Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

10/04/201320:17(Xem: 5341)
Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

phatvatangdoan_phattuTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Phật sự viên thành và ý nghĩa sự quên mình

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh. Cho nên, việc kiến tạo chùa tháp, giảng dạy giáo pháp, tổ chức giáo hội....cho đến trang nghiêm Phật quốc cũng phải xuất phát từ bản tâm thanh tịnh, vô cầu tự lợi của mỗi Phật tử chúng ta.
Do vậy, chúng ta muốn việc hành đạo cho được viên mãn, có nghĩa là trong mỗi người đã khẳng định được vai trò của từng người là một sứ giả Như lai. Sứ giả Như Lai tự thể là những người nhận lãnh trọng trách lớn lao, mang hoài bảo của ba đời chư Phật vào đời, làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, không riêng một ai và không ở quốc độ nào mệt mỏi, phân biệt, nhàm chán và khiếp sợ, không bị thế lực nào cản trở việc khai bày cho chúng sanh thấy được bản tâm của chư Phật.
Sứ giả Như Lai hiện hữu là Tăng bảo, một hàng ngũ kế thừa sự nghiệp của chư Phật. Trong Tăng bảo đó, có sự hiện diện đầy đủ của Phật bảo và Pháp bảo, Thế gian trú trì Tam bảo.
Ý chí và tâm nguyện của chúng ta có thực hiện nổi trọng trách ấy hay không? Đây là câu hỏi chúng ta cần quan tâm và đưa lên hàng đầu trong mọi công việc, phải là niềm thôi thúc lớn lao của mỗi người con Phật. Chúng ta thấy rằng, kiếp hiện tại này Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật là một quá trình chuyển tâm lâu dài của vô số kiếp. Sinh thành trong thế giới ta bà uế độ là một trở ngại lớn, pháp nhược ma cường, đời người ngắn ngủi và nhiều sự mệt mỏi, không phải một sớm, một chiều mà ước nguyện này chúng ta dễ thành tựu.
Nhưng, thiết nghĩ chúng ta có thể thực hiện chúng trong một mức độ nào đó, tùy thuận vào sự nhận thức, ý chí và trong lời nguyện này, tựa như Cổ đức đã nói: “Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” phỏng nghĩa là chuyên tâm và ý chí vào một chỗ thì không có việc gì lại không hoàn thành.
Ý nghĩa “quên mình” là một yếu tố tiên quyết trong lúc thừa hành Phật sự. Hành Bồ-tát đạo là bằng tâm vô chấp, vô nhiễm, xả ly, nếu chúng ta mang vào đời bằng tâm này thì chúng ta sẽ không còn thấy phải làm thế này và không làm thế khác, thấy chúng sanh phải độ và chưa độ, còn nguyện phải làm và chưa làm có nghĩa chúng ta sẽ không vướng kẹt trong thế giới của chấp trước, và tâm mong cầu được thành tựu. Chúng ta hiểu rằng sự biểu lộ hành động, vẫn chỉ là phương tiện pháp biểu lộ tâm nguyện, chứ không phải là mục đích tối thượng. Hành động của Phật là hành không mong cầu, kết quả của Phật chính là không kết quả, tâm của Phật chính là tâm vô nguyện, tất cả đều được lưu xuất từ chơn tâm thanh tịnh, tự nhiên nhi nhiên và tự chúng thành tựu.
Do đó, chúng ta trước khi dấn thân vào đời, thiết nghĩ ở một trạng thái nhất định nào đó của tâm nguyện chúng ta phải mặc được chiếc áo quên mình thì lúc ấy, chúng ta không thấy mỏi mệt để phục vụ, và không thấy vướng kẹt bởi con người này hoặc con người khác, thế lực này và sức ép kia. Làm việc Phật với mục đích để cầu xưng danh và nhãn hiệu thì chắc chắn không có kết quả chính đáng, nếu có chẳng phải là Phật quả mà chính là hành động của ma (vong thất Bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp).Tuy nhiên, trước khi khoác chiếc áo “quên mình” vào thân chúng ta cần nhiều yếu tố khác hổ trợ để đầy đủ nghị lực.
