Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy đem ánh sáng giác ngộ đến tuổi trẻ hôm nay

10/04/201320:26(Xem: 5115)
Hãy đem ánh sáng giác ngộ đến tuổi trẻ hôm nay

tuoi-tre-va-phat-giaoTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Hãy đem ánh sáng giác ngộ đến tuổi trẻ hôm nay

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy. Người giác ngộ là người hiểu rõ thực tướng của vạn pháp là khổ - không và vô ngã, thấy được bản chất của cuộc đời nằm trong vòng dây chuyền nhân duyên, trong quy luật có mặt, tồn tại, sai biệt, hủy diệt và thấy được con đường dẫn đến hạnh phúc, an lạc ngay tại cuộc đời.
Ánh sáng giác ngộ chiếu soi vào thực trạng hai mặt của đời sống con người hiện tại, những vấn đề tiêu cực của thế giới hiện nay như: tật bệnh, đói khát, hận thù, chiến tranh, bùng nổ dân số, bạo lực, khủng bố, lối sống thác loạn, tuổi trẻ mất hướng đi, lao vào vòng xoáy tội phạm v.v... mà chúng ta đang đối diện đó chính là kết quả của niềm khát khao vô hạn, ở đó con người luôn phải đấu tranh với sự thôi thúc của dục vọng và tham ái. Sự vật lộn của con người giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa lý tưởng và thực tế để tồn tại trong thế giới tinh thần và vật chất là một tất yếu hai mặt trong cuộc đời. Kết quả của niềm khát khao vô hạn này bộc phát nhanh chóng hơn bao giờ hết, chúng đang được báo động ở mức độ quan tâm khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu vượt qua khỏi sự kiểm soát của mỗi quốc gia. Thế giới loài người đang đòi hỏi sự đóng góp của tất cả trách nhiệm cá nhân bằng hành động thực tiễn chứ không phải trên lý luận bàn tròn, hay trên suy nghĩ viển vông để tìm nhiều phương cách cứu chữa khiếm khuyết này.
Xét ở khía cạnh khác trong đời sống hiện nay, kỹ thuật công nghệ của khoa học, sự bùng nổ thông tin, kinh tế vật chất phát triển, đã mang đến cho con người có đời sống sung mãn hơn. Con người trong thế giới hôm nay có thể gần gũi với nhau nhanh chóng, tất cả những điều này đã đóng góp vào đời sống thêm nhiều tiện ích. Bên cạnh nhiều tiện nghi thuộc về vật chất này, cuộc sống đang đòi hỏi con người cần phải vận dụng toàn bộ ý thức và khả năng đang có, để có đủ tư thế sẵn sàng tiếp nhận những thuận hay nghịch mà hai mặt của xã hội mang đến. Khát vọng tất yếu của con người là cần phải đấu tranh nhiều hơn nữa để giành lấy phần thắng về cho mình nhằm sinh tồn. Điều ấy đã chuyển tải đầy đủ nội dung tâm tranh giành, ích kỷ và tham vọng, cấu xé lẫn nhau, để thỏa mãn tham ái ẩn chứa bên trong của mỗi con người. Do dó, xã hội hiện nay được hiểu như là sự cố gắng toàn diện để có được những tiện nghi vật chất, đôi lúc làm cho con người càng xa cách nhau nhiều hơn về mặt tinh thần.
Từ sự hội tụ này, lòng tham của con người sẵn có từ lâu nay có dịp bùng phát một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết. Người có được nhận thức nhạy bén, có nhiều cơ hội, mánh khóe thì sẽ có nhiều phần thắng, có đủ điều kiện thì sẽ được thăng hoa; ngược lại kẻ thiếu nhận thức thì thua lỗ, thiếu điều kiện, mưu lược và ý chí thì thất bại. Kết quả sự tranh giành này bằng nhiều cách khác nhau theo hướng có lợi cho mình, bất chấp hậu quả sẽ ra sao chính là nguồn gốc của ích kỷ, đấu tranh, hận thù và cuối cùng đưa tất cả mọi người vào ngõ cụt. Đây là hệ quả tất yếu sản sinh ra sự tàn phá, hủy hoại lẫn nhau và những tiêu cực trong đời sống cá nhân ngày càng tăng trưởng. Con người đã dần đánh mất đi khả năng phát triển lòng thương người khác, chỉ biết mình và làm sao thỏa mãn cho cá nhân mình. Sự mong muốn và lòng khát khao thỏa mãn vô hạn, thiếu hiểu biết chính xác về mối tương duyên nhân quả, quan niệm sống què quặt này là nhân tố quan trọng đã dẫn nhiều lớp người, nhứt là tuổi trẻ hôm nay, thế hệ tương lai của nhân loại đến vong thân, vong bản, vong tâm, lan tràn từ một gia đình nhỏ bé đến xã hội rộng lớn.
