Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

10/04/201320:17(Xem: 5357)
Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

phatvatangdoan_phattuTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh. Cho nên, việc kiến tạo chùa tháp, giảng dạy giáo pháp, tổ chức giáo hội....cho đến trang nghiêm Phật quốc cũng phải xuất phát từ bản tâm thanh tịnh, vô cầu tự lợi của mỗi Phật tử chúng ta.
Do vậy, chúng ta muốn việc hành đạo cho được viên mãn, có nghĩa là trong mỗi người đã khẳng định được vai trò của từng người là một sứ giả Như lai. Sứ giả Như Lai tự thể là những người nhận lãnh trọng trách lớn lao, mang hoài bảo của ba đời chư Phật vào đời, làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, không riêng một ai và không ở quốc độ nào mệt mỏi, phân biệt, nhàm chán và khiếp sợ, không bị thế lực nào cản trở việc khai bày cho chúng sanh thấy được bản tâm của chư Phật.
Sứ giả Như Lai hiện hữu là Tăng bảo, một hàng ngũ kế thừa sự nghiệp của chư Phật. Trong Tăng bảo đó, có sự hiện diện đầy đủ của Phật bảo và Pháp bảo, Thế gian trú trì Tam bảo.
Ý chí và tâm nguyện của chúng ta có thực hiện nổi trọng trách ấy hay không? Đây là câu hỏi chúng ta cần quan tâm và đưa lên hàng đầu trong mọi công việc, phải là niềm thôi thúc lớn lao của mỗi người con Phật. Chúng ta thấy rằng, kiếp hiện tại này Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật là một quá trình chuyển tâm lâu dài của vô số kiếp. Sinh thành trong thế giới ta bà uế độ là một trở ngại lớn, pháp nhược ma cường, đời người ngắn ngủi và nhiều sự mệt mỏi, không phải một sớm, một chiều mà ước nguyện này chúng ta dễ thành tựu.
Nhưng, thiết nghĩ chúng ta có thể thực hiện chúng trong một mức độ nào đó, tùy thuận vào sự nhận thức, ý chí và trong lời nguyện này, tựa như Cổ đức đã nói: “Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” phỏng nghĩa là chuyên tâm và ý chí vào một chỗ thì không có việc gì lại không hoàn thành.
Ý nghĩa “quên mình” là một yếu tố tiên quyết trong lúc thừa hành Phật sự. Hành Bồ-tát đạo là bằng tâm vô chấp, vô nhiễm, xả ly, nếu chúng ta mang vào đời bằng tâm này thì chúng ta sẽ không còn thấy phải làm thế này và không làm thế khác, thấy chúng sanh phải độ và chưa độ, còn nguyện phải làm và chưa làm có nghĩa chúng ta sẽ không vướng kẹt trong thế giới của chấp trước, và tâm mong cầu được thành tựu. Chúng ta hiểu rằng sự biểu lộ hành động, vẫn chỉ là phương tiện pháp biểu lộ tâm nguyện, chứ không phải là mục đích tối thượng. Hành động của Phật là hành không mong cầu, kết quả của Phật chính là không kết quả, tâm của Phật chính là tâm vô nguyện, tất cả đều được lưu xuất từ chơn tâm thanh tịnh, tự nhiên nhi nhiên và tự chúng thành tựu.
Do đó, chúng ta trước khi dấn thân vào đời, thiết nghĩ ở một trạng thái nhất định nào đó của tâm nguyện chúng ta phải mặc được chiếc áo quên mình thì lúc ấy, chúng ta không thấy mỏi mệt để phục vụ, và không thấy vướng kẹt bởi con người này hoặc con người khác, thế lực này và sức ép kia. Làm việc Phật với mục đích để cầu xưng danh và nhãn hiệu thì chắc chắn không có kết quả chính đáng, nếu có chẳng phải là Phật quả mà chính là hành động của ma (vong thất Bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp).Tuy nhiên, trước khi khoác chiếc áo “quên mình” vào thân chúng ta cần nhiều yếu tố khác hổ trợ để đầy đủ nghị lực.
