Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Chánh Đạo

10/04/201320:26(Xem: 5334)
Bát Chánh Đạo

batchanhdao_3Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Bát Chánh Đạo

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

I/ Mở đề:

Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

II/ Nhập đề:

A- Định nghĩa:
Bát chánh đạo là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.
B- Nội dung Bát chánh đạo:
1-Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
-a. Hiểu biết chân chánh:
-Hiểu biết tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, không trường tồn và luôn luôn biến diệt.
- Nhận thức rõ nhân quả- nghiệp báo để hành động.
- Nhận thức rõ giá trị hiện hữu của thân người và mọi vật xung quanh.
- Nhận thức rõ Khổ- Vô thường- Vô ngã của vạn pháp.
- Nhận thức rõ tất cả chúng sanh cùng một bản thể thanh tịnh.
- Nhận thức rõ Tứ đế- Thập nhị nhân duyên, không chấp thường , chấp đọan.
-b. Hiểu biết không chân chánh:
- Chấp Thượng đế tạo vật, không tin lý nhân quả nghiệp báo.
- Phủ nhận mọi sự vật hiện hữu, không nhận thức chúng từ nhân duyên sanh.
- Chấp vào thành kiến; quan niệm không bình đẳng giữa người và muôn vật.
- Cố chấp vào kiến thức vọng tưởng; không tin vào những quả vị giải thóat.
2- Chánh Tư Duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
a. Suy nghĩ chân chánh:
-Suy nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh, ở đó vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, để biết mà tu tập hầu tìm được giải thóat cho mình và cho người.
- Suy nghĩ đến Giới- Định –Huệ làm căn bản tiến tu đến quả vị Niết bàn.
b. Suy nghĩ không chân chánh:
-suy nghĩ đến lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng tìm trăm mưu nghìn kế để hại người.
- Suy nghĩ đến nhiều cách để hơn người, mọi mưu mô để trả thù; dùng tà thuật; dựa vào lòng tin của con người để mê hoặc.
3- Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
-a. Lời nói chân thật:
-Lời nói ngay thẳng, thành thật, hợp lý không thiên vị, hòa nhã, giản dị và sáng suốt.
-Lời nói lợi ích, đồng nhất và mang tính chất sách tấn, khuyến tu, mở bày ánh sáng giác ngộ tự tâm trong mỗi tha nhân.
-Lời nói mang tính chất tuyên dương đạo lý làm người; tuyên dương chánh pháp Từ bi và Trí tuệ.
-b. Lời nói không chân thật:
- Lời nói gây chia rẽ, không đúng sự thật.
-Lời nói để hại người, xuyên tạc, thiên vị, dua nịnh.
- Lời nói nguyền rủa , mắng nhiếc, vu họa và thô tục.
- Lời nói để bảo vệ Ngã và Ngã sở.
4- Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.
-a. Hành động chân chánh:
- Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi lòai.
- Hành động có thận trọng không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh giá và địa vị của kẻ khác.
- Hành động chân chánh là hành động có lương tâm, đạo đức trong địa vị của mình, biết gìn giữ tánh hạnh.
- Biết hy sinh chánh đáng để đem lại lợi lạc cho quần sanh.
-b. Hành động không chân chánh:
-Hành động không gìn giữ các phép tắc, giới điều.
- Hành động chỉ vì lợi mình mà hại người.
5- Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
-a. Đời sống chân chánh:
-Sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, không lừa dối gạt người.
- Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.
-b. Đời sống không chân chánh:
- Làm tổn hại và não lọan tâm trí mọi người.
- Sống luồn cúi, dùng miệng lưỡi, mối lái để giao dịch thân thiện.
- Sống chạy theo mê tín, dị đoan; sống nương tựa ăn bám vào kẻ khác.
6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
a. Chuyên cần chân chánh:
- Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sanh, ngăn ngừa những việc ác chưa sanh.
- Chuyên làm các việc lành việc tốt.
- Chuyên cần trau dồi phước đức và trí tuệ.
b. Chuyên cần không chân chánh:
- Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc.
- Là kẻ say sưa lạc thú làm tổn hại đến người khác, không tiết chế bản thân.
7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưùc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
a. Ức niệm chân chánh:
- Nhớ đến tứ ân.
- Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.
b. Ức niệm không chân chánh:
- Nhớ lại những óan hận để phục thù.
- Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.
- Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.
-c. Quán niệm chân chánh:
- Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.
- Quán niệm Trí huệ: Quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.
-d. Quán niệm không chân chánh:
- Nhớ nghĩ đến dục lạc, khóai cảm.
- Nhớ nghĩ đến kế sách, âm mưu và phương tiện giết hại lẫn nhau.
- Nhớ nghĩ đến văn tự xảo trá để gạt người.
8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
-a. Thiền định chân chánh:
- Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v…….
-Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù
- Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.
- Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.
- Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.
b. Thiền định không chân chánh:
-Thiền định để cầu thác sinh các cõi trời.
-Thiền định để luyện bùa chú, thần thông, phép lạ, trường sanh bất tử.

