Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật và Phật học

10/04/201320:27(Xem: 3742)
Học Phật và Phật học

Phat_Thich_Ca_8
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Học Phật và Phật học

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

I\ Mở Đề:

Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động. Có như thế thì lời Phật dạy không phải là những bài pháp khô cứng, lỗi thời mang tính cổ xưa, mà chính là những lời dạy sinh động ngay trong cuộc sống, những bài pháp sống động luôn chuyển tải một tiềm năng thức tỉnh cho từng đối tượng nghiên cứu, tu tập.

II/ Nội dung:

1/ Định nghĩa:
a/ Phật học: Là một hệ thống tư tưởng của đức Phật, là tổng hợp tất cả lời dạy của đức Phật xuyên suốt trong suốt 49 năm hoằng pháp độ sanh, sau này được các vị tổ sư phân loại thành nhiều vấn đề, chương tiết. Nói chung, tất cả lời dạy của đức Phật được gói gọn một cách khoa học trong tam tạng kinh điển ( Tipitakà). Đây là một hệ thống lý thuyết bao gồm toàn bộ vấn đề liên quan đến nhân sinh và vũ trụ, do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, như là một bộ môn khoa học, được gọi là Phật học( Buddhist Studies). Đứng về mặt khoa học, Phật học được so sánh giống như các bộ môn khoa học khác như : Tâm lý học, Sử học, Luật học, Giáo dục học, Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Nhân chủng học..v.v. Do đó, để trở thành một nhà Phật học chúng ta cần phải học nhiều, biết nhiều về lời Phật dạy, tuỳ thuộc theo chương trình nghiên cứu, và phân loại đề ra. Tóm lại, Phật học là phương pháp học hỏi kiến thức của đức Phật (Tri).
b/ Học Phật: Là học về đức tánh, hạnh nguyện, nhân cách của đức Phật, học làm Phật; đây là ý nghĩa rốt ráo của đạo Phật, của những người Phật tử. Nghĩa là áp dụng lời Phật dạy vào ngay cuộc sống của mình, trong tư duy và hành động (Hành) để chuyển hóa toàn bộ từ một con người phàm phu thành một bậc giác ngộ.
2/ Phân loại:
a/: Phật học:
Là một hệ thống lời Phật dạy được thâu tóm biên soạn, chứa đựng trong tam tạng kinh điển: Kinh- Luật- Luận.
Kinh:
Được phân chia ra thành nhiều hệ thống, bộ phái.
Kinh Nguyên Thủy gồm có 5 bộ Nikaya dịch từ tiếng Pali cũng còn gọi là Kinh Điển Pali và bây giờ đã được dịch sang tiếng Việt nam.
Kinh A hàm gồm có 4 bộ A Hàm dịch từ tiếng Phạn về sau này dịch sang tiếng Trung hoa và đã dịch ra tiếng Việt nam.
Kinh Đại Thừa gồm có như kinh Pháp Hoa, Duy Ma, Bát nhã, Hoa nghiêm, Lăng Nghiêm, Lăng Già, Kinh Kim Cương, Di đà.v.v.
Luật:
Luật Thanh Văn( Tỳ kheo giới).
Luật Bồ tát (Đại thừa giới).
Luận: Luận của Nguyên thủy Phật giáo.
Luận của Hữu bộ.
Luận của Đại thừa.
Từ tam tạng kinh điển này, về sau chúng ta thấy lại được các nhà Phật học phân loại thành nhiều ngành thuộc về Phật học như: Tâm lý học phật giáo; Sử học phật giáo; Luật học phật giáo; Triết học phật giáo; Xã hội học phật giáo; Chính trị học phật giáo; Phụ nữ học phật giáo; Kinh tế học phật giáo; Nghệ thuật học phật giáo, Âm nhạc Phật giáo; Mỹ học phật giáo; Kiến trúc phật giáo.v.v.
b/ Học Phật: Là học bao gồm cả: Đức tánh, Hạnh nguyện, Nhân cách của đức Phật, và học làm Phật.
Đức tánh: Đại Hùng- Đại Lực- Đại Từ Bi. Đại hùng là người đã đủ sức mạnh, hùng lực ở ngôi vô thượng, là Thầy của ba cỏi sáu đường. Là người đã vượt thoát lưới ma, phá tan màn vô minh, thoát ra sanh tử luân hồi. Đại lực là người có đủ trí tuệ phá tan được nghiệp chướng, phiền não mê hoặc sâu dày của mình và của chúng sanh. Đại từ bi là người có khả năng cứu độ chúng sanh trong chín nẽo luân hồi. Và còn rất nhiều đức tánh chi tiết khác nữa chúng ta cần phải học.
Hạnh Nguyện: Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn. Tự giác là người đã tự nguyện giác ngộ lấy chính mình. Giác tha là mang sự giác ngộ của mình giúp cho người khác giác ngộ. Giác hạnh viên mãn là mọi công hạnh đã trọn vẹn đầy đủ.
Nhân cách: Đức Phật là một mẫu người siêu việt trong tam giới. Là một Đạo sư khả kính của trời người. Là một biểu tượng của lòng vị tha và nhân ái.
Học làm Phật: là học những điều Phật đã học, đã tu và đã chứng, học cách để chuyển một chúng sanh thành một vị Phật. Học cách để làm sáng lên đức Phật sẳn có trong mỗi con người.
3/ Sự tương quan mật thiết giữa Phật học và Học Phật:
- Tu mà không học là tu mù; Học mà không tu là đãy sách: Có kiến thức về Phật học cho một phật tử đi trên con đường tầm đạo là một điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi vì nếu chỉ có kiến thức thì đó thuộc phần phân biệt của tâm thức, không cẩn trọng chỉ làm tăng thêm bản ngã của mỗi người. Kiến thức chỉ mang lại sự hiểu biết nhưng không mang lại sự giải thoát và giác ngộ, sự dập tắt bản ngã, bứng rể phiền não nguồn gốc của khổ đau. Như vậy, cần phải lấy kiến thức đó, áp dụng vào trong cuộc sống thường ngày, để đối trị thói quen, tật xấu, và nghiệp chướng phiền não của chính mình, thì đó mới chính là ích lợi thiết thực của việc học Phật và mới đủ khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- Tri hành hợp nhất: Thế giới bao gồm cả hai mặt tương đối và tuyệt đối, sự việc nào luôn có hai mặt của chúng. Việc tu tập cũng thế, học mà không hành thì không có kết quả thiết thực. Việc học và hành trong đạo phật rất cần thiết, và luôn song hành với nhau, không thế tách rời được, cũng không thể thiếu cái này và cái khác mà nhất thiết phải được xem là một. Học mà không tu cũng giống như chúng ta đọc mớ lý thuyết đã chết, không có kết quả gì cả, ngược lại có tu tập thì lời dạy của Phật trở nên sống động, những bài pháp sống.

