Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng nghe lời Thầy

10/04/201320:27(Xem: 4244)
Lắng nghe lời Thầy

monks_1Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Lắng nghe lời Thầy

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay. Ngài chỉ quán xét đối tượng đệ tử, sau đó nói những điều cần thiết là có thể đi thẳng vào tâm thức của họ, và trợ duyên cho nhận thức của họ đi sâu vào chiều hướng thực hành. Hình ảnh này cũng là truyền thống đạo học ở Ấn Độ xưa được kết tinh trong bốn bộ kinh Vedas và áng văn Upanishad mà chúng ta biết được trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Từ Unpanishad có nghĩa là ngồi xuống xung quanh Thầy và lắng nghe.
Ở đây, chúng ta thấy rằng con đường của đạo học nhằm để làm giàu đời sống tinh thần, làm giàu nguồn sống tâm linh, tăng trưởng nội tâm và cuối cùng bừng ngộ chân lý. Phương pháp thế học khảo sát trên nền tảng tri thức của nhân loại được sao chép, bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương pháp đạo học khảo sát ngay trên bản tâm, trong đó hàm chứa cả tạp nhiễm và thanh tịnh. Tuy cả hai nền giáo dục có khác nhau nhưng cơ bản giống nhau dựa trên một thái độ: đó chính là sự lắng nghe.
Bởi vì, một thầy giáo không nghe được tiếng nói của học trò mình, không nghe tất cả những tư, trăn trở, tâm tình cũng như sự phản ánh của chúng thì không thể truyền đạt kiến thức cho người học trò có hiệu quả. Một vị thầy xuất thế nếu như không lắng nghe, không quán sát tâm tư, tiếng nói của đệ tử mình thì lời dạy của vị đạo sư cũng không có hiệu quả thiết thực. Vì vịThầy đó sẽ nói những điều vượt ra ngoài trọng tâm nhận thức của người đệ tử, nếu không muốn nói là Thầy chỉ nói những điều Thầy thích nói, còn học trò có nghe được hay không, có tiếp thu hay không chưa phải là vấn đề đáng quan tâm! Ngược lại, người học trò cũng thế, nếu không biết lắng nghe thì dĩ nhiên sẽ không tiếp thu được gì từ người thầy truyền đạt. Lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là một thao tác đơn giản mà phải là chuyên môn, vì cần phải học cách lắng nghe,phải thực tập hạnh lắng nghe.
Cũng thế, đệ tử khi đến học đạo với một vị đạo sư, nếu như không học theo hạnh lắng nghe, thì đối với người đệ tử, buổi thuyết giảng không đem đến kết quả. Aø trình học đạo và mục đích học đạo là nhằm để chuyển đổi tâm thức của chúng ta từ ô nhiễm, xấu ác, lệch lạc về với chiều hướng tốt, để bừng sáng bản tâm, từ chuyên môn gọi là để ngộ. Nếu không ý thức việc học đạo như thế, thì khi nghe thầy thuyết giảng cũng tựa như nghe người khác diễn thuyết, ca xướng, kịch ảnh, chỉ tăng trưởng kiến thức và hý luận.
Một vị thầy có thể nghe được tiếng nói và dòng suy nghĩ cũng như sự vận hành dòng nghiệp lực của học trò thì sẽ có những tác động rất lờn đối với ngược học trò. Bởi lẽ, với tuệ giác và năng lực riêng, người Thầy có thể hướng dẫn học trò những điều gì cần làm và hững điều gì nên tránh, giúp cho người học trò có thể lọai bỏ những tập khí nhiễm ô đã bó buộc mình trong vô lượng kiếp, dẫn đến đau khổ, làm cản trở, chậm tiến đường tu của họ. Nhưng sau khi nghe lời Thầy dạy rồi mà người học trò không thường xuyên quán niệm về những lời dạy của Thầy, không đặt trọng tâm vào nỗ lực chuyển đổi tập khí thì việc học đạo không có kết quả. Trên thực tế, có rất nhiều và rất nhiều đệ tử vẫn thường xuyên được thầy nhắc nhở, nhưng người khác thì tiến bộ từng ngày còn lại thì vẫn lì y như vại bởi lẽ sự khác nhau căn bản giữa những người này là có học theo hạnh lắng nghe hay không.
Đã có biết bao lớp người, rất thành kính và rất hồ hởi tìm đến một vị thầy để học đạo, nhưng khi được thầy khuyến tấn bỏ ngay những suy nghĩ dẫn đến vướng mắc trong cuộc sống, thì người đệ tử ấy không nghe theo, vẫn bo bo cố chấp, gìn giữ cho đó là suy nghĩ chín chắn của mình. Hơn nữa, có những vị đến học đạo nhưng lại không tháo gỡ tâm tánh của mình thóat khỏi sự vướng kẹt bởi hệ lụy; hoặc không mấy tin tưởng về khả năng của vị thầy. Đối với người học đạo nói chung, nếu như cứ ôm ấp, gìn giữ những tâm lý ấy, tất sẽ mang lại sự chậm tiến nếu không muốn nói là không có kết quả trong việc học đạo.
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe. Lắng nghe ở đây không phải chỉ nghe để nghe suông, nghe ở đây là phải biết vận dụng sự nghe ấy vào trong đời sống thực tiễn tu học; cũng tựa như mỗi ngày chúng ta cần phải có tắm rữa để vệ sinh, ăn uống ngủ nghỉ để bảo vệ sức khỏe, giải trí để giảm lượng căng thẳng sau khi làm việc, và tập thư giãn để thu nhận niềm hạnh phúc. Lắng nghe lời thầy cũng thế, cần phải được học hỏi và trau giồi thường xuyên bằng ý thức tự giác cao độ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5662)
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
10/04/2013(Xem: 4662)
Từ cõi vô minh lặn lội sáu lần gá thân vào mẹ giọt máu lớn dần em bé ngo nghoe
10/04/2013(Xem: 4738)
Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
10/04/2013(Xem: 4489)
Ai tu cũng muốn thoát “trần ai” Há dễ trông mong tựa bảo đài Thập nhị nhân duyên thường ám ảnh Tứ đề diệu đế hiểu còn sai
10/04/2013(Xem: 5668)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5037)
Chùa Pháp Bảo mấy hôm nay bổng trở nên nhộn nhịp hơn mọi khi. Những sinh hoạt tu học sáng chiều sáu thời của 10 ngày An Cư đã khiến ngôi già lam này thật ấm cúng. An cư năm nay đông đảo hơn những năm trước. Nhìn danh sách chư Tăng Ni dán trên tường dài thường thược ai cũng vui. Thuần Tánh, một Sa Di còn khá trẻ lần đầu tiên được may mắn thầy cho đi tham dự khóa an cư này.
10/04/2013(Xem: 4454)
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng, xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương, nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
10/04/2013(Xem: 4521)
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
10/04/2013(Xem: 4649)
Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà. Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi học về. Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
10/04/2013(Xem: 5163)
Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ. Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]