Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn hiếu dưỡng

10/04/201320:30(Xem: 4773)
Tản mạn hiếu dưỡng

vulan_muabaohieu 2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tản mạn hiếu dưỡng

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
Một trong nhiều buồn khổ lớn của đời ông đó là giai đoạn khi cha mất, ông sống với mẹ, cảnh mẹ ông trở nên quá phóng túng, lãng mạn, thật hết sức đau đớn và tủi nhục nếu cứ sống mãi trong cảnh ngộ này. Arthur Schopenhauer quyết định trốn nhà ra đi và dắt theo đứa em gái đến ở nơi khác, để em gái ông không tiêm nhiễm tác phong của bà mẹ vô phước, có đời sống phóng túng lãng mạn.
Mạnh Tử là một triết gia phương Đông. Khi còn thiếu thời, mẹ của Mạnh Tử đã nhiều lần thay đổi, chọn chỗ ở, quyết tâm không để màu trắng tâm hồn con mình nhuộm đen thói xấu. Đầu tiên là phố chợ nơi diễn ra nhiều cảnh tượng gian lận, đấu tranh của người lớn, kế đến lò mổ heo nơi nuôi dưỡng lòng giết hại, ác tâm và cuối cùng con đường dẫn đến gần trường học, một môi trường xây dựng nhân cách con người tốt có động lực thúc đẩy nhân cách của ông. Từ những nỗ lực của mẹ, để cuối cùng Mạnh Tử có một tiếp cận tốt đẹp trong ông, nhân cách đạo đức, một luồng tư tưởng nói lên bản chất con người trong quan niệm: Bản tính con người là thiện.
Tình phụ mẫu tử hiếu dưỡng, huynh đệ hiếu thuận, xét cho đến tận cùng ngõ ngách trong vũ trụ này, chúng ta thấy rằng, nơi đâu cũng đều có những tấm gương hiếu hạnh, sự lựa chọn nuôi dưỡng vĩ đại. Bởi lẽ, trong con người ai cũng có trái tim và lý trí, đây là sự khác biệt giữa con người và các loài khác (nhơn vi tối thắng).
Nền tảng từ trái tim và lý trí của con người trong mối quan hệ tương duyên nhân quả, Đức Phật đã triển khai và định hình hai thuộc tính ấy lên đỉnh cao tuyệt đối hóa thành tình thương và sự hiểu biết. Dưới con mắt trí tuệ, Đức Phật đã chỉ ra rằng, con người không thể sống tách biệt bởi một cá thể, nói rộng ra, không có một pháp nào tồn tại độc lập, chúng đều đồng trụ và phát triển trong mối tương duyên trùng trùng.
Con cái không thể không có sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, chúng khôn lớn trưởng thành không thể thiếu tình thương và sự hiểu biết của người lớn. Anh chị em có hòa hiếu với điều kiện không thể vắng mặt lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Cũng thế, cha mẹ thiếu con cái, thiếu sự hiếu đễ của các con dành cho chắc hẳn cha mẹ đó sẽ thiếu hạnh phúc, gia đình ấy không an toàn. Tóm lại, không có sự hiểu biết chủ động trong sợi dây tình cảm thì một gia đình sẽ không trọn vẹn có một hạnh phúc tương đối khả dĩ được thiết lập.
Nhìn ra xã hội rộng lớn cũng thế, nếu không có ân tình, ân nghĩa làm chủ đạo trong giao tiếp thì xã hội sẽ lọan ly, môi trường ấy chỉ là cạnh tranh và giết chóc, không có một xã hội gọi là văn minh - tiến bộ - an lạc hạnh phúc, nếu con người chỉ biết sống cho mình, ích kỷ, vong thân, mất gốc.
Từ tình thương và sự hiểu biết, Đức Phật khẳng định trong đạo làm người, Hiếu là căn bản. Trong kinh Đại Tập có dạy rằng: "Sanh đời không có Phật, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật". Và cũng thế, một trong năm tội lớn nhất, nhà Phật gọi là tội ngũ nghịch nếu ai phạm vào sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục Vô gián khó có thể thoát khỏi được, đó là: Bất hiếu với cha mẹ. Kinh Nhẫn Nhục ghi rằng: "Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu".
