Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức tin của người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử

10/04/201320:24(Xem: 7135)
Đức tin của người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử


daihoi-1Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Đức tin của người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

I\ Mở Đề:

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.

II/ Nội dung:

1.Vấn đề đức tin:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có niềm tin vào một đối tượng. Nếu phát triển niềm tin đó thì đưa đến đức tin và sâu hơn nữa, danh từ trong kinh điển thường diễn tả người có lòng tin sâu sắc là Thâm tín. Đây là những giai đoạn lòng tin phát triển như một lộ trình đã định. Luận đại trí đoä đã nói: "Biển cả Phật pháp mênh mông, sâu thẳm, nếu không có Tín, thì không thể vào được".
Nếu như không có một niềm tin vào một chủ thuyết, đối tượng nào đó, thì chắc chắn chúng ta sẽ không quan tâm hoặc tìm hiểu chủ thuyết và đối tượng ấy. Đối với đạo Phật cũng thế, khi có niềm tin vào tam bảo thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu tam bảo sâu sắc hơn. Niềm tin chân chánh cần phải có sự lựa chọn, bởi không có một chủ thuyết, đối tượng nào là chân lý; vì chỉ có chủ thuyết và đối tượng phù hợp với chúng ta mà thôi. Khi đã có niềm tin vững chắc vào đối tượng thì đức tin bắt đầu nảy sinh, và từ đó phụ thuộc vào sự tin hiểu của mỗi người để phân biệt Chánh- Tà.
2. Đức tin của người Phật tử:
Như trên đã nói TÍN nghĩa là lòng tin hay đức tin, là bước chân đầu tiên để bước vào đạo và để thành tựu mọi hạnh nguyện, công đức lành. Tuy nhiên không phải lòng tin nào cũng cần thiết và dẫn đến kết quả tốt đẹp. Có lòng tin giúp cho con người thăng tiến hằng ngày. Ngược lại, có lòng tin dẫn con người đi vào tử lộ. Nhà Phật thường nói là chánh tín và mê tín. Chánh tín là lòng tin chân chánh. Lòng tin này, được lựa chọn, suy nghĩ, cân nhắc và phân tích, tìm hiểu rõ ràng bằng hiểu biết minh mẫn, phù hợp với chính mình. Mê tín là lòng tin mù quáng. Lòng tin này, là lòng tin vội vã, mù quáng, xu hướng theo chiều tình cảm, hoặc do sự áp đặt gia đình và truyền thống từ xưa.
Thế nào là phân biệt giữa chánh tin và mê tín? Chúng ta cũng đã từng nghe đức Phật dạy cho những người Bà la môn, khi những người này tham hỏi với đức Phật về niềm tin, nên tin vào ai và chủ thuyết nào. Bởi lẽ có quá nhiều chủ thuyết và ai cũng bảo chủ thuyết của mình là đúng, còn những chủ thuyết khác thì sai. Đức Phật dạy thế này: "Này những người Kamala, không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ truyền để lại như thế.Không nên chấp nhận điều gì bởi vì lời đồn đãi. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì được ghi chép trong kinh sách, do ức đoán như vậy, suy diễn như vậy, do nhận thấy bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình, hình như có thể chấp nhận được. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra, điều ấy được kính trọng từ trước. Chỉ tin sau khi các người hiểu rõ ràng, những điều nầy phù hợp với luân lý; những điều nầy không bị khiển trách, những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc, thì các người hãy hành động đúng như vậy ".
Người Phật tử là người học hạnh giác ngộ, người hiểu biết, người có trí tuệ. Do vậy, lòng tin của người Phật tử vào đời sống và cuộc đời, lý tưởng của mình cần phải rõ ràng, sáng suốt, đức tin ấy phải dẫn đến hứơng thượng, chánh tín.
3. Phật tử tin những gì ?
a. Tin vào đức Phật (Phật bảo):
Trước hết người Phật tử cần nên xác định chính xác và chắc chắn rằng, Đức Phật không phải là một vị thần linh, một thiên sứ, một đấng tối cao đủ khả năng thưởng phạt, ban cho, cấm cản, chi phối cuộc đời của mình. Ngài chỉ là một chúng sanh như bao nhiêu chúng sanh khác nhưng đã giác ngộ; chúng ta tin vững chắc Đức Phật là một con người giác ngộ. Sự giác ngộ của Ngài là một quá trình tu tập, tinh tấn phá trừ vô minh vọng tưởng, dũng lực chiến thắng ma quân. Cuộc đời của Ngài là một bài học tự chiến thắng chính mình, chiến thắng mọi dục vọng, chiến thắng vô minh, phiền não và khổ đau.
b. Tin vào lời dạy của Ngài (Pháp bảo):
Lời dạy của đức Phật là những bài học rút ra từ sự chứng ngộ, thực nghiệm chân lý của Ngài. Lời dạy này xuất phát từ lòng tin vững chắc, sáng suốt vào bản thân của Ngài, để giúp chúng sanh khám phá ra con đường giác ngộ cho chính mình và giúp họ vượt khỏi bể khổ đau của kiếp người, mong kiến tạo một cõi hạnh phúc tương đối ở thế gian, sau đó, dẫn đến niết bàn an vui. Giáo pháp đó nói rõ, đâu là sự thật cuộc đời, chúng được xây dựng bởi những chất liệu: Khổ- Không và Vô Ngã..v.v. Tin vào giáo pháp của đức Phật như là những vị diệu dược mà Ngài là danh y, còn chúng ta là những con bệnh trầm kha cần được trị liệu.
c. Tin vào chúng Tăng (Tăng bảo):
Tăng là chỉ cho những người xuất gia theo Phật, những người tự mình thóat khỏi sự ràng buộc gia đình, thê tử để nhập vào giáo đoàn của đức Phật, trở thành những người quay lưng với mong cầu của thế gian hướng đến tuệ giác cao thượng, hướng đến con đường giải thoát và cùng lập nguyện cứu độ chúng sanh. Tin vào chí nguyện của chư Tăng, phật tử có lòng tin thật vững chắc vào sự nghiệp cao cả của Tăng đoàn, để cùng nhau phát tâm làm lợi lạc chúng sanh.
d. Tin vào năng lực của chính mình:
Tự Qui Y Phật là những lời nhắn nhủ chúng ta nên nhớ, nên biết trong mỗi người đếu có Phật tánh, nếu chúng ta cố gắng thực hành lời phật dạy, đưa sự tu tập vào cuộc sống thì chắc chắc sẽ thành tựu theo chí nguyện giác ngộ. Chúng ta đừng nên ỷ lại vào đức Phật, lời dạy của Ngài và chư Tăng; nghĩ rằng tam bảo sẽ giúp chúng ta chỉ thông qua sự cầu nguyện. Trong khi đó, đối với Phật giáo, tha lực là yếu tố cần thiết chứ không phải là chủ đạo. Nếu như chỉ dựa vào tha lực, không khơi dậy lòng tự tín trong ta, thì vô tình chúng ta đã biến đức Phật như vị thần linh, giáo pháp như thần dược và chư tăng như những vị phù thuỷ tài ba. Tin vào khả năng của mình thì chúng ta mới có đủ sức mạnh và lòng kiên trì để học đạo.
e. Tin vào Gia Đình Phật Tử:
Gia đình Phật tử là một tập thể người, sinh hoạt có tổ chức, có lòng tin vững chắc vào Tam bảo, thiết lập đời sống có đức hạnh, kỷ luật, là một tổ chức tầng lớp người tri thức, sống có lý tưởng, biết phục vụ cho nhân quần xã hội, làm lợi lạc chúng sanh dựa trên căn bản lời Phật dạy. Tổ chức này đã và đang dần lớn mạnh từ nội dung đến hình thức hơn 50 năm qua và sẽ tiếp tục lớn mạnh. Tin rằng tổ chức gia đình Phât tử không bị gãy đổ, tác động bởi nhiều thế lực, nội ma, ngoại chướng. Có lòng tin vững chắc như vậy, chúng ta mới gìn giữ và phát triển được tổ chức áo lam mà chúng ta đã chọn hướng theo.

