Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu niệm: không sát hại chúng sanh

10/04/201320:28(Xem: 4541)
Hiếu niệm: không sát hại chúng sanh

vu-lan-hieuTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Hiếu niệm: không sát hại chúng sanh

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy. Hành động của Ngài đã khiến cho các vị Tỳ-kheo đệ tử đi theo sau hết sức ngạc nhiền và bạch hỏi được Ngài trả lời như sau: “Ta đã thấy trong vô lượng kiếp sống, có những đời chúng sanh đã từng làm cha mẹ con cái lẫn nhau, những đời khác làm anh em, quyến thuộc và cũng có những đời sống là kẻ thù”. Như vậy trong đống xương tàn này đã có hình sắc của phụ mẫu chúng ta trong nhiều đời. Chúng ta cần phải thương tưởng và luôn luôn kính trọng, lễ lạy. Trong Kinh Bồ-tát Giới dạy rằng: “Tất cả lục đạo chúng sanh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi sống lại trong nhiều đời, nhiều kiếp”.
Với cái nhìn sâu sắc ấy, Đức Phật đã long trọng tuyên bố cho các đệ tử của Ngài, và trong nội dung những lời răn cấm căn bản của Người con Phật là năm giới cấm. Giới cấm thứ nhất là không nên giết hại chúng sanh.
Đứng ở góc độ xã hội chúng ta thấy rằng, không giết hại chúng sanh là lời khuyên đầy tính nhân văn và bình đẳng. Bởi lẽ, quyền được sống và được sống hạnh phúc thuộc những quyền căn bản, bất khả xâm phạm trong thế giới văn minh. Ai cũng muốn sống và khao khác được sống. Sự sống của con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Giả sử trong một quốc gia, nếu con người sống với nhau và đối xử với nhau bằng bạo lực, mạnh lấn yếu, giàu hiếp nghèo, người có quyền lực lấn áp kẻ thấp cổ nhỏ họng, không có sự tương thân tương trợ lẫn nhau thì xã hội ấy chẳng phải là xã hội của loài người, chưa nói đến một xã hội tiến bộ. Một xã hội tiến bộ là một xã hội biết tôn trọng với nhau và phải biết hỗ trợ lẫn nhau. Vì chúng ta cần phải biết rằng, sự phát triển toàn diện của một cá thể, hoặc gia đình, dẫn đến một xã hội rộng lớn đều cần có mặt của tất cả những thành viên hiện hữu trong xã hội ấy. Bởi lẽ, tất cả đều có sự liê hệ, tương hệ lẫn nhau.
Không giết hại chúng sanh, đứng ở góc độ bình đẳng trong tâm thức tôn giáo mà xét, Đức Phật đã trịnh trọng tuyên bố: “Ta là Phật đã thành các con là Phật sẽ thành” hoặc “Trước Đức Phật đã có vô lượng Đức Phật đã thành”. Cái nhìn của Đức Phật về bình đẳng trong mối tương quan này dựa trên nền tảng bản thể để xem xét; nên không có cao hạ, ngược lại khảo sát trên phương diện nghiệp lực thì có cao thấp và trắng đen rõ rệt. Xét đến tận cùng nghiệp lực của chúng sanh trong sáu nẽo luân hồi, Đức Phật đã thấy chúng sanh lên xuống thường xuyên trong các cõi, lúc thì mang thân trâu bò chở nặng, lúc thì trong tâm thức có thần thánh, lúc khác mang thân người và cũng có lúc đã rên la trong chốn u đồ. Tất cả đều do sai biệt của nghiệp thức tạo tác, trong quá khứ hay trong hiện tại mà phải nhận lãnh nghiệp quả như thế.
“Không giết hại chúng sanh” lời dạy được lưu xuất từ lòng từ bi sâu thẳm của Đức Phật. Ngài đã quán thấy trong tất cả chúng ta, dù mang trong người một địa vị cao sang hay thấp hèn nào chăng nữa, cũng đều có ân tình với nhau. Không ở nơi này thì cũng ở nơi khác, không trong thế giới này thì cũng ở thế giới khác, không trong thời điểm này thì cũng ở thời điểm khác. Tất cả đều có vay mượn với nhau, nếu không có vay mượn, nhân duyên với nhau thì hôm nay chúng ta sẽ không cộng trụ để sinh tồn và tạo thành một thế giới đầy nghiệp lực. Trong thế giới này, hạnh phúc và đau khổ luôn luôn tương phùng, thiện ác luôn đáo đầu, oán tắng lại gặp nhau, thương yêu lại xa cách, đầy bệnh tật, già nua và chết chóc, để tiếp tục vay trả. Thấy được như thế, Đức Phật khuyên chúng ta không nên tiếp tục vay tra bằng cách làm hại lẫn nhau.
