Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình yêu chân thật

10/04/201320:13(Xem: 3314)
Tình yêu chân thật

hoa_hongTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tình yêu chân thật

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
Tôi chỉ trả lời với bạn trong phạm vi suy nghĩ của mình. Có tình yêu chân thật chứ. Việc cho rằng, có hay không có nó không nằm trong câu hỏi và câu trả lời của lý thuyết, ngôn ngữ; chúng ta sẽ khó tìm ra một câu trả lời dứt khoát, bởi chính chúng luôn di chuyễn theo nhiều chiều ngược lại. Theo tôi, sẽ có một câu trả lời là chính trong thái độ sống, trong hành động của mỗi con người sẽ thay ta trả lời câu hỏi lớn lao đó. Tình yêu sẽ theo dòng suy nghĩ của mỗi con người để cuối cùng trở thành chân thật hay giả dối.
Một cách được học, tôi nói tình yêu chân thật theo lời của đức Phật dạy, trước nhất tình yêu ấy phải được đốt lên trong những trái tim thật sự yêu thương và biết cởi trói lòng yêu thương ấy hết khả năng của nó. Bởi vì, chỉ có trái tim yêu thương được rộng mở thì bạn và tôi mới có đủ sức để đối diện, để tháo gỡ được những vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột và mới đủ ý thức tha thứ cho nhau nhiều lỗi lầm, mới đủ khả năng để dập tắt sự ích kỷ hiện hữu trong tình yêu thương ấy. Có như vậy, bạn và tôi mới tỉnh táo thấy được đâu là sự thật của vị ngọt tình yêu, là bước đi và sự rung động của trái tim, vừa huyền bí và cũng quá nhiều sỗ sàng, đã vượt quá khỏi hàng rào của ý thức. Có như vậy, bạn và tôi mới thấy được trái tim của mình và tâm tình người mình yêu thương. Chân thật hay giả dối, chúng ta cần phải bình tâm lắng nghe tiếng nói của trái tim dưới sự buông xả của ý thức linh mẫn.
Ngược lại, bạn phải ý thức rằng, bạn còn rất nhiều tánh xấu trong cuộc sống tình yêu chứ, nào: ghen tuông, tham lam, ích kỷ, giận hờn, cố chấp và nhất là chỉ sống trong thế giới của thức vọng tưởng xa rời thực tế. Tại sao vậy, không chỉ riêng bạn và tôi mà hầu hết trong mỗi chúng ta đang đối diện với chúng. Bởi vì, lòng ích kỷ (Ngã sở) là một trong những thuộc tính của con người, của tình yêu. Từ lòng ích kỷ xuất phát, bạn và tôi yêu nhau rồi chăm sóc lẫn nhau, rồi ghen tuông, cố chấp và cố nắm bắt những gì chỉ có lợi cho mình nhưng làm tổn hại đến người khác, cũng phát xuất từ thuộc tính này.
Sự thèm khát dục vọng ảo tưởng đã chế ngự quá lớn trong trái tim của mình, khiến cho chúng ta không nhận thấy được vị ngọt giả dối trong tình yêu và cứ thế, chúng ta không dám nhìn nhận sự thật, từ đó tình yêu thuở đầu nó đã là một sự kết hợp ảo tưởng, lại được phủ lên lớp sơn tự ngã bao phủ và nuôi dưỡng chúng lớn lên trong từng ngày.
Như vậy, chân thật hay giả dối là do thái độ sống sai khác của mỗi con người mà có sai khác. Lẽ tất nhiên, bạn và tôi không thể gạt bỏ hết đường đi của trái tim, vì nhiều lúc những đường đi chi li, ngóc ngách ấy làm cho trái tim sinh động hơn, mầu nhiệm hơn. Tuy nhiên, nhận thức được bản chất của tình yêu và cộng thêm một chút lượng thứ nữa, bạn và tôi và tất cả trong chúng ta sẽ say đắm và yêu thương nhiều hơn nữa. Từ đó, tình yêu sẽ thật sự vi diệu.
Tình yêu là một báu vật kỳ lạ, xuất hiện từ thuở vừa có trời đất và con người, cũng dễ nắm giữ và cũng dễ dàng đánh mất nó. Tình yêu thuở ban đầu cũng không chứa đựng màu sắc đau khổ hay hạnh phúc, chân thật hay giả dối khoảng cách này dài ngắn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người. Có quá nhiều người hạnh phúc với tình yêu mà mình đã xây dựng và cũng khá nhiều người đau khổ bởi chúng.
Như thế, bạn có thấy nó hệ trọng lắm không, lá thư viết ngắn này chỉ là một vài dòng trong toàn tập đồ sộ nói về tình yêu thôi bạn nhỉ?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3940)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 3956)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 3377)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 3381)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
10/04/2013(Xem: 3180)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
10/04/2013(Xem: 3648)
Chiếc lắc bạc rất đẹp của mẹ được bắt đầu như là “chiếc lắc bà”, với những vật lưu niệm có khắc tên và ngày sinh sáu đứa cháu của mẹ. Có những dòng thông tin về một đứa cháu gái hoặc cháu trai; những người khác, được ghi đơn giản trên những chiếc đĩa bạc. Thế rồi mẹ gắn thêm vào vật kỷ niệm cho tôi và cho Art, anh trai tôi. Nhiều thập kỷ sau khi kết hôn, mẹ có một chiếc nhẫn cưới bằng kim cương mới, mẹ lại gắn chiếc nhẫn bạc mỏng trước đây vào chiếc lắc.
10/04/2013(Xem: 6741)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
10/04/2013(Xem: 3004)
Mẹ và quê hương là chủ đề đêm ca nhạc do Đại đức Thích Chơn Thức, trụ trì chùa Bửu Long, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào tối 29-7-2011 tại chùa Bửu Long, nhân mùa Báo hiếu Vu Lan PL.2555
10/04/2013(Xem: 3096)
Mùa Vu lan báo hiếu PL.2555 một lần nữa lại về, mùa mà tất cả những người con Phật noi gương Đức Mục Kiền Liên “Nguyện làm con thảo”. Đối với Đạo Phật “Hiếu tâm tức thị Phật tâm” (孝心即是佛心) - Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức.
10/04/2013(Xem: 3874)
Chùa Bửu Long, ngôi chùa cổ trên 200 năm ở Diên Khánh 寶 龍 寺 Thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ĐT. 0583.784061 Trú trì: Đại đức Thích Chơn Thức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567