III/ Tu tập Bát chánh đạo:

A-Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ:
Tu tập chánh ngữ - chánh nghiệp - chánh mạng là tu tập, các điều thiện. Là tu tập Giới vô lậu học.
Chánh tinh tấn - chánh niệm - chánh định là tu tập Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Là tu tập Định vô lậu học.
Chánh kiến - chánh tư duy là tu tâp về Tuệ vô lậu học của Tam vô lậu học.
Tuy nhiên, để phát triển trí tuệ chúng ta cần phải có sự hổ trợ của Tam học là Văn-Tư-Tu.
B-Con đường tu tập Bát chánh đạo là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):
Đạo đế trong giáo pháp Tứ đế bao gồm như là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được đức Phật đề cập như là Bát chánh đạo.
Chánh kiến là Tuệ căn –Tuệ lực.
Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ chánh cần.
Chánh niệm chính là nội dung của Tứ Niệm xứ.
Chánh tư duy là trạch pháp……..
Chánh định là hỷ, khinh an, định, xã….

IV/ Công năng và ích lợi tu tập Bát chánh đạo:

A. Công năng:
1. Cải thiện tự thân: Người chuyên tu Bát chánh đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
2. Cải tạo hòan cảnh: Thế giới quan bên ngòai được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể tạo được một thế giới tòan mỹ.
3. Làm căn bản cho chánh giác: Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.
B. Ích lợi thực hành Bát chánh đạo:
1. Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngọai đạo tà giáo.
2. Suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầm đen tối.
3. Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.
4. Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
5. Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
6. Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả.
7. Nhớ nghĩ chân chánh giải tõa được sự nuối tiếc.
8. Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quả viên thành.

V/ Kết luận:

Bát Chánh đạo chính là phương pháp tu phổ biến cho tại gia lẫn xuất gia, trong bất cứ hòan cảnh, môi trường cũng có thể thực hiện được.
Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân - Khẩu - Ý của chúng ta, khi thực hành Bát chánh đạo thì gặt hái nhiều kết quả tốt.
Bát chánh đạo lại là nền tảng chánh giác, là căn bản của Giải thóat - Giác ngộ.
Câu hỏi ôn tập -Tìm tòi- Suy nghĩ:
1- Bát chánh đạo gồm những gì? Phối hợp với Tam vô lậu học ra sao?
2- Trong tám chi của Bát chánh đạo, chi nào được coi là nồng cốt?
3- Bát chánh đạo có phải là một luân lý?
4- Phật tử sống như thế nào mới được gọi là sống chánh mạng?
5- Áp dụng Bát chánh đạo thế nào trong trào lưu tòan cầu hóa hiện nay?