III/ Kết luận:

-Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta. Đây là lời nói của đức Phật nhắc nhỡ đến hàng đệ tử của Ngài, không đến với Ngài chỉ vì lòng tin, mà phải từ sự nhận định sáng suốt, có hiểu biết.
- Cần phải nổ lực tìm hiểu hơn nữa, hiểu rồi cần phải thực hành. Có thực hành thì mới mong có kết quả trong việc tu tập, ích lợi trong khi học đạo. Học đạo mà không thực hành giống như chúng ta đi ăn ở nhà hàng, chỉ đọc thực đơn mà không ăn. Học Phật mà không thực hành, áp dụng sự hiểu biết và đời sống thì việc học đạo chỉ đứng ngoài cửa ngõ chứ chưa vào được nhà Như lai.

Tài liệu tham khảo:

1-Phật học Phổ Thông. Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa biên soạn.
2-Phật học Tinh Yếu. Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên soạn.
3-Phật học Quần Nghi. Hòa thượng Thánh Nghiêm biên soạn, Thích Minh Quang dịch.

Câu hỏi tìm tòi suy nghĩ:
1-Phật học là gì? Học Phật là gì?
2-Sự tương quan giữa chúng trong đời sống tu tập?
3-Nội dung Phật học gồm những gì?
4-Thiết thực của việc tu học là gì? Hãy nêu một số kinh nghiệm cụ thể về mặt tiêu cực cũng như tích cực khi học phật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2011(Xem: 9263)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 5286)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng ta là Phật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
31/07/2011(Xem: 4394)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
31/07/2011(Xem: 5090)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
31/07/2011(Xem: 8293)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
23/07/2011(Xem: 3948)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi từ nơi tâm mình và từ nơi chính cuộc sống hằng ngày của mình, để cúng dường lễ Vu lan, với một ý nghĩa thiết thực.Vulan, tiếng Phạn là Ullambana, Hán phiên âm là Vu lan bồn và dịch nghĩa là giải đảo huyền. Giải là mở, đảo là ngược và huyền là dây. Giải đảo huyền là mở sợi dây treo ngược.
20/07/2011(Xem: 8564)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
11/07/2011(Xem: 6952)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
20/06/2011(Xem: 21186)
Tôi sưu tập những vần thơ hiếu hạnh Nguyện mọi người đừng làm Mẹ khổ đau. Minh Chiếu
11/06/2011(Xem: 3682)
Trên thế gian này, dường như không ai và không một ngôi trường nào dạy làm sao để người ta có tình yêu thương cha mẹ và con cái. Giống như không ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống, tình yêu thương cha mẹ và con cái có trong bản chất con người, mà đạo Phật gọi là “câu sinh,” tức sinh ra cùng một lần với sự có mặt của con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567