Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

10/04/201320:25(Xem: 4534)
Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tuong Niem Bo Tat Thich Quang Duc (103)Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
Đầu tròn áo vuông cũng là một hình ảnh quen thuộc khác để nhận biết đó là tu sỹ Phật giáo dù Nam hay Bắc tông Phật giáo. Tuy nhiên, Tăng sỉ Bắc tông thì đa dạng hơn về màu sắc, và hình thức pháp phục. Từ sự đa dạng này, đã làm cho nhiều người lúng túng và khó phân biệt, thậm chí có nhiều người Phật tử cũng khó khăn để giải thích đến khi có ai đó hỏi để tìm hiểu.
Thử nhìn về Phật giáo Đài loan, quốc gia có một truyền thống Phật giáo Bắc truyền, nhưng chúng ta cũng rất dễ nhận biết, bởi lẽ họ có đồng phục. Chiếc áo dài màu lam, được may theo kiểu thông y (gọi theo Việt nam) mang dày, bít tất ống quần cho cả tăng và ni khi họ ra đường. Có chung truyền thống đó là Phật giáo Bắc tông Trung Quốc và Singapore. Sự đồng bộ này nói lên tính đặc thù về hình thức, mạnh về tổ chức, thể hiện được nét đẹp từ cái nhìn bề ngoài của một Tăng đoàn và tổ chức giáo hội. Người “ngọai đạo” một lần biết được khi nhìn thấy hình bóng chư Tăng ấy thì sẽ mãi không bao giờ lầm lẫn, và nghi ngờ.
Riêng Việt nam, vẫn là đầu tròn, áo vuông, chúng ta có một pháp phục thông thường để đi đường là chiếc áo nhựt bình và cả áo thông y, màu sắc chính là màu đà và màu lam. Trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có quy định rất rõ về màu sắc, kích thước, kiểu dáng dành cho cả Tăng-Ni và thứ phẩm khác nhau, rạch ròi và rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khó hiểu, và khá nghi ngờ về sự hiểu biết của mình trong sự xác định Tăng sỉ Bắc truyền Việt Nam. Đủ màu sắc, kiểu áo không có sự rõ ràng về trang phục, gọi chung là cách ăn mặc tùy tiện, của một bộ phận nhất là Tăng-Ni trẻ hiện nay.
Sự tùy tiện này, một cách tế nhị trong cái nhìn đánh giá Giáo hội chúng ta tổ chức thiếu chặt chẻ, không có kiên quyết, kiên định. Sự dễ giải trong cách ăn mặc bắt đầu từ cơ sở tự viện, bổn sư, trụ trì, một yếu tố khách quan nữa cho rằng cúng gì mặc đó, có gì thì mặc vậy. Sự tùy tiện này, vô tình thể hiện tính chất bất phục tùng của một cá nhân trong một tổ chức, và đặc biệt là chúng ta đã tự mình đánh mất cái đẹp đã có truyền thống từ lâu.
Với một vài suy nghĩ, hy vọng rằng để đáp ứng lời kêu gọi “Chỉnh đốn Tăng già”của các bậc tôn trưởng, và trong hoài bảo xây dựng một Tăng đoàn vững mạnh của tập thể Tăng-Ni hiện nay, cũng như trong trào lưu xã hội. Tăng sỹ chúng ta hãy nhận định lại từ việc nhỏ này và nên có một sự chuyển biến, chỉnh đốn, trong sinh họat đời thường, để tạo một sức mạnh đoàn kết, thống nhứt từ tư tưởng đến hành động. Hãy trang nghiêm những việc thật nhỏ bé, rồi trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm Quốc độ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 4030)
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi. Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
17/06/2020(Xem: 8722)
Vu Lan nhớ mẹ Cô bé mồ côi sống ở chùa Lâu nay xả bỏ những hơn thua Nợ duyên còn vướng duyên tơ thắm[1] Nghiệp chướng riêng mang chướng gió lùa[2] Nương Phật cần tu từ thuở nhỏ Kỉnh Tăng siêng học đến già nua Ly hương sum họp cùng con cháu Vui cảnh đoàn viên suốt bốn mùa
