Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Việt Nam tại Thái Lan

10/04/201320:22(Xem: 4749)
Phật Giáo Việt Nam tại Thái Lan

Thailandbiggestbuddha_1Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Phật Giáo Việt Nam tại Thái Lan

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này. Trải rộng trên toàn lãnh thổ Thái Lan, đi đến đâu cũng có sự hiện diện của chùa chiền, tự viện, Tăng sĩ và những trung tâm Thiền do Giáo hội Phật giáo Thái Lan thành lập và tổ chức một cách có hệ thống. Sinh hoạt của cộng đồng Phật giáo thường được tổ chức sinh hoạt rất lớn, nếu không nói đó là một trong nhiều chương trình của quốc gia. Việc làm đầu tiên trong ngày của Phật tử Thái Lan trước khi đi đến công sở, buôn bán, hay trẻ em đến trường là lễ Phật và sớt bát (cúng dường) chư Tăng.
Phật giáo Thái Lan có một nét đặc thù, không như các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Sri Lanka, Myanmar… họ không dễ dàng chấp nhận những gì ngoài truyền thống của họ. Về tư tưởng, họ không nói gì khác ngoài cuộc đời là khổ và chấm dứt khổ đau bằng con đường thiền định được ghi đầy đủ trong tạng Pàli.
Hiện nay, sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Thái Lan vẫn chưa có mặt của chư Tăng thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ngoài sự công nhận của Hoàng gia và Chính phủ Thái Lan. Chỉ gần hai năm trước đây, vào tháng 8 năm 2000, Giáo hội Phật giáo Thái Lan đã mời đại diện của Phật giáo Bắc truyền đến bàn thảo kế hoạch thành lập Hội đồng Giáo hội (tổ chức thống nhất). Có thể đây là dấu hiệu cải cách nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Từ những điều đã nói trên, chúng tôi không nghĩ rằng Phật tử Việt Nam sẽ ngạc nhiên khi được biết Phật giáo Việt Nam đã có mặt trên xứ sở này cách đây hơn 200 năm về trước(1). Điều này đã tạo nên một sự ngạc nhiên đối với người phương Tây khi nghiên cứu Phật giáo Thái Lan. Tuy nhiên, phần đông dân Thái gọi nôm na Phật giáo Bắc truyền ở đất nước này trong khái niệm “chùa Tàu” mà tiếng Thái gọi là “wat Chin”.
Phật giáo Bắc truyền đến xứ sở chùa tháp này cách đây hơn 200 năm, và hiện nay có hai dấu ấn chính là Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến Phật giáo Việt Nam.
Vị danh tăng được xem là người giới thiệu Phật giáo Việt Nam trên đất Thái sớm nhất là Đại sư Thích Báo Aân (?) thuộc môn phái Lâm Tế. Bảo tháp của ngài được tôn trí tại Quảng Phước tự (tất cả chùa Việt Nam ở Thái Lan hiện nay đều đổi tên Thái, nhưng ở đây chúng tôi không đề cập). Ngôi chùa đầu tiên được kiều bào Việt Nam xây dựng trên đất Thái là chùa Cam Lồ, nhưng nay ngôi chùa này đã trở thành chùa Tàu. Ngôi chùa thứ hai có tên là chùa Hội Khánh, chùa này được di chuyển và tái trùng tu vào năm 1956 do kiều bào Việt Nam và Chính phủ Thái đóng góp. Duy nhất tại chùa này chúng ta có thể đọc được tiếng Việt Nam “Chùa Hội Khánh” ngay cổng tam quan của chùa. Chùa tọa lạc tại khu vực Chinatown trên đường Supa.
Tiếp theo 2 ngôi chùa trên trải qua một thời gian dài, chư Tăng người Việt Nam không còn và đệ tử tiếp nối của họ toàn là người Thái, hiện nay theo truyền thống Phật giáo Việt Nam có 15 ngôi chùa nằm dọc trên đất nước Thái. Tại trung tâm Bangkok có 7 ngôi, 8 ngôi còn lại thuộc các tỉnh phía Nam và Đông bắc Thái Lan(2). Nếu không được giới thiệu, chúng ta sẽ không thể biết được đâu là chùa Việt Nam, bởi vì tất cả tên chùa này được viết bằng chữ Thái và Hán, có thể dễ lẫn lộn giữa chùa Việt - Thái và chùa Tàu.
