Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Bồ Đề Tâm, suối nguồn của báo hiếu

10/04/201320:29(Xem: 5781)
Phát Bồ Đề Tâm, suối nguồn của báo hiếu

rose_1Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Phát Bồ Đề Tâm, suối nguồn của báo hiếu

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
Báo hiếu cũng vậy! Báo hiếu là suối nguồn vĩ đại. Bởi lẽ báo hiếu không chỉ trong phạm vi nhớ ơn và biết ơn đến Ông Bà - Cha Mẹ, mà còn phải biết và nhớ ơn cao trọng tình Thầy trò, Tổ quốc, ơn những đồng loại, cộng đồng. Khi nói đến báo hiếu thì ý nghĩa thật sự rộng lớn, nhưng bao quát lại chíh là nỗ lực hồi báo tứ ân: Ơn Tam bảo, ơn Sư trưởng, ơn Cha mẹ và cuối cùng là công ơn của Đàn việt - Chúng sanh.
Để làm được việc này, chúng ta không những thể hiện những hành động đơn thuần trong phạm vi hiếu đễ theo ý nghĩa thường tình; mà phải lập nguyện thiết tha, phát Bồ-đề tâm dõng mãnh. Khi đã phát Bồ-đề tâm, thì việc tri ân và báo ân mới đầy đủ ý nghĩa của nó.
Phát Bồ-đề tâm chính là lập chí nguyện mong cầu quả vị vô thượng Bồ-đề. Đây là ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất của người học Phật. Bởi lẽ, Bồ-đề tâm là căn bản của Bồ-tát giới. Phát Bồ-đề tâm là khơi dậy toàn bộ bước đi của tâm thức, là ý niệm chân chánh của muôn vàn sự nhận thức, là sự thành tựu của tất cả muôn hạnh lành, cho đến con đường Phật quả cũng không ngoài việc bắt đầu là phải phát khởi Bồ-đề tâm.
Trong bài văn khuyến Phát Tâm Bồ Đề, chúng ta thấy rằng ngài Thật Hiền đã không có một khoảnh khắc nào lãng quên đến đại sự sống chếtø. Trong sự vô thường mong manh của kiếp người mà ngài đã không quên khuyến khích tất cả người con Phật, phải phát tâm và lập nguyện: Nguyện lập thì chúng sanh độ nỗi, tâm phát thì Phật đạo mới thành được.(1) Tri ân cũng phải khởi phát tâm và Báo ân cũng phải lập nguyện: “Nếu quên mất tâm Bồ-đề mà tu hành các thiện pháp, thì gọi là hành động theo ma vương” (2). Tri ân và báo ân cũng là những lý do để phát khởi tâm Bồ-đề làm các việc lành. Và cũng thế, tâm Bồ-đề là suối nguồn của sự báo hiếu.
Không có nỗi khổ nào lớn nào bằng nỗi khổ cứ thăng trầm mãi trong luân hồi sinh tử, nỗi khổ của kẻ ngu si gây ra biết bao tội lỗi, nỗi khổ của con lừa chở nặng giữa sa mạc cháy nắng cũng không bằng nỗi khổ lên xuống sáu nẽo ba đường. Đức Phật đã thấy như thế, Ngài đã thương xót tạo nhiều phương tiện để giáo hóa, mở nhiều cánh cữa để chúng ta gieo trồng thiện căn, trong lúc chúng ta còn đọa đày đâu đó trong chốn u đồ cho đến khi có được thân người. Không giây nào phút nào Đức Phật tạm thời rời bỏ chúng sanh , để chúng ta hành động sai trái quay về với nẽo ác.
