Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

10/04/201320:12(Xem: 4242)
Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

1canhdep2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế. Đây quả là những điều hết sức căn bản trong đời sống mà con người luôn tự hỏi với chính mình và thế giới chung quanh. Sống làm gì? Thế nào? Và chết sẽ đi về đâu? Có phải chăng sống và chết là một hiện tượng, như bao hiện tượng khác biểu hiện trong thế giới tự nhiên không một may may chống trái.
Tuệ Trung Thượng sĩ là một con người như bao con người khác sinh ra và lớn lên, già chết không ra ngoài quy luật nghìn đời. Đó là quy luật đổi thay - Vô thường của vũ trụ bao la. Nhưng tại sao chính ngay cái bình thường ấy, ông là kẻ khác thường. Khác thường trong hành động, trong sự suy nghĩ, đời sống cho đến nỗi chúng ta dễ lầm lẫn ông là kẻ ngông cuồng khi chưa hiểu rõ về Ông.
Nguyên tố nào đã cấu thành một con người Thượng Sĩ? Động cơ nào đã thúc đẫy ông dám vứt bỏ, quay lưng với vở tuồng lớn đang diễn ra hết sức sôi động trên sân khấu cuộc đời. Đây có phải là một nguyên tố:
Hình hài suy yếu đâu phải là chuyện đáng buồn
Cũng không phải chim hạc lánh đàn gà
Nghìn màu xanh, muôn vẽ thúy tràn ngập làng nước
Góc bể bên trời là nơi nuôi dưỡng chân tánh của ta.
( Dưỡng chân- Đỗ Văn Hỷ dịch).
Trong cái bình thường, Sinh-Lão-Bệnh-Tử là một quy luật hết sức tự nhiên. Chuyện đã tự nhiên thì có đáng gì để quan tâm, ở đây điều mà Thượng Sĩ quan tâm chính là làm sao để tìm cho bằng được một con đường để hòa nhập với cái mênh mông của vũ trụ. Góc bể bên trời là nơi có thể dong thuyền thực hiện một chuyến đi vào cỏi bao la vô tận của đại dương, kẻ ngông cuồng Thượng sĩ đó đã chọn bến cho con tàu của mình.
Vì đã lấy giả tạo thêm cái giả khác, cái đau buồn bi thảm khi phân ly, sự mất mát làm thú đau thương để nuôi dưỡng mạng sống; con người đã lầm nhận giặc là bạn, đã nuôi ong tay áo trở lại hại mình. Sống chết là trò hề, là cái huyễn được tạo ra ngay trong cuộc đời, thế mà con người cứ bám víu vào nó, thấy rõ được điều này một con người tầm thường đã biến thành Thượng Sĩ.
Cho đến thấy rõ được mặt thật của cuộc đời (Pháp nhĩ như thị), Thượng Sĩ vẫn chưa lấy làm tự mãn, và thọ hưởng những gì ông đã đạt được. Cuộc đời - Thế giới muôn màu sắc, sở dĩ nó đẹp - Chính là nó luôn luôn biến đỗi và chính nó biết phủ định lấy nó. Thượng sĩ đã không nắm giữ, bám víu và chấp nhận sự phủ phàng để quay lưng với những biến đổi không thật mà tìm đến cái gì vĩnh hằng hơn.
Sự nhận thức - Vốn dĩ nó muôn trùng, chính ngay sự đa dạng đó, Thượng sĩ đã cảm nhận được vọng thức. Sự sai lầm ở thế giới trong ta dẫn đến sự sai lầm lớn về thế giới quanh ta. Từ nơi không thấy được sự thật với chính mình, giá trị bên trong của một con người. Con người cứ rong đuổi tìm con người của mình ở bên ngoài, mượn giá trị bên ngoài làm giá trị cho mình, có biết đâu giá trị đó chính là kết quả quyết định bản lĩnh của mình.
Ngay chính nơi nương tựa thiêng liêng nhất của con nguời, điều mà con người chưa bao giờ thấy được, có chăng đó chỉ là một đức tin thành khẩn nhất. Thế mà Thượng Sĩ quả quyết chẳng ở đâu xa:
Giẫm chân tới đầu cổng chùa chưa được giây lát
Buông lời dọc ngang viết lên bài kệ
Năng gần đây, ngòi bút trở nên hờ hững
Như Lai ở ba giới cũng chả biết là thế nào!
(Đề Tinh xá - Đỗ văn hỷ dịch).
Cái lầm lẫn mà muôn đời con người cứ lầm lẫn, chính ông đã không lầm lẫn, tuyệt đích là cái biết không hai. Thực thể là thực thể, không có hai mặt trong một thực thể. Do vậy, khơi dậy được cái sâu sắc bên trong, ông đã đặt bút ngay trong bài “ Tùy cơ ứng đối”:
Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo là hư tịch
Biết nơi nào trung tâm.
Tâm và Đạo chẳng ở đâu; sinh tử chính là Niết bàn; phiền não tức Bồ đề. Ngay chính Niết bàn cũng là điều hư dối, Thượng sĩ đã đánh bật nhận thức thường tình của con người. Đến và Đi là lẽ “Đạo”, lẽ thường tình, đừng nói sống mà có chết. Sống là biểu hiện của cái chết, chết là sự nẩy mầm cho đời sống mới. Nhận thức được điều then chốt ấy trong cuộc sống, thấy rõ bản chất của chính sự vật, mới có một nhận thức đúng (minh minh thường tự tại), Tuệ Trung đã có bản lĩnh làm được điều đó. Sự vi diệu của cuộc sống Thượng sĩ đã nhận chân được trong dòng chảy vô tận, đã giúp ông thấy được chính ông cũng không ngoài hiện tượng trôi chảy. Cứ thế và cứ để nó trôi êm đềm như thế, đừng ngăn cản, dại dột chết đuối bởi một dòng sông :
Thôi đừng hỏi con đường của sống và chết làm gì
Thời tiết của nhân duyên cứ thế tự nó hình thành
Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi
Nước suối không tiếng nào không phải là
tiếng nước giao vào dòng suối.
Hàng năm hoa vẫn nở vào tháng ba
Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm
Ai là ngườI hiểu được mặt người Mẹ
Mới tin rằng người và trời đều là giả danh.
( Thời tiết yên định - Đỗ văn Hỷ dịch).
Phật chẳng ở đâu xa - Đạo chẳng màng tìm kiếm. Chết chính là sự thay đỗi của cuộc sống, vươn lên cho sự sống thường còn chính là sự thực hiện một công trình chết. Ai đã đến và ai đã đi trong một thế giới chưa từng thay đổi:
Tâm mà sinh chừ sinh tử sinh
Tâm mà diệt chừ sinh tử diệt
Sanh tử xưa nay vốn tánh không
Chết là dối chết sinh dối sinh
………
Chớ như hươu khát nước đuổi bóng nước
………
Kẻ ngu sống chết mãi lo âu
Người trí rõ thông nhàn thôi vậy.
( Trúc Thiên dịch