Mặc dù chư tôn đức Phật giáo Việt nam đã hết sức nỗ lực trong con đường hoằng hóa, tuy nhiên sinh hoạt của chư Tăng Phật giáo Bắc truyền và số lượng tu sĩ cũng như ngôi Tam bảo vẫn hết sức khiêm tốn và lu mờ trên đất nước này, một đất nước có gần 30.000 ngôi chùa và thường xuyên có hơn 300.000 tu sĩ Phật giáo, chưa kể các trung tâm Phật giáo quốc tế đặt tại đây(3).
Tác giả bài viết này đã hết sức xúc động khi lần đầu tiên đến thăm một ngôi chùa Việt Nam, tham dự một thời kinh tối, được nghe giọng tụng kinh theo âm Việt, bài Tâm Kinh Bát Nhã và Hồi hướng của chư Tăng người Thái.
Một khía cạnh khác chúng tôi muốn nói, mặc dù là tu sĩ theo truyền thống Bắc tông nói chung hay các thiền phái Việt Nam nói riêng nhưng mọi sinh hoạt ở đây nhất nhất phải áp dụng như các Tăng sĩ Thái, và theo luật pháp của Thái. Chỉ có một điểm khác biệt đáng kể của Phật giáo Bắc truyền hoặc Phật giáo Việt Nam tại Thái Lan so với Phật giáo Thái Lan là hình thức nghi lễ.
Hòa thượng Thích Kỉnh Chiếu, hiện là Chủ tịch của Phật giáo Bắc truyền tại Thái Lan, viện chủ chùa Hội Phước và là giám đốc trường tiểu, trung học được thành lập bởi Phật giáo Việt Nam nằm rải rác trên đất Thái; và là người luôn luôn mang hoài bão phục hưng - phát triển thiền phái. Hiện nay, chư Tăng đang lưu trú tại 15 ngôi chùa của Việt Nam không đông lắm, nhưng có thể nói cũng đủ để đảm trách các Phật sự, nếu họ được đào tạo như Tăng sĩ tại quê nhà.
Theo tâm nguyện của Hòa thượng, chúng tôi được biết hiện nay Phật giáo Việt Nam tại Thái Lan đã gởi 20 vị Tăng theo học các ngành tại Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore. Lực lượng Tăng sĩ này là sự chuẩn bị cho nhân sự của trường đại học Phật giáo Việt Nam tại Thái Lan. Cũng theo tâm nguyện của ngài, Hòa thượng cho biết chương trình chủ đạo của trường đại học này sẽ theo chương trình đào tạo của Phật giáo Việt Nam. Do đó, ngài luôn mong mõi được Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ. Hòa thượng cho biết, ngài mong muốn những Tăng sĩ trẻ Việt Nam tại Thái Lan được đào tạo tại trong nước, có nề nếp sinh hoạt, tư duy và hành động theo truyền thống và bản sắc của Phật giáo Việt Nam.
Với tầm mức phát triển hiện tại, Phật giáo Việt Nam là một trong những trung tâm Phật giáo được khu vực và thế giới chú ý. Thông qua Thư ký của ngài Tăng thống Phật giáo Lào, chúng tôi cũng được biết, Phật giáo Lào mong muốn và chờ đợi sự tiếp nhận đào tạo Tăng sĩ Lào của Phật giáo Việt Nam. Cũng thế, nhiều vị Tăng sĩ Phật giáo ở các nước khác mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc, họ cũng mong muốn được học và nghiên cứu Phật giáo tại nước ta. Như thế, từ điểm này chúng tôi nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam nếu có chương trình và được tạo các điều kiện thuận lợi thì trong tương lai không xa, một “trung tâm Phật giáo lớn” như chúng ta đã có trong lịch sử sẽ được phục hồi nhanh chóng.