Sở dĩ hôm nay chúng ta có được thân người, lại gặp được Phật pháp, biết được giá trị của thiện căn đã gieo trồng từ trước nên nay lại sinh ra gặp được Phật pháp, và đâu là ác quả nếu bướng làm thì sẽ nhận lãnh quả xấu trong tương lai. Tất cả những hiểu biết ấy mà chúng ta hôm nay có được, không phải từ ân đức của đức Phật thì ở đâu ra? Nghĩ như thế, mới biết rằng chúng ta thọ hưởng ân đức của chư Phật thậm thâm vô lượng, núi non sông biển không thể sánh bằng và chúng ta chỉ còn một con đường: phải nỗ lực báo đáp. Cách báo đáp duy nhất, có ý nghĩa cao cả, chân chánh, là phải phát tâm Bồ-đề, lập hạnh Bồ-tát để cứu độ chúng sanh, gìn giữ Phật pháp trường tồn mang lợi lạc đến cho mọi loài, như đức Phật đã từng làm trải qua vô lượng kiếp. Phát tâm như thế chính là cửa ngõ của sự tri ân và báo ân Tam Bảo của người con Phật.
Sự cực nhọc của mười tháng cưu mang, ba năm bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, tranh đấu trong từng giây phút để con được trưởng thành, khôn lớn; là một quá trình vật lộn lâu dài không từng ngưng nghĩ, là sự kết tinh của tất cả tâm huyết từ Cha mẹ đối với con thơ. Để làm gì?
Chỉ thầm ước vọng làm sao con thành người đúng với nghĩa của nó, hy vọng con cái đủ khả năng thừa kế được gia phong, làm rạng danh tiên tộc trong ý nghĩa đời thường. Thế mà trong chúng ta, vẫn có người không nhận thức được công ơn sâu dày ấy. Khi Cha mẹ còn sống thì không có ngày cung phụng hầu hạ, cơm nước đỡ đần, chết thì quên ngày, cúng tế chạp kỵ không chu toàn. Khi Cha mẹ còn sanh tiền thì chúng ta không có khả năng nuôi dưỡng, lúc chết thì chúng ta bất lực trong việc trợ lực nghiệp thức. Đối với cha mẹ, đường nào cũng thiếu sót, suy nghĩ như vậy mới thấy chúng ta tội lỗi vô biên, bất hiếu trầm trọng. Cần phải tỉnh thức phát tâm rộng lớn, luôn luôn nhớ nghĩ đến công ơn đó và nỗ lực thực hành Phật đạo mới hầu mong tri ân và báo ân nghĩa nặng của Cha mẹ.
Như vậy, chỉ có phát tâm rộng lớn tu hành, khắp độ chúng sanh trong trăm đời nghìn kiếp, lúc ấy chúng ta mới dám nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục và con đường của báo hiếu chân chánh. Có phát tâm như vậy thì không những chúng ta báo ân được Cha mẹ trong một đời mà Cha mẹ trong nhiều đời cũng đầy đủ lợi lạc, đều được siêu thăng. Phát tâm như vậy, chính là khơi nguồn của tấm lòng tri ân và báo ân đến Cha mẹ của người con Phật.
Cha mẹ cho chúng ta tấm thân, những vị Thầy tôn kính, bậc Sư trưởng cho chúng ta cái chữ nếu là ở đời. Đối với đạo, bậc Sư trưởng chính là người cho chúng ta giới thân huệ mạng để vững bước đi trên con đường đạo thênh thang và cũng lắm chông gai. Chúng ta sở dĩ biết lễ nghĩa với Cha mẹ, tôn kính đến bậc trưởng thượng, hòa ái với mọi người chính là được sự giáo dưỡng của Thầy và các bậc Sư trưởng. Nếu chúng ta sống ở đời mà không biết lễ nghĩa, không dùng lễ nghĩa để làm khuôn phép trong giao tiếp thì có khác gì loài cầm thú. Lễ giáo ở đời, kiến thức trong Phật pháp không hiểu thì chẳng khác gì những hạng tục tử, phàm phu. Hôm nay, chúng ta có được sự trang sức của lễ nghĩa trong giao tiếp, phép tắc trong hành xữ, ân đức ấy chính là tấm lòng tha thiết, ước vọng của Thầy, Tổ, Sư trưởng trao truyền. Như vậy, chẳng vì lợi ích của bản thân, mà phải phát khởi Bồ-đề tâm, làm lợi lạc hết thảy chúng sanh, trong đó không những Thầy ở thế gian, mà Sư trưởng xuất thế đều được lợi ích. Phát tâm như vậy, chính là cội nguồn của tri ân và báo ân đến Thầy, Tổ, Sư trưởng của người con Phật.