III/ Kết luận:

Chánh tín là điều kiện cần thiết để mỗi người tự thiết lập cho mình một mối tương quan giữa cuộc đời và môi trường xung quanh, không sợ bị lầm lạc và dẫn đến vong tâm.
Chánh tin giúp cho chúng ta có nhận thức đúng đắn vào lý tưởng của mình, từ đó chúng ta mới có đủ sức mạnh, nghị lực để bảo vệ lý tưởng ấy dù có gặp nhiều chông gai.
Chánh tín cho chúng ta đủ cơ sở và lý luận để trình bày niềm tin của mình trước những vấn nạn và thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc vào lý tưởng mà chúng ta đang theo.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2016(Xem: 12613)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 5762)
Mỗi độ trung nguyên Mùa Vu Lan Thắng Hội hằng năm, đã trở thành Mùa Lễ Hội truyền thống không riêng Phật Giáo mà phổ cập rộng khắp dân tộc, quốc gia, liên quốc và thế giới, kể từ thời Đức Phật còn tại thế, xuyên qua 26 thế kỷ cho đến hôm nay. Người người con Phật hay không là con Phật, mỗi độ Vu Lan, không ai bảo ai, không ai nhắc ai, mà mọi người ai cũng chân thành khẩn thiết thành tâm hướng về mùa lễ hội thiêng liêng báo hiếu đền ơn tế độ.
30/07/2016(Xem: 12274)
Chiều nay tụng kinh Vu Lan - Lời kinh gió nhẹ lá vàng trước hiên- Mùa thu cũng đến rừng thiền- Mặc nhiên lá rụng về miền đất xưa.
30/07/2016(Xem: 10711)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
27/07/2016(Xem: 5647)
Từ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra. Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land). Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.
26/07/2016(Xem: 13339)
Mùa Hiếu Vu Lan lại về - Hân hoan chào đón tràn trề yêu thương- Ân Cha Mẹ quả vô lường- Công lao trời biển tỏ tường lòng con
26/07/2016(Xem: 13982)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
22/07/2016(Xem: 8154)
Lễ Vu Lan khởi nguyên từ hạnh hiếu của Bồ Tát Mục Kiền Liên, đã trở thành mùa lễ đẹp nhất của nghĩa sống tình người với giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ Vu Lan không những chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đã vượt ra ngoài một lễ hội tôn giáo, trở thành một nền tảng đạo đức cao đẹp của xã hội. Đây là mùa Báo Hiếu, lễ hội của tình thương, của biết ơn, của báo ơn và đặc biệt là đối với cha mẹ, người luôn đi bên cạnh cuộc đời với trái tim thổn thức yêu thương.
19/07/2016(Xem: 5312)
“ Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua một khu vườn, trong vườn có người Bà La Môn làm vườn, tuy nghèo khó và tuổi đã cao, nhưng phải đổi lấy sức già để được có chút vật thực nuôi thân qua ngày, ông thấy Tôn giả ôm bát đi ngoài ranh vườn, liền đến thăm hỏi thân thiện, sau đó để vào bát một muỗng thực phẫm mà ông có được phần thọ dụng trong ngày, Tôn giả chứng minh và chú nguyện phước lành cho ông. Và rồi cũng từ đó thời gian đã biền biệt giữa Tôn giả và ông lão Bà la môn làm vườn.
21/04/2016(Xem: 18510)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]