Nội lực của mỗi sứ giả Như Lai. Thông thường, con người trang sức năng lực và bề ngoài của mình bằng một số kiến thức, kinh nghiệm thu thập được trong quá trình học tập, danh tiếng và chức vị xã hội. Ngược lại, sứ giả Như lai trang sức thân và tâm của mình bằng tâm giải thoát và thân tự tại. Sứ giả Như Lai không cầu không lợi, tiết chế tham dục, luôn làm giàu định huệ và lòng Từ-Bi. Ngoài những thứ ấy ra tất cả đều là thứ yếu. Bởi vì, sở trường của Phật giáo chính là những giá trị tâm linh siêu việt cần để trang bị nội lực của mình. Thêm nữa, phẩm chất giải thoát chính là đạo hạnh của mỗi chúng ta, nếu không có phẩm chất này dẫn đường, thì con đường Phật sự lại vướng kẹt và rất nhiều tăm tối.
Do đó, nội lực và phẩm chất là hai yếu tố để chúng ta khoát chiếc áo “quên mình” dấn thân vào cuộc đời. Không có nội lực và phẩm chất lại mang thân vào đời để hành Phật đạo như yêu cầu mong muốn, thì thực như chúng ta khoác chiếc áo lửa để rồi thiêu đốt lấy mình. Thế nên, người hành đạo cần phải nên trau dồi những yếu tố này được hoàn thiện.
Tóm lại, sứ giả Như Lai mang tâm và hạnh nguyện của ba đời chư Phật dấn thân vào cuộc đời để hành Phật đạo không khoác chiếc áo quên mình vào thân thì thật sự thiếu sót cho chí nguyện cao cả, và việc làm ấy không khéo chỉ tô diểm cho hành động của ma, chính chúng không mang lại lợi ích lớn lao và cuối cùng chỉ để đối đãi với pháp hữu vi (mộng lại càng thêm mộng) không lột tả hết ý nghĩa siêu việt của đạo Phật. Lý tưởng ấy chính là sự giải thoát khổ đau và giác ngộ thực tính của vạn pháp.
Với suy nghĩ trên, nghĩ rằng chúng ta muốn thật sự viên thành Phật đạo, cần phải soi xét lại hành động của mình khi thể nhập và hòa quyện trong cuộc sống. Sự phát triển của thời đại, con người gọi là thiên niên kỷ của thông tin bùng nổ, dưới con mắt của giáo pháp gọi là thiên niên kỷ của vọng tưởng điên đão nếu chúng ta không lưu tâm và kiểm soát chúng.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2020(Xem: 7424)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) tại Thiền Viện Minh Quang Sydney, thứ Tư 02/09/2020 (15/07/Canh Tý), Viện Chủ HT Thích Minh Hiếu.
02/09/2020(Xem: 3518)
Hạnh Phúc Đã nhiều năm bôn ba Khắp thế giới bao la Vẫn chưa nhận biết ra Chân hạnh phúc đâu là Bỗng trong một sắc na Ngắm ánh trăng trắng ngà Lá vàng rơi là đà Chợt bừng tỉnh hiểu ra Hạnh phúc chẳng đâu xa Mỗi khi quay về nhà Vui sống cùng mẹ cha Thật hạnh phúc đó là Hạnh phúc chẳng đâu xa Chính trong tầm tay ta Sống trung thực hiền hòa Luôn mở lòng vị tha Biết đủ không xa hoa Chiến thắng được nội ma Nhận thấy Phật trong ta Chân hạnh phúc rõ là. An tịnh tự tâm ta Ao sen rộ nở hoa Một lòng niệm Di Đà Hạnh phúc thật không xa. Bắc Úc, Mùa Vu Lan 2020 28/08/2020
01/09/2020(Xem: 3533)
Thắng Hội Vu lan trải đất trời Đang mùa dịch bệnh khắp nơi nơi Thương nhiều đói lạnh kêu không thấu Xót lắm phiền đau nói chẳng rồi Thành thị người thưa nhà phố lẻ Quê làng ruộng lỡ cảnh đời côi Quì hương khấn lễ mong qua khỏi Kiếp nạn còn vương sớm dứt rời. 1/9/2020 Minh Đạo
01/09/2020(Xem: 3958)
