Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

10/04/201320:25(Xem: 3376)
Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tuong Niem Bo Tat Thich Quang Duc (103)Hình bóng Tăng Sỹ Phật Giáo

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
Đầu tròn áo vuông cũng là một hình ảnh quen thuộc khác để nhận biết đó là tu sỹ Phật giáo dù Nam hay Bắc tông Phật giáo. Tuy nhiên, Tăng sỉ Bắc tông thì đa dạng hơn về màu sắc, và hình thức pháp phục. Từ sự đa dạng này, đã làm cho nhiều người lúng túng và khó phân biệt, thậm chí có nhiều người Phật tử cũng khó khăn để giải thích đến khi có ai đó hỏi để tìm hiểu.
Thử nhìn về Phật giáo Đài loan, quốc gia có một truyền thống Phật giáo Bắc truyền, nhưng chúng ta cũng rất dễ nhận biết, bởi lẽ họ có đồng phục. Chiếc áo dài màu lam, được may theo kiểu thông y (gọi theo Việt nam) mang dày, bít tất ống quần cho cả tăng và ni khi họ ra đường. Có chung truyền thống đó là Phật giáo Bắc tông Trung Quốc và Singapore. Sự đồng bộ này nói lên tính đặc thù về hình thức, mạnh về tổ chức, thể hiện được nét đẹp từ cái nhìn bề ngoài của một Tăng đoàn và tổ chức giáo hội. Người “ngọai đạo” một lần biết được khi nhìn thấy hình bóng chư Tăng ấy thì sẽ mãi không bao giờ lầm lẫn, và nghi ngờ.
Riêng Việt nam, vẫn là đầu tròn, áo vuông, chúng ta có một pháp phục thông thường để đi đường là chiếc áo nhựt bình và cả áo thông y, màu sắc chính là màu đà và màu lam. Trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có quy định rất rõ về màu sắc, kích thước, kiểu dáng dành cho cả Tăng-Ni và thứ phẩm khác nhau, rạch ròi và rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khó hiểu, và khá nghi ngờ về sự hiểu biết của mình trong sự xác định Tăng sỉ Bắc truyền Việt Nam. Đủ màu sắc, kiểu áo không có sự rõ ràng về trang phục, gọi chung là cách ăn mặc tùy tiện, của một bộ phận nhất là Tăng-Ni trẻ hiện nay.
Sự tùy tiện này, một cách tế nhị trong cái nhìn đánh giá Giáo hội chúng ta tổ chức thiếu chặt chẻ, không có kiên quyết, kiên định. Sự dễ giải trong cách ăn mặc bắt đầu từ cơ sở tự viện, bổn sư, trụ trì, một yếu tố khách quan nữa cho rằng cúng gì mặc đó, có gì thì mặc vậy. Sự tùy tiện này, vô tình thể hiện tính chất bất phục tùng của một cá nhân trong một tổ chức, và đặc biệt là chúng ta đã tự mình đánh mất cái đẹp đã có truyền thống từ lâu.
Với một vài suy nghĩ, hy vọng rằng để đáp ứng lời kêu gọi “Chỉnh đốn Tăng già”của các bậc tôn trưởng, và trong hoài bảo xây dựng một Tăng đoàn vững mạnh của tập thể Tăng-Ni hiện nay, cũng như trong trào lưu xã hội. Tăng sỹ chúng ta hãy nhận định lại từ việc nhỏ này và nên có một sự chuyển biến, chỉnh đốn, trong sinh họat đời thường, để tạo một sức mạnh đoàn kết, thống nhứt từ tư tưởng đến hành động. Hãy trang nghiêm những việc thật nhỏ bé, rồi trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm Quốc độ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2011(Xem: 3519)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
23/08/2011(Xem: 3477)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
23/08/2011(Xem: 3761)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
22/08/2011(Xem: 5340)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
22/08/2011(Xem: 3651)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
22/08/2011(Xem: 5354)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 3577)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 3687)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 3377)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 4286)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567