp, không có sự phân biệt giữa hữu thể và vô thể.
Mẹ đẹp nhất! Trái tim của Mẹ vẫn đẹp nhất, vì kỳ quan đó không dời đổi với thời gian và vô tận trong không gian,kỳ quan đó hiên ngang trước sóng vỗ ba đào, vẫn đứng vững lồng lộng giữa trời xanh mây biếc. Dù có rêu phủ đá mòn, trái tim của Mẹ vẫn toát ra những hơi ấm, thậm chí còn tưới tẩm vun bồi thêm những thứ rong rêu ấy. Thế mới gọi Mẹ chính là kỳ quan đẹp nhất.
Mẹ là thời gian!
Vâng, chính mẹ là thời gian! Thời gian đó không phải ngày và đêm. Nếu Mẹ là thời gian của sáng và tối, thì sẽ mất đi ban đêm và hiện hữu ban ngày. Nếu Mẹ là thời gian của ngày và đêm thì Mẹ không còn là Mẹ, Mẹ là con và con là Mẹ. Bởi chính Mẹ là thời gian, và không phải thời gian của ngày và đêm, do đó Mẹ chính là Mẹ. Mẹ không bao giờ chết đi, Mẹ vẫn hiện hữu.
Mẹ vẫn hiện hữu!
Trong cành lá có hơi thở của Mẹ. Trong nắng ấm, trong sương tan, trong mưa bão… mỗi mỗi đều có hơi thơ của Mẹ! Do đó, Mẹ hiện hữu, hiện hữu trong sát-na sinh diệt. Vì Mẹ mãi mãi vẫn hiện hữu, nhìn đâu con cũng thấy Mẹ, trong mỗi bước chân, trong giấc ngủ. Mẹ cũng là trái tim! Trái tim con hiện hữu, Mẹ cũng hiện hữu cho dù hôm nay con đã quên tìm kiếm Mẹ.
Vì tâm thức con đã có Mẹ!
Già lam mùa Vu lan 97’




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4118)
Hạ bước vào quán lúc 12 giờ trưa, cô đảo mắt nhìn quanh, thật khó tìm một chỗ ngồi rộng rãi ở cái quán nổi tiếng là thức ăn ngon này, cuối cùng cô cũng tìm được chỗ ngồi gần cửa ra vào, nơi một cặp vợ chồng vừa đứng lên. Luồng khói đâu đó mù mịt túa vào chỗ Hạ ngồi, xuất phát từ bàn bên, những người ăn mặc sang trọng đang ngả nghiêng , ồn ào nâng ly, cụng chén...
11/04/2013(Xem: 5376)
Trời đã sang tháng bảy, cái nắng oi bức của mùa hè cũng đã vơi đi, để thay vào đó là những cơn mưa lất phất, thời tiết cũng bắt đầu se lạnh, làm cho tâm hồn con người cũng dạt dào cảm xúc. Và cũng lúc này chúng con biết rằng một mùa Vu Lan mới đã đến. Vu Lan báo hiếu mẹ cha, dường như đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người con Đức Phật, nhưng sao mỗi khi Vu Lan về, trong lòng của chúng con lại bồi hồi cảm niệm về công ơn của hai đấng sinh thành.
11/04/2013(Xem: 4940)
Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình), Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng "Tàu Há Mồm" di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung sướng như một đứa trẻ "Đẻ Bọc Điều".
11/04/2013(Xem: 4161)
Mô tả: Bài này rất rất hay,và đáng trân trọng.Mình sưu tầm lại và hi vọng những ai đọc nó sẽ yêu thương người mẹ hơn.Mẹ thật vĩ đại!
11/04/2013(Xem: 3713)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ. Con muốn tạo ra trong quả tim nhỏ bé của con một thế giới mà nơi đó không có không gian và cũng chẳng có thời gian, tất cả những gì con ôm ấp đều gần gũi với nhau.
11/04/2013(Xem: 4159)
Melbourne đang run rẩy với cái lạnh lẽo của mùa đông rét mướt nhưng không hiểu vì sao mà bất chợt tôi lại cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc khi ngồi nhìn ra khu vườn qua song cửa nhớ đến Ba Mạ tôi ở quê nhà. Tôi đã trải qua nhiều mùa Vu Lan xa nhà, không được đến Chùa cùng Ba Mạ tôi trong ngày trọng đại này.
11/04/2013(Xem: 4504)
Chủ nhật 12/08/2012 (GDVN) - Bất chấp mối nguy hiểm từ ngọn lửa đang thiêu rụi ngôi nhà, nó vẫn lao vào để di chuyển những đứa con mới 10 ngày tuổi của mình đến nơi an toàn.
11/04/2013(Xem: 8437)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 4971)
Mùa thu hiền dịu và thân thương lại trở về với muôn loài cỏ cây vạn vật, mùa thu hắt hiu gợi cho hồn thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào bởi những chiếc lá úa vàng rơi, mặt nước hồ thu trong veo, yên bình dễ phản chiếu một bầu trời ảm đạm. Nhưng đối với người con Phật, thì mùa thu là mùa Vu Lan, là mùa báo hiếu.
11/04/2013(Xem: 6601)
Ven. Weragoda Sarada Thero Thích Nguyên Tạng (dịch) Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy cô, thì đó là một kết luận quá đơn giản. Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống hồn nhiên đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]