Mặt khác, đạo đức-văn hóa truyền thống dân tộc và gia đình cũng đang trên đà xuống cấp trầm trọng. Hiện trạng lối sống giới trẻ hôm nay trở nên càng khó hiểu, phức tạp, biến tướng đã làm ưu tư hơn cho chính mỗi người, tạo thêm nhiều lo âu cho tầng lớp người có trách nhiệm, thêm gánh nặng đè lên vai của cha mẹ và xã hội. Tuổi trẻ hôm nay được nhiều thuận lợi hơn thế hệ cha ông khá xa nhưng phần lớn lại đánh mất hoặc lãng quên phần nhận thức cơ bản đâu là cội nguồn chân thiện mỹ vấn đề sinh tồn, của văn hóa lối sống lành mạnh và văn minh ứng xử mà từ lâu được xem là tiêu chí tạo nên sự bình an và hạnh phúc. Hiện tượng tuổi trẻ có lối sống bất mãn, thích hưởng thụ, bán mình, lao vào nghiện ngập, không biết ngày mai, đánh mất lý tưởng sống cao đẹp, tham gia vào sự kiếm tiền bằng nhiều cách đen tối, sát phạt lừa đảo lẫn nhau để mưu cầu lợi nhuận, sống vội vã, sợ hãi, phát sinh nhiều loại tội phạm mới từ gia đình, để mưu cầu xã hội và thế giới.
Đời sống tham vọng quá độ, lòng khát khao chiếm hữu, tâm chiến tranh và hận thù, sự đa oán và si mê nhục dục… là những thuộc tính ô nhiễm của con người mà đạo Phật gọi chung là vô minh, phiền não. Những hành động đen tối, những tâm lý tiêu cực luôn có mặt trong mỗi chúng ta, nó sẽ tuôn trào như thác đổ mỗi khi con người đối diện với sự mê hoặc của thế giới vật chất. Nguyên nhân chính bắt đầu từ sự nhận thức sai lầm của con người bị lôi cuốn sa đọa bởi khát ái và vô hạn nơi mỗi con người. Từ sự nhận thức sai lầm về thế giới, nguồn gốc và bản chất của sự vận động xã hội, con người chỉ nhận thấy được những kết quả tức thời mà không thấy được hậu quả lâu dài ở tương lai. Có thể nói, lối sống của sự giàu sang, tiện nghi mà con người đang hướng đến để chiếm hữu, bản chất của nó luôn song hành vị ngọt và sự nguy hiểm. Vị ngọt và sự nguy hiểm của vật chất chính là hai mặt của một thực tại sống mà con người đã không nhận ra chính xác, cứ bám chặt vào vị ngọt mà không thấy được sự nguy hiểm và có cách để buông xả vị ngọt ấy, đồng thời không có cách nào để đối diện với hậu quả của sự nguy hiểm. Do vậy, khi hậu quả bất an đến với mỗi người thì đó chính là sự đau khổ đã ập đến. Đau khổ hơn, không thể có con đường thoát ly, và biết cách thoát ra khỏi chúng. Đấy chính là hiện trạng đang phổ biến của giới trẻ. Không phải tuổi trẻ ngày nay không biết dấn thân, mưu sinh lương thiện, nhưng khi khổ đau xuất hiện trong đời sống thì họ không tìm ra lối thoát. Bởi giới trẻ không nhận ra con đường thoát khổ, cứ thế mỗi ngày bị nỗi khổ đe dọa, sợ hãi chồng chất, mất lòng tin vào cuộc đời và tự đánh mất chính mình. Con đường dẫn đến vong thân của tuổi trẻ là điều tất yếu, kết quả cuối cùng là thế giới con người nhận lãnh hậu quả do họ gây ra, trong đó vai trò của gia đình và xã hội không nhỏ vì đã nuôi dưỡng và xây dựng những hạt giống này.