Với bài viết này, chúng tôi hy vọng Phật tử Việt Nam ghi nhận nơi đây sự hiện hữu của Phật giáo Việt Nam trên đất Thái và chia sẻ những bước đường khó nhọc mà các vị tiền bối của chúng ta đã đi trên con đường hoằng pháp; cũng như hiểu rõ những thao thức, hoài bão của các vị tôn túc hiện tại, mong muốn được duy trì và phát triển Phật giáo Việt Nam một cách hiệu quả và thiết thực trên đất nước này.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2022(Xem: 3313)
1. Không thể trả ơn (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 2) 2. Cha Mẹ là “Phật” (Kinh Tâm Địa Quán) 3. Cha Mẹ là “Phạm Thiên” (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 3 Người con hiếu được sinh thiên) 4. Diệu hạnh hiếu kính Cha Mẹ (Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Kinh Tập_Sutta Nipata. Chương II. Kệ 404_ Người con hiếu được sinh thiên) 5. Lành thay hiếu kính Cha Mẹ (Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Bà La Môn, Phẩm Cư Sĩ, Phần Màtaposaka_ Người con hiếu được sinh thiên) 6. Phụng dưỡng Cha Mẹ với Từ tâm (Tiểu Bộ Kinh, Chuyện tiền thân số 532, Kệ 90-93_ Người con hiếu được sinh thiên) 7. Điềm Lành (Tiểu Bộ Kinh. Tiểu Tụng. V. Kinh Điềm Lành, Kệ 5) 8. Hiếu hạnh cảm đến trời đất (Khế Kinh)
25/07/2022(Xem: 3950)
Thư Mời Tham Dự Đại Lễ Vu Lan Bao Hiếu Pl 2566 (2022) tại Tu Viện An Lạc, California, Hoa Kỳ
22/07/2022(Xem: 2196)
Dường như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Dường như thông điệp thiện chân Tim hồng mầu nhiệm mẹ phân thân vào Cho đêm vằng vặc trăng sao Cho ngày biển rộng non cao vô bờ.
22/07/2022(Xem: 3752)
Vì cảm niệm ân sâu nghĩa nặng của Mẹ Cha nên Tôn giả Mục Kiền Liên, một đại đệ tử của Đức Phật, sau khi tu tập và chứng đắc đạo quả A La Hán. Khởi đầu công cuộc hoằng pháp lợi sanh của một người xuất gia, Ngài đi tìm Mẹ để báo hiếu và cứu khổ. Mẹ của Ngài là bà Thanh Đề đang bị thọ quả báo trong A Tỳ địa ngục, do lúc sinh tiền Thân mẫu Thanh Đề vì niềm tin dị biệt đã đem lời phỉ báng Phật, hủy nhục Tăng, khinh khi nói xấu người chân chánh xuất gia tu hành, mưu toan hãm hại thanh danh của Tăng chúng, làm cho người khác mất chánh tín đối với Tam Bảo. Vì vậy mà nhân quả luân hồi, phải nhận lấy sự báo ứng không sao tránh khỏi. Duyên khởi truyền thống Vu lan trong Phật Giáo cũng từ sự kiện lịch sử này.
20/07/2022(Xem: 4713)
Thông Báo Thay Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan Pl 2566 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 7/8/2022)
11/07/2022(Xem: 2737)
Lâu ni con mãi xa nhà Quê hương chỉ có mẹ già nhớ con Vào - ra Mẹ cứ bồn chồn Con đi - đi biệt - Mẹ khôn nguôi buồn Một đời quang gánh gian truân Lưng chai nắng sớm - thân luồn gió sương
01/09/2021(Xem: 9449)
Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan vào hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 2021 (ngày 21 và 22 tháng 7 năm Tân Sửu) - Phật lịch 2565. Ngày 28 tháng 8, Tu viện tụng kinh Vu Lan Báo Ân, Mục Liên Sám Pháp và làm lễ Quy y Tam Bảo. Ngày 29 tháng 8, Tu viện trang nghiêm cử hành Đại lễ Vu Lan theo chương trình sau: 09:00 Phật tử vân tập 10:00 Pháp thoại. Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện giảng về chữ “Hiếu”: Hiếu dưỡng, Hiếu tâm, Hiếu hạnh và Hiếu thuận. Bài hát “Hiếu Đạo”. Rachael Tường Vi hát 11:00 Khai lễ Vu Lan Cung nghinh Chư Tôn Đức Ni quang lâm chánh điện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]