Tài liệu tham khảo

Minh Châu-Thiên Ân - Chơn Trí - Đức Tâm, Phật pháp. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1997.
Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận. Nxb TP. Hồ Chí Minh,1999.
H.T.Thích Thiện hoa, Phật học phổ thông, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí minh ấn hành, quyển I_II_III. 1992.
Thích Nhất hạnh, Trái tim của Bụt, NXB. Lá bối, California, USA.1997.
Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, 1993.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2014(Xem: 13817)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
03/09/2014(Xem: 6473)
Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan, thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Đề thân mẫu của ngài Mục Kiền Liên mới được thoát khỏi cảnh u đồ địa ngục, và các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ. Thể theo tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật để nhắc nhở mọi người trở về cội nguồn tổ tiên hiếu kính đối với những đấng sanh thành. Chùa Quán Thế Âm Thành Phố Odense Danmark long trọng tổ chức : Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu, vào ngày 30.08.2014 Dương
03/09/2014(Xem: 5741)
Năm nay Chùa Liễu Quán Copenhafen, vương quốc Denmark long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2558 – DL.2014.Tuy thời gian có hơi trễ nhưng hòa chung niềm hân hoan của bao người con Phật nhân ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, để bày tỏ lòng tri ân và báo ân sâu sắc nhất kính dâng lên hai đấng sinh thành, ngày 31/08/2014 (Dương lịch) quý thiện nam tín nữ Phật tử tại bổn xứ và vùng phụ cận đã về tham dự.
03/09/2014(Xem: 5240)
“Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba Mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…” Những câu hát mà các em thiếu nhi thường hát tặng cho Ba Mẹ nhân Mùa Vu Lan trở về, nhưng đối với QT, Mùa Vu Lan năm nay QT bỗng cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó thật to lớn và có lẽ sẽ không có gì có thể thay thế và lấp được lỗ hổng lớn đó ở trong trái tim của mình. Những hàng cây hai bên đường của thành phố Melbourne dù hoa lá vẫn xanh tươi, thỉnh thoảng những cơn mưa kèm theo những cơn gió lúc nhẹ, lúc mạnh của mùa Đông như năm nào không có gì thay đổi nhưng cảnh vật trông có vẻ buồn và ảm đạm hơn nhất là những buổi chiều tối khi màn đêm buông xuống kèm theo cái lạnh giá rét, lòng mình bỗng thoáng buồn theo với cảnh vật bên ngoài như gợi lại cho mình những ký ức về Ba... Có ai trong chúng ta mà không một lần thời thơ ấu được nhõng nhẽo trong vòng tay Ba Mẹ, để đòi cái ni cái tê, để được ôm ấp vào lòng,… Mới năm nào QT còn viết thư cho Ba Mạ để cảm niệm công
31/08/2014(Xem: 5722)
Ngày nay, khi mà xã hội khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển không ngừng. Thì nền NHÂN VĂN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI hình như ngày càng đi xuống. Khi mà tiền tài, danh vọng như một con Ma, một án mây đen đang len lỏi vào tâm thức con người để rồi phủ mờ đi ánh trăng lý trí. Họ đã quên đi công ơn sanh thành dưỡng dục 3 năm nhũ bộ 9 tháng cưu mang, để bảo vệ hình hài viên ngọc vô giá của người mẹ, cha. Họ quên đi tất cả lu mờ lý trí cũng chỉ vì đồng tiền, và rồi không 1 chút do dự họ đã cầm dao giết đi người mẹ, người cha đã sinh mình ra trên cuộc đời này (hiện nay những thông tin này phổ biến trên báo pháp luật rất nhiều).
26/08/2014(Xem: 9752)
Sau khi tham dự và chứng minh Đại Lễ Vu Lan tại Koblenz do Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu Trụ Trì Tịnh Thất Bảo Thành tổ chức, Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển và Thượng Tọa Thích Hạnh Nguyện đã dùng tàu lửa để đi đến Ravensburg, một thành phố nhỏ thuộc miền Nam nước Đức; nơi có Tu Viện Viên Đức đã được thành lập từ năm 2007 đến nay.
24/08/2014(Xem: 6670)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”.
23/08/2014(Xem: 6316)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
22/08/2014(Xem: 10425)
Sau nhiều ngày họp hội, bàn thảo, phân công, BTC Pháp hội Thù Ân được tổ chức tại chùa Pháp Vân, số 16, đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ, quận Tân Phú, Sài Gòn. Từ sáng sớm, lễ đàn được thiết trí trước sân chùa Pháp Vân, do ban kinh sư chùa Vạn Phước – chùa Pháp Vân thực hiện, các huynh trưởng cấp Dũng như anh Tư Đồ Minh, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Châu, Bạch Hoa Mai trong Ban Đại Bái cung đối đàn tiền thỉnh lễ cẩn sớ.
22/08/2014(Xem: 14884)
Tạ ơn Mẹ cho còn dòng sữa ngọt Tình bao la như lượng của đất trời.. Dạy con sống cho đi hơn là nhận Biết thương người còn bất hạnh, đơn côi. Tạ ơn Cha đã cho con cuộc sống Lúc vỗ về, khi giáo huấn nghiêm minh Tình Cha đó, tựa sơn hà cao rộng Con trưởng thành trong đức độ, hy sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]