Dưới ánh sáng giác ngộ, đạo Phật cung cấp cho con người cái nhìn tỉnh táo để đủ khả năng đối diện với bản thân và những gì đang diễn ra xung quanh. Những kinh nghiệm về sự thật cần phải được trang bị, học hỏi. Nhận thức chính xác về thế giới chúng ta đang sống chính là một thế giới ảo tượng và chỉ tạm bợ, một thế giới không thật có, chúng tan rã trong từng giây phút, và chỉ hiện hữu khi tất cả các duyên hòa hợp, do vậy chúng cũng dễ dàng mất đi. Ánh sáng giác ngộ của đạo Phật cho biết rằng tấm thân con người đang có và môi trường xung quanh là một chuỗi nhân duyên chằng chịt, nó hiện hữu khi hòa hợp và tan rã khi xung đột. Những gì mà con người đang có và đang thấy không kiên cố, bất an, dễ vỡ và hàm chứa chung một bản chất là bất tọai ý, nghịch với sự mong muốn của tất cả các ước vọng, dù khao khát ấy ngắn hay dài, hữu hạn hay vô hạn. Trên căn bản mọi sự mọi vật không có một đặc tính nhất định, nó chỉ là một sự kết hợp "cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không", từ đấy không ai đủ khả năng nắm vững một cái gì trong ý muốn của mình, bởi lẽ bản chất của ý muốn cũng luôn luôn thay đổi, ý thức cũng chỉ là một chuỗi nhân duyên vốn dĩ vô thường và bất định. Con người chạy theo ý muốn và lòng tham vô hạn cũng như thể chạy theo bóng mình giữa ban trưa nắng gắt, chỉ có ảo chứ không thật có. Những ai cố tìm kiếm để nắm giữ nhưng khi nắm giữ được thì tức khắc bị tan biến. Đó là một sự thật, chúng ta cần phải cung cấp cho giới trẻ thấy được sự thật đó.
Do vậy, để tuổi trẻ hôm nay có cái nhìn chân xác về cuộc sống mà họ phải và sẽ đối diện, không bị đắm chìm trong dục vọng thôi thúc và vượt thoát những cạm bẫy trong đời sống, không sợ hãi, không mất phương hướng, chúng ta cần phải trang bị cho tuổi trẻ những hiểu biết về bản chất của cuộc đời. Không thể có được một cuộc sống hạnh phúc được thiết lập từ những vật chất đang có mà quên lãng đi đời sống tinh thần. Nếu mất đi phương hướng của tinh thần và sự giáo dục nội tâm vững chãi thì dù có nhiều vật chất chăng nữa cũng không thể gìn giữ được và tạo dựng được một cuộc sống an bình huống hồ một đời sống hạnh phúc. Thông thường, tuổi trẻ có thể nhận thức rõ ràng cái gì xảy ra trước mắt với tâm tính hăng say của họ, nhưng quên mất hậu quả của nó, giống như chúng ta nói chỉ biết nhân mà không biết quả.