Nội lực của mỗi sứ giả Như Lai. Thông thường, con người trang sức năng lực và bề ngoài của mình bằng một số kiến thức, kinh nghiệm thu thập được trong quá trình học tập, danh tiếng và chức vị xã hội. Ngược lại, sứ giả Như lai trang sức thân và tâm của mình bằng tâm giải thoát và thân tự tại. Sứ giả Như Lai không cầu không lợi, tiết chế tham dục, luôn làm giàu định huệ và lòng Từ-Bi. Ngoài những thứ ấy ra tất cả đều là thứ yếu. Bởi vì, sở trường của Phật giáo chính là những giá trị tâm linh siêu việt cần để trang bị nội lực của mình. Thêm nữa, phẩm chất giải thoát chính là đạo hạnh của mỗi chúng ta, nếu không có phẩm chất này dẫn đường, thì con đường Phật sự lại vướng kẹt và rất nhiều tăm tối.
Do đó, nội lực và phẩm chất là hai yếu tố để chúng ta khoát chiếc áo “quên mình” dấn thân vào cuộc đời. Không có nội lực và phẩm chất lại mang thân vào đời để hành Phật đạo như yêu cầu mong muốn, thì thực như chúng ta khoác chiếc áo lửa để rồi thiêu đốt lấy mình. Thế nên, người hành đạo cần phải nên trau dồi những yếu tố này được hoàn thiện.
Tóm lại, sứ giả Như Lai mang tâm và hạnh nguyện của ba đời chư Phật dấn thân vào cuộc đời để hành Phật đạo không khoác chiếc áo quên mình vào thân thì thật sự thiếu sót cho chí nguyện cao cả, và việc làm ấy không khéo chỉ tô diểm cho hành động của ma, chính chúng không mang lại lợi ích lớn lao và cuối cùng chỉ để đối đãi với pháp hữu vi (mộng lại càng thêm mộng) không lột tả hết ý nghĩa siêu việt của đạo Phật. Lý tưởng ấy chính là sự giải thoát khổ đau và giác ngộ thực tính của vạn pháp.
Với suy nghĩ trên, nghĩ rằng chúng ta muốn thật sự viên thành Phật đạo, cần phải soi xét lại hành động của mình khi thể nhập và hòa quyện trong cuộc sống. Sự phát triển của thời đại, con người gọi là thiên niên kỷ của thông tin bùng nổ, dưới con mắt của giáo pháp gọi là thiên niên kỷ của vọng tưởng điên đão nếu chúng ta không lưu tâm và kiểm soát chúng.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 14345)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
27/03/2011(Xem: 7486)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
09/03/2011(Xem: 11039)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
23/02/2011(Xem: 5404)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
22/01/2011(Xem: 14501)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
24/12/2010(Xem: 3736)
Ý Nghĩa Lễ Vu Lan Mùa Vu Lan Báo Hiếu Năm Tân Mão, Phật Lịch 2555 đang trở về trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta và trong trái tim của những người con Phật khắp mọi miền trên thế giới. Trong niềm vui giải thoát của ngày Phật hoan hỷ cùng với tín tâm thuần tịnh của ba tháng thanh tu đã viên mãn sau giờ phút Chư Tăng Tự Tứ.
20/11/2010(Xem: 5386)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
30/10/2010(Xem: 5298)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
20/10/2010(Xem: 8306)
Hôm nay ngày Rằm tháng 7, ngày lễ Vu Lan, ngày Tự Tứ của chư Tăng Kiết hạ sau 3 tháng an cư tu tập, cũng gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân, ngày “Báo Hiếu của mọi người con Phật”. Ngày Vu Lan đến, người ly hương cũng như kẻ còn nơi quê Cha đất Tổ đều có lòng tưởng nhớ đến Tổ Tiên, Cha Mẹ, tháng 7 là tháng nhớ ơn, là mùa Báo Hiếu, là nguồn đạo hạnh…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]