Tuy nhiên, chúng ta nhớ rằng không phải vì sợi dây ràng buộc nhân quả của hiếu hạnh, mà chúng ta phải chấp nhận tất cả mọi thứ phi lý để trọn vẹn chữ hiếu. Hiếu không thể thiếu trí tuệ, tình cảm không thể thiếu lý trí. Không phải vì quá thương con, theo lòng tham khát của chúng mà những bậc làm cha mẹ đành phải hy sinh nhân phẩm, địa vị, quên luôn cả tội lỗi của hành động mình gây ra để cưng chiều, đáp ứng đòi hỏi sai trái của chúng. Cũng thế, không vì nghiệp chướng, tập khí của cha mẹ mà kẻ làm con phải lặng thinh để phục vụ những thèm khát ích kỷ, tà kiến của cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Những thương - thảo - hiếu - nghĩa như thế, Đức Phật bác bỏ vì đó chỉ là những tình thương thiếu hiểu biết, những việc làm chỉ mang lại hậu quả xấu không những trong đời này mà chôn vùi lẫn nhau trong nhiều đời kế tiếp.
Kinh Phật dạy rằng, cha mẹ biết thương con là những bậc biết hướng con xa lìa nẻo ác, đến với nẻo thiện, biết hướng con vào mục đích sống có lợi cho mình và cho người chứ không phải lợi mình mà hại ngưòi. Làm con chí hiếu không những cung phụng đủ vật thực cần thiết để đền đáp công ơn nuôi dưỡng, những tháng năm khó nhọc tần tảo nuôi con mà cần phải biết tạo điều kiện để cha mẹ gần với việc thiện nếu cha mẹ đang đi trên nẻo ác. Cụ thể là biết quy hướng cha mẹ đến với Tam bảo nếu cha mẹ chưa gặp được Phật pháp để có một tánh linh trong sáng.
Arthur Schopenhauer dám mạnh dạn vượt qua tình cảm thiêng liêng, rời bỏ người mẹ kính yêu của mình ra đi, lý do đơn giản là để cho người em gái của mình khỏi trông thấy cảnh vẫy vùng nghiệp lực của mẹ mình, và hơn thế nữa để người em gái không vì gương ấy mà tiêm nhiễm, có nguy cơ hủy hoại cuộc đời của em mình trong tương lai, bởi lẽ hành động của cha mẹ là tấm gương phản chiếu, quyết định chiều suy tưởng của con cái sau này.
Người mẹ của ngài Mạnh Tử vì tình thương vô biên dám hy sinh đời sống yên ổn của mình, sẵn sàng di chuyển nhiều nơi, để tìm một chỗ xứng đáng khả dĩ là môi trường tốt, hoàn cảnh thuận lợi để con mình có cơ hội tiến thân, phát triển thiện tâm, không bị tạp khí ô nhiễm, tính xấu bên ngoài tác động.
Dưới cái nhìn của Đức Phật, chúng ta là những người con Phật có thể rút ra được nhiều bài học quý báu trong những gương hiếu hạnh từ xưa cho đến hôm nay. Cụ thể hai sự kiện trên có thể học được cách hiếu dưỡng cho đúng với tinh thần tri ân - báo ân thiêng liêng của con người bất biến với thời gian. Nếu làm người mà thiếu vắng đi suy tưởng ân tình nghĩa trọng, thiếu đi tấm lòng nhân nghĩa, mất đi tâm niệm đền ơn đáp trả, thì chính ngay lúc ấy con người đã đánh mất đi địa vị làm người của mình. Hơn thế nữa, hiếu nghĩa đã là một đạo lớn, đạo lý của loài người dù Đông Tây Nam Bắc,ở khắp phương trời nào chăng nữa cũng không thể xem thường.
Mùa Vu lan lại về, nhắc nhở chúng ta những người làm con chạnh lòng nhớ nghĩ đến các bậc sanh thành, ân tình với đồng loại cộng tồn dù hữu hình hay vô hình, để có những hành động thiết thực, đời sống phù hợp với một thế giới phát triển khoa học, mà trong đó nguồn sống tâm linh thật sự là chủ đạo.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2014(Xem: 5223)
Khánh Hòa: Chùa Linh Quang Đại lễ Vu lan Mùa Hiêu Hạnh PL.2558 Trong hai ngày 11,12-7-Giáp Ngọ (06,07-8-2014), nhân lễ tưởng niệm lần thứ 87 Tổ khai sơn chùa Linh Quang và Đại lễ Vu Lan Mùa Báo hiếu PL 2558, ĐĐ. Thích Bổn Chủng, trụ trì chùa Linh Quang và môn đồ đệ tử đã long trọng trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo hiếu tại chùa Linh Quang, xã Đại Điền Trung, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa). Chứng minh và tham dự có chư tôn giáo phẩm BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và chư tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
12/08/2014(Xem: 7402)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Bửu Lâm, Suối Tiên, Diên Khánh, Khánh Hòa (Trụ Trì ĐĐ Thích Nguyên Định) Chủ nhật 10-8-2014
12/08/2014(Xem: 12671)
Nhớ ngày xưa trước chùa ngơ ngác, Hồi hộp lòng chẳng dám bước vào. Hỏi có ngày được phần viên giác, Hay suốt đời như thuở hôm nao!