Mẹ ơi hôm nay ngày của mẹ. Viết tặng bài thơ Con dâng Mẹ. Nơi Con xứ khách trời se lạnh. Chạnh lòng Con nhớ tiếng ầu ơ. Thời gian hờ hững chẳng đoi chờ. Chợt giật mình Mẹ đã già nua. Mãi mê quay với dòng đời cuốn. Bóng Mẹ già mình hạc sương mai Hướng về Mẹ Con xin cầu nguyện. Con mong mẹ an lạc bên Phật Và Vu Lan cũng tưởng về Cha. Ngày xưa mưa nắng Cha dãi dầu. Gian nan khổ Cha đâu nán lòng Tóc Cha mây trắng phủ giang đâu. Con mong Cha mãi vui an lạc. Cha mãi làm đuốc sáng đời Con. Thích Nữ Diệu Liên
31/08/2020(Xem: 7689)
Hôm nay 30/8/2020, để tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của hai đấng sanh thành: Cha và Mẹ. Tứ chúng chùa Việt Nam, đồng tụng kinh Báo Hiếu để hướng nguyện về Cha Mẹ. Cầu cho Cha Mẹ hiện tiền thân tâm an ổn và phước thọ tăng trưởng. Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ Tiên cửu hiền thất tổ quá cố ác đạo xa lìa, được sanh Tịnh Cảnh. Ngỏ hầu đáp đền một trong muôn phần thâm ân cao dày của hai đấng sanh thành của chúng ta. Và Lễ Quy Y Tam Bảo được diễn ra thanh tịnh và trang nghiêm. Cũng như lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn trong sự thương tưởng đến người quá Cố của chúng ta bằng lời kinh, tiếng mõ thật trầm ấm. Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
31/08/2020(Xem: 7045)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc (Thứ Bảy, 29/8/2020, nhằm ngày 11/7/Canh Tý)
30/08/2020(Xem: 12064)
Dâng dòng thơ Đạo an vui Nhiệm mầu pháp giới Mẹ cười mỉm chi Câu kinh gửi gắm trang dài Âm ba vi diệu một ngày Mẹ nghe Chuyện xưa ân nghĩa dâng về Rộn ràng xúc cảm, vắng hoe nỗi buồn Chữ Hiền, chữ Nhẫn, chữ Thương Thi ca bát ngát Mẹ thường gửi trao Từng câu ai điếu nghẹn ngào Từng lời từ ái dạt dào cho con Muôn vàn hương sắc ngời loang Là muôn vàn ý mãi còn đọng lưu Dâng dòng thơ ẩn chữ Tu Mẹ cười một nụ thiên thu nhẹ nhàng.
30/08/2020(Xem: 6530)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) Tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc Chủ Nhật 30/08/2020 nhằm ngày 12/07/ Canh Tý. Trụ Trì TT Thích Viên Trí.
30/08/2020(Xem: 4424)
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong Truyện Kiều, cũng ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay. Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”. Tự thân Nguyễn Du đã nhận chịu quá nhiều đau thương buồn tủi từ thuở ấu thơ nên tâm hồn rất nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế. Những tác phẩm của tiên sinh thường bàng bạc tinh thần Phật Giáo qua luật nhân quả, vòng sinh tử luân hồi, vay trả mà chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử, vất vưởng khắp chốn u tối mịt mùng. Những oan hồn đó chỉ trông chờ vào mùa mưa Tháng Bảy, m
30/08/2020(Xem: 5791)
Chiều Vu Lan đong đầy ân tình mẹ. Bất chợt chúng ta nghe tiếng hát ngọt ngào, trữ tình của ca sĩ Hạnh Nguyên, thì trong lòng chúng ta càng trân trọng sâu lắng hơn nghĩa tri ân bởi ngàn đời còn đó, gương hiếu hạnh Bồ Tát Mục Kiền Liên. Trong mùa Vu Lan mưa giăng sầu nhớ thương, chúng ta hãy tìm lại chính mình xem mình đã làm được điều gì đó cho cha mẹ vui chưa? Tôi đi qua gần nữa đời người, anh đi qua trọn cả đời người và em đang là tuổi hoa niên. Tất cả chúng ta có mấy ai trong đời sống đúng ý nghĩa một con người như lời đức Phật dạy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]