Như vậy, trước nhất về sự giáo dục tự thân, tuổi trẻ phần lớn thường sống theo mong muốn và đeo đuổi theo ước vọng của mình một cách độc lập. Sự tích cực hăng say trong học tập, công việc, lý tưởng dấn thân của tuổi trẻ là điều đáng quý, đáng trân trọng, tuy nhiên bên cạnh đó, vì thiếu kinh nghiệm đối diện với cuộc đời, và nếu thiếu một căn bản giáo dục đạo đức vững chắc, cũng dễ dàng đưa họ đến những thất bại. Do đó, chúng ta cần phải quan tâm trang bị cho tuổi trẻ những hành trang cần thiết mà họ buộc phải có, để khi đối diện với những tình huống tiêu cực xảy ra họ có thể có đường lối thoát ly hoặc lựa chọn. Trong chiều hướng giáo dục này, gia đình và xã hội là những nhân tố ban đầu cung cấp những bài học cần thiết về ý thức bản thân, dựa trên nguyên tắc đạo đức nhân quả và nghiệp lực, mình làm mình chịu, và tự nhận lãnh trách nhiệm của hành động chính mình, chứ không ai khác. Hãy cho tuổi trẻ biết rằng, gia đình và xã hội chỉ là những đóng góp trong phần nhận thức của họ, chứ không phải là những liên quan có thể chia sẻ hoặc nhận lãnh hậu quả cùng chung với họ trong một tương lai hoặc gần hoặc xa.
Tuy nhiên, môi trường và hoàn cảnh xung quanh, theo ánh sáng duyên khởi thì ở một mức độ nào đó cũng là một yếu tố cần thiết tạo nên sự thành công hay thất bại ban đầu của tuổi trẻ. Do vậy, là những người có trách nhiệm làm cha mẹ và hệ thống giáo dục của xã hội cần phải tác động vào ý thức của lớp trẻ hơn nữa. Gia đình phải thật sự là một chỗ dựa tin cậy và là điểm tựa để trở về của tuổi trẻ khi thành công hay thất bại. Gia đình phải là nơi chốn để chia sẻ những khó khăn mà tuổi trẻ đang vướng mắc. Gia đình là nơi mà tuổi trẻ có thể đứng dậy sau nhiều lần vấp ngã, phải là chốn mà họ có thể được thương yêu và đùm bọc. Xã hội cũng thế, một xã hội an toàn là một xã hội trong đó, sự quan tâm đến nhiều mặt của con người là quan trọng, không phải chỉ tạo cơ hội gặt hái của cải là đủ mà phải biết tranh đấu để phát triển cái thiện và loại trừ cái xấu ở bất cứ mọi nơi. Thế giới xung quanh chính là nơi nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng vô biên của con người và cũng là nơi con người đánh mất tiềm năng đó. Nếu một xã hội luôn đầy dẫy những cạm bẫy và chứa đựng những thói hư tật xấu, tạo dựng những sân chơi thiếu lành mạnh thì dĩ nhiên tuổi trẻ sẽ hoàn toàn mất phương hường và sẽ không còn khả năng tin tưởng vào môi trường sống của họ.
Dưới ánh sáng giác ngộ, thế giới thực tại là một hình ảnh sống động luôn luôn trôi chảy nhưng không mất đi một phân hào nào, bởi vì thế giới luôn được chuyển tiếp trong quy luật duyên khởi. Không có gì tồn tại vĩnh cửu, và không có gì được che giấu trong thế giới này. Bức tranh cuộc đời là một thực tại khách quan diễn tả đầy đủ nguyên lý này. Trong đó thiện ác luôn đối đầu, nguyên nhân và kết quả diễn ra liên tục, cái thiện luôn thắng cái ác. Chúng ta cần nên hướng dẫn cho tuổi trẻ biết rõ những nguyên tắc đó. Làm người dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng không thể rời thế giới thực tại và chỉ nương tựa vào sự thôi thúc của dục vọng, ước muốn mà có thể tạo dựng hạnh phúc. Phải cho tuổi trẻ biết rằng thế giới thực là thế giới ở đó con người phải xây dựng nó bằng cả tâm huyết của mình, bằng cả sự nỗ lực không ngừng chứ không phải dựa trên sự sáng tác của người khác, rồi để hưởng thụ. Cái giàu sang và cái đẹp phải tự mình sản sinh ra nó, chứ không ai khác. Con người là nền tảng căn bản quyết định về thế giới xung quanh chứ không phải hoàn cảnh tạo nên chính họ. Thế giới thực là thế giới con người sống với toàn bộ tuệ giác và từ bi.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 6205)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 4402)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 4823)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 4107)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 5362)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 3976)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4841)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 5133)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 14103)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 4190)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]