12/08/2014(Xem: 7737)
Ngày nọ, một đứa trẻ hỏi cha nó : -“Thưa cha, sau này con phải sống làm sao cho được lòng khen ngợi của mọi người ?” Người cha thấy con mình còn nhỏ tuổi mà đã biết suy nghĩ như thế, trong lòng không khỏi lâng lâng vui mừng. Buổi sáng đi làm việc, ông gọi con đi theo, để cho nó có dịp được học hỏi.
12/08/2014(Xem: 17055)
Mỗi độ Thu sang nhớ bóng Người Chiều xa vẳng lại tiếng chuông rơi Mục Liên Tôn Giả bừng tâm thể Thần túc bay cao tỏa rạng ngời Tìm xem bóng Mẹ tận U minh Ngục tối mở toang thoáng bóng hình Lòng hiếu dâng lên tràn cõi mộng Bát cơm hóa hiện tưởng ân sinh
12/08/2014(Xem: 6593)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Pháp Quang, Brisbane, Úc Châu
12/08/2014(Xem: 11380)
Đại lễ Vu Lan tại chùa Từ Lâm, San Jose được Thượng tọa Thích Viên Thông cùng tăng chúng tổ chức trọng thể vào ngày 09-8-2014. Nội dung gồm: thuyết giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu do Hòa thượng Thích Thiện Hữu giảng tiếng Việt và Thượng tọa Thích Bảo Tuệ giảng tiếng Anh; nghi thức cúng dường Vu Lan thắng hội; Hòa thượng Giác Lượng ban đạo từ, ông Thị trưởng thành phố Milpitas phát biểu chúc mừng; chương trình văn nghệ đặc sắc của nhóm Tuệ Đăng cùng Phật tử chùa Từ Lâm.
12/08/2014(Xem: 6013)
Đại lễ Vu Lan tại chùa Phổ Từ, Hayward được Thượng tọa Thích Từ Lực cùng tăng chúng và các huynh trưởng Gia đình Phật tử tổ chức vào ngày 10-8-2014. Nội dung gồm: tụng kinh Vu Lan, cầu nguyện chư hương linh siêu sanh tịnh độ; Thượng tọa trụ trì giảng pháp về hiếu niệm, hiếu tâm, hiếu hạnh trong đạo Phật; cúng thí thực cô hồn; chương trình văn nghệ phong phú, đặc sắc của Gia đình Phật tử miền Thiện Minh. Đặc biệt, hai em Julie Thanh Le Nguyen và Pheonna Phung Ngo (GĐPT Chánh Hòa) được giải thưởng khuyến học 2014 của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
12/08/2014(Xem: 7897)
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, các tự viện Phật giáo ở miền Bắc California đã tổ chức đại lễ và nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, trai đàn chẩn tế, bạt độ giải oan để nhắc nhở mọi người về tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân đối với ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ. Các chùa Kim Quang, Đức Viên, Liễu Quán, Thiên Trúc, Kim Sơn, An Lạc, Hồng Danh, Tuệ Viên, … đều tổ chức trọng thể ngày đại lễ với sự tham dự đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử.
12/08/2014(Xem: 5520)
Là một nhân duyên thù thắng, dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng, chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Đại Đức Thích Hạnh Giới Trụ Trì Chùa Viên Giác cử hành Lễ Hội và an vị kim thân đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên,… Bình tịnh thủy tẩy trừ mùi tam độc Chổi cành dương quét sạch bụi trần ai Đời khổ đau con gọi mãi tên Ngài Quán Tự Tại con xin người chứng giám. Con quay về bóng từ bi nương náu Tìm nghĩa đời trong ánh đạo từ quang Lòng dặn lòng giũ sạch nghiệp xan tham Cúi lạy Mẹ Quan Âm hằng cứu khổ! (Nhành dương cứu khổ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]