Thế giới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòøa giữa cái này và cái khác, giữa cái thiện và cái ác, nếu không có cây cỏ, đất nước, ánh sáng thì bầu trời này sẽ thiếu sự thăng bằng, con người sẽ sống trong sự khập khễnh, bệnh tật và buồn chán. Sự sống này sẽ vô nghĩa biết bao nếu thiếu tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa cỏ giữa mùa xuân, thiếu tiếng kêu róc rách của mạch nước từ hang đá lạnh trong đêm khuya, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại.
Con người sẽ không phải là con người toàn diện khi thiếu đồng loại của mình, mỗi ý tưởng cá nhân là một sự hưng khởi cho dòng tâm thức cộng đồng được luân lưu. Xung quanh con người nếu không có bằng hữu thì con người sẽ sống trong cô độc, tẻ nhạt và thiếu vắng tất cả những thứ ấy thì tâm thức con người sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới như một sự vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới. Suy nghĩ và hiểu được sâu sắc như vậy, chúng ta mới biết được rằng hiện tại ta và chúng sanh có thể đã chung nhà, có thể đã từng lieä hệ với nhau như cha với con, vợ chồng, anh chị trong quá khứ và khác nhau trong hiện tại, tất cả đều nằm trong một thể bình đẳng nhân quả nghìn đời.
Như vậy, khi tất cả là một thể bình đẳng thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác mà không cân nhắc trong hành động; để không làm hại người và hại mình, suy nghĩ sâu sắc như vậy là chúng ta đã biết được cách phát tâm rộng lớn để tri ân và báo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh; tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái. Phát tâm như vậy, chính là khơi nguồn của lòng tri ân và báo ân đến với đàn việt và chúng sanh.
Bên cạnh nỗ lực tri ân và báo ân rộng lớn được tóm tắt trong tứ trọng ân, khi phát tâm và lập nguyện như vậy thì chúng ta đã biết sống trong đạo lý làm người, và thấy con đường thoát khổ. Khi biết được sự tri ân và báo ân dựa trên căn bản phát tâm Bồ-đề. chính là chúng ta đã tôn trọng nhân cách toàn diện của kẻ khác và cũng chính là tôn trọng tánh linh của chúng ta và của mỗi con người.
Khi phát tâm rộng lớn để báo ân thì chính chúng ta đã làm cho bản thân trở nên hoàn thiện, bởi lẽ không có điều ác nào ác hơn tội bất hiếu, không có điều thiện nào thiện hơn là hiếu thảo. Suy nghĩ như vậy chính là sự hoàn thiện bản thân, là biết hỗ thẹn với những hành động sai trái của mình mà sám hối vậy.
Phát tâm Bồ-đề rộng lớn để tri ân và báo ân chính là bước đi của ý thức vô ngã và muốn khẳng định rằng, tâm thức của chúng ta thư thái, tự do và không sống trong sự lừa đảo, giả dối; không bị vướng kẹt bởi bên này và bên kia, cũng không có khiếm khuyết. Sự hoàn hảo trong tâm thức chính là dấu hiệu của an lạc và giải thoát, nếu chúng ta biết gìn giữ và biết phát tâm dõng mãnh để phát triển trạng thái tâm ấy thì cõi Tịnh độ đâu có xa, Niết bàn đã ngay trần thế.
Phát tâm và lập nguyện như vậy, để báo hiếu, để tri ân và báo ân, để đền ơn, đáp trả không phải là sự phát tâm một chiều, và như vậy không phải là tà phát tâm. Tuy nhiên, sự tri ân và báo ân không phải là việc dễ làm, có đôi lúc hiểu nhưng đã không làm, và có khi làm nhưng không hiểu, cũng không phải là việc nhỏ, không phải là việc làm chỉ trong một đời người. Tuy nhiên, chúng ta phát tâm rộng lớn dám làm và dám nghĩ trong chuyên cần, nhớ nghĩa trong nhiều đời nhiều kiếp, như vậy đâu phải là tiểu phát tâm. Từ sự tri ân và báo ân mà nghĩ đến nỗi thống khổ sinh tử, phát khởi lòng cầu đạo Bồ-đề để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, phát tâm như vậy đâu phải là ngụy phát tâm báo hiếu? Suy nghĩ đến tri ân và báo ân mà phát khởi tâm Bồ-đề đối với chúng sanh mà thấy tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, đối với tự tánh Phật đạo nên nguyện thành tựu, từ tấm thân này mà thấy là Phật thân. Phật thân là pháp thân tròn đầy thường hằng, chính là ý nghĩa phát tâm viên mãn.