Không giết hại chúng sanh, trên tinh thần hiếu niệm là chúng ta cần phải thấy biết sâu sắc trên căn bản của lòng từ bi vô hạn. Ai cũng có nỗi khổ và ai cũng từ những nỗi khổ mà sanh biến, dù hiện đang mang tấm thân nào chăng nữa, cõi nước nào chăng nữa thì không nên giết và không nên bảo người giết, hoặc tham gia giết bằng cách này cách khác, cho đến côn trùng cỏ cây, môi trường sống cũng không nên giết hại, tàn phá. Bởi lẽ tàn phá môi trường xung quanh chính là tàn phá đời sống của mình, giết hại chúng sanh thì sẽ bị chúng sanh báo trả theo định luật nhân quả ngàn thu tồn tại và chi phối đời sống của loài người.
Hiếu niệm đứng ở góc độ khác chính là sự báo ân và tri ân của người con Phật trong sự hiểu biết nhân duyên nhân quả bao phủ trong nhiều thời gian đã qua. Con người sống được nuôi dưỡng, phát triển trong ân tình thì cũng được kết nối bởi sợi dây ân tình, một niềm kính trọng trong báo ân và tri ân.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6139)
Do Thầy Hằng Trường & Thầy Hằng Đức hướng dẫn tổ chức từ ngày 15-23/8/2009 tại Houston Chín ngày Lương Hoàng Sám thoạt đầu tưởng rất dài nhưng trôi qua thật mau. Thiệt tình lúc đầu tôi đăng ký tham gia vài ba ngày của khoá tu phần lớn là vì tò mò muốn biết Lương Hoàng Sám ra sao thôi. Không ngờ rằng đi một ngày rồi thì thấy quá hữu ích nên tôi tiếp tục hăng hái tham gia đầy đủ cho đến ngày chót.
10/04/2013(Xem: 4624)
Mười sáu tuổi con nào đã lớn Chưa trưởng thành mẹ đã bỏ con đi Mười sáu tuổi con mồ côi mẹ Chẳng thể nào tin, mẹ mãi xa con Làm con trai khóc không thành tiếng Nước mắt chảy ngược dòng trong nức nở Mẹ ơi !
10/04/2013(Xem: 4556)
Mẹ yêu ơi, hôm nay ngày của mẹ Con lang thang tìm bóng mẹ đâu đây Ngày ra đi, con nhớ dáng mẹ gầy Đưa tay vẫy chào con thơ lần cuối
10/04/2013(Xem: 8549)
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Đỗ Trung Quân - 1986 Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
10/04/2013(Xem: 4826)
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn Khi bước chân con không còn chập chững Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.
10/04/2013(Xem: 5256)
Em kể về mẹ em bằng giọng văn thật là ngây dại rằng " một buổi trên đường vượt biển chuyến ghe em bị đánh cướp hai lần chúng ăn hiếp mẹ ba giận xông vào đánh trả
10/04/2013(Xem: 5040)
Trời cuối năm rồi gió bấc thổi từng cơn con lại muốn viết những dòng về mẹ như câu chuyện tình con chưa được kể Vẫn ôm trong lòng thao thức với thời gian bảy lượt xuân về con xa mẹ bảy năm mái tóc mẹ nỗi u hoài nhuộm bạc
10/04/2013(Xem: 4923)
Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng Mà lòng yêu sống lạ lùng Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con.
10/04/2013(Xem: 5385)
Một cánh hồng con kính dâng tặng mẹ Suốt một đời mẹ lặng lẽ hy sinh Thương đàn con mẹ cực khổ quên mình Nuôi con lớn trong tình yêu vĩ dại
10/04/2013(Xem: 4655)
Buồn lắm mẹ ơi, đêm trường viễn xứ Con nhớ nhung hoài tiếng mẹ hiền ru Thương mẹ lắm, giờ đây xa cách mãi Chuyện tao phùng biền biệt cõi thiên thu!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]