10/05/2020(Xem: 4828)
Sáng nay, sau giờ công phu thật sớm và nghe được trực tuyến buổi trà đạo của Sư Giới Đức( Mình Đức Triều Tâm Ảnh) tại Ngoạ Tùng Am( Huyền Không Sơn Thương/ Huế / VN ) về Tam đồ Bát nạn mà thế kỷ này lại thêm một nạn thứ chín là Đại dịch Corona đã làm thay đổi và xáo trộn mọi sinh hoạt từ chùa chiền đến sinh hoạt mọi người dân . Tự nhiên tôi liên tưởng đến Ngày của Mẹ năm nay đang xảy ra thật khác thường . Hơn mấy chục năm nay từ ngày tha phương nơi xứ người, Ngày của Mẹ tại Úc là một ngày lễ thật quan trọng để con cái tụ họp tri ân người mẹ, thế mà giờ đây những đứa con phương xa vẫn không thể thực hiện được vì phương tiện giao thông và luật cách giản xã hội. Thôi thì tự chuẩn bị cho mình một tách trà nóng và món điểm tâm nhẹ
06/12/2019(Xem: 8654)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
25/09/2019(Xem: 5869)
Cuối cùng mùa Vu Lan tại Âu Châu cũng kết thúc vào ngày 22.9.2019 tại tu viện Viên Đức, Đức quốc. Sự trễ nải cũng có lý do chính đáng: Thứ nhất Phật tử miền Nam nước Đức vào tháng 8 còn nghỉ hè. Thứ hai, đúng rằm tháng bảy, lễ chính thức đã tổ chức tại tổ đình Viên Giác, nơi Hòa Thượng Thích Như Điển là Phương Trượng, ngoài ra, những ngày tháng khác, Hòa Thượng còn phải tham dự Vu Lan cho nhiều chùa tại Đức, đôi khi còn đi xa tận Nhật Bản, Mỹ quốc khi có nhân duyên.
18/09/2019(Xem: 5750)
Trung thu năm nay tôi về quê cũ, nông thôn bây giờ cũng đường nhựa, bê tông, đèn điện sáng trưng nhưng mới 10 giờ đêm mà nhà nhà đóng cửa im ngủ. Tôi lặng lẽ mở cửa cổng đi thơ thẩn ra bờ sông, ngồi ngắm trăng trung thu tròn vành vạnh thật bình yên thanh tịnh.
17/09/2019(Xem: 5067)
Lễ Vu Lan 2019 tại Đạo tràng Phước Huệ, Heilbronn, Đức Quốc, ngày 15-9-2019
14/09/2019(Xem: 5780)
Mưa … Mưa cho đời thêm những màu xanh. Mưa … Mưa ly hương nức nở, da diết gợi lòng người day dứt nỗi nhớ quê nao nao. Mưa… Mưa quê hương nơi miền Hà Nội từng hạt phất phơ như sương sa vướng trên mái tóc cô gái Hà Thành thật mộng mơ, diễm kiều. Mưa trên đất Cố Đô dai dẳng buồn tê tái như dáng đứng Tử Cấm Thành trầm mặc mà chỉ có Huế mới có. Mưa Đà Lạt lất phất, lành lạnh quấn quýt lấy bước chân đôi tình nhân dạo quanh hồ Xuân Hương, đã đi vào nhạc: “ Cơn mưa phùn bay qua thành phố nhỏ…” Bấy nhiêu mưa vừa kể cũng đủ làm suốt cuộc đời ta nhớ mãi không quên, chứ đừng nói tới những cơn mưa đầy ấp kỷ niệm vui buồn như Minh Kỳ mỗi lần nhớ đến là mềm cả lòng hoài niệm: “ Chiều nay mưa trên phố Huế - Biết ai đã quên ai rồi – Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi đều, cho lòng u hoài - Ngày xưa mưa rơi thì sao - Bây chừ nghe mưa lại buồn – Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng làm mình cô đơn…”.
13/09/2019(Xem: 5758)
Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Chứng Minh Đại Lễ Vu Lan 2019 tại chùa Bảo Thành Koblen Đức Quốc ngày 08.09.2019. Do NS Thích Nữ Minh Hiếu Trụ Trì. Hình Ảnh Tụng trọn Bộ Kinh Địa Tạng, Kinh Lăng Nghiêm, Lễ Phóng Sanh, và Đại Lễ Vu Lan.
04/09/2019(Xem: 4822)
Xối gội luân hồi chuyện đã qua Cho lòng thanh thản và an hòa Đời trần luôn gặp nhiều phiền não Lắm cảnh thương sầu lắm xót xa!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]