Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

10/04/201320:25(Xem: 4394)
Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tuong Niem Bo Tat Thich Quang Duc (103)Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
Đầu tròn áo vuông cũng là một hình ảnh quen thuộc khác để nhận biết đó là tu sỹ Phật giáo dù Nam hay Bắc tông Phật giáo. Tuy nhiên, Tăng sỉ Bắc tông thì đa dạng hơn về màu sắc, và hình thức pháp phục. Từ sự đa dạng này, đã làm cho nhiều người lúng túng và khó phân biệt, thậm chí có nhiều người Phật tử cũng khó khăn để giải thích đến khi có ai đó hỏi để tìm hiểu.
Thử nhìn về Phật giáo Đài loan, quốc gia có một truyền thống Phật giáo Bắc truyền, nhưng chúng ta cũng rất dễ nhận biết, bởi lẽ họ có đồng phục. Chiếc áo dài màu lam, được may theo kiểu thông y (gọi theo Việt nam) mang dày, bít tất ống quần cho cả tăng và ni khi họ ra đường. Có chung truyền thống đó là Phật giáo Bắc tông Trung Quốc và Singapore. Sự đồng bộ này nói lên tính đặc thù về hình thức, mạnh về tổ chức, thể hiện được nét đẹp từ cái nhìn bề ngoài của một Tăng đoàn và tổ chức giáo hội. Người “ngọai đạo” một lần biết được khi nhìn thấy hình bóng chư Tăng ấy thì sẽ mãi không bao giờ lầm lẫn, và nghi ngờ.
Riêng Việt nam, vẫn là đầu tròn, áo vuông, chúng ta có một pháp phục thông thường để đi đường là chiếc áo nhựt bình và cả áo thông y, màu sắc chính là màu đà và màu lam. Trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có quy định rất rõ về màu sắc, kích thước, kiểu dáng dành cho cả Tăng-Ni và thứ phẩm khác nhau, rạch ròi và rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khó hiểu, và khá nghi ngờ về sự hiểu biết của mình trong sự xác định Tăng sỉ Bắc truyền Việt Nam. Đủ màu sắc, kiểu áo không có sự rõ ràng về trang phục, gọi chung là cách ăn mặc tùy tiện, của một bộ phận nhất là Tăng-Ni trẻ hiện nay.
Sự tùy tiện này, một cách tế nhị trong cái nhìn đánh giá Giáo hội chúng ta tổ chức thiếu chặt chẻ, không có kiên quyết, kiên định. Sự dễ giải trong cách ăn mặc bắt đầu từ cơ sở tự viện, bổn sư, trụ trì, một yếu tố khách quan nữa cho rằng cúng gì mặc đó, có gì thì mặc vậy. Sự tùy tiện này, vô tình thể hiện tính chất bất phục tùng của một cá nhân trong một tổ chức, và đặc biệt là chúng ta đã tự mình đánh mất cái đẹp đã có truyền thống từ lâu.
Với một vài suy nghĩ, hy vọng rằng để đáp ứng lời kêu gọi “Chỉnh đốn Tăng già”của các bậc tôn trưởng, và trong hoài bảo xây dựng một Tăng đoàn vững mạnh của tập thể Tăng-Ni hiện nay, cũng như trong trào lưu xã hội. Tăng sỹ chúng ta hãy nhận định lại từ việc nhỏ này và nên có một sự chuyển biến, chỉnh đốn, trong sinh họat đời thường, để tạo một sức mạnh đoàn kết, thống nhứt từ tư tưởng đến hành động. Hãy trang nghiêm những việc thật nhỏ bé, rồi trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm Quốc độ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7130)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 4901)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 4591)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 4676)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 5391)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 5039)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 4305)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 4252)
Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
10/04/2013(Xem: 4211)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
10/04/2013(Xem: 4032)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]