Phát tâm và lập nguyện như vậy chính là căn bản của phát Bồ-đề tâm của Bồ-tát đạo, là suối nguồn của báo hiếu. Đây cũng chính là ý nghĩa báo hiếu đầu tiên và quan trọng của người con Phật.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5377)
Từ khi loài người có mặt ở hành tinh màu xanh này, tình mẹ con đã có mặt. Các loài có tình thức đều có tình cảm đó, nhưng rõ nét và dễ nhận diện vẫn là tình mẹ con trong cõi giới người ta. Văn chương thơ ca từ xưa đến nay không biết bao nhiêu bài viết về tình mẹ, viết hoài vẫn không hết, vẫn mới, vẫn rung cảm sâu xa. Ai đó mà biết nhớ ơn mẹ, thương mẹ từ trong tâm cảm, lời thốt ra đều rung động lòng người.
10/04/2013(Xem: 5494)
Lời Ban Biên Tập: Có một câu chuyện khác về mèo biết niệm Phật, nhưng làm sao để có bằng cớ là câu chuyện đó có thật hay không? Sau khi mèo mất, được chôn ở vườn sau của chùa, mặc dầu gần đó không ao nước gì cả, nhưng trên mộ nhỏ của mèo lại mọc lên một đóa hoa sen. Điều này cho thấy súc sanh cũng có Phật tánh.
10/04/2013(Xem: 6242)
Mỗi mùa Vu Lan báo Hiếu, tâm hồn tôi lại vấn vương nhớ về những kỷ niệm đã trôi qua trong cuộc đời tôi. Cha tôi mất sớm, lúc đó tôi chỉ được mười lăm tuổi, lứa tuổi còn ngây thơ chưa hiểu nhiều về cuộc đời, nhưng tôi cũng biết được đó là một biến cố và một sự mất mát lớn trong cuộc đời của tôi.
10/04/2013(Xem: 4276)
Tôi là một Phật tử cư ngụ tại miền Đông Bắc nước Mỹ, tiểu bang Pennsylvania. Tiếng là Phật tử nhưng thật ra tôi chỉ mới chập chững bước vào cửa đạo. Tôi biết rất ít về Phật pháp. Nhưng có lẽ nhờ nhân duyên đặc biệt nào đó từ đời trước, nên tôi tin tưởng hết lòng vào Pháp môn Tịnh Độ.
10/04/2013(Xem: 4690)
Mẹ ơi, đã nhiều năm rồi mà thi thoảng con vẫn nằm mộng thấy Cha. Mỗi lần như vậy,lòng con thật hạnh phúc. Có lẽ Cha vẫn luôn bên cạnh con khi con một mình nơi chốn cửa Thiền u tịch. Nhưng rồi tỉnh dậy thì con lại nhớ Mẹ làm sao !...
10/04/2013(Xem: 7927)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 5006)
Tuesday, September 08, 2009 Chuyến đi California của hai mẹ con cùng người anh khởi đầu bằng trầm lặng. Mãi đến phút chót nhờ mạng lưới điện toán, việc trở thành nhanh chóng. Chỉ vài phút trên màn điện, bấm vài lần trên bàn chữ là xong hoàn toàn việc mua vé máy bay cũng như chỗ ở. Vé mua làm xôn xao đàn em gái lúc nào cũng chăm chỉ vùi đầu vào công việc. Với lũ em, chuyện đi xa vài ngày là đắn đo quanh từng sắp đặt lớn........
10/04/2013(Xem: 4152)
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong truyện Kiều, cũng như ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 4905)
Trăng 14 lẻn nhẹ vào Am. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng.
10/04/2013(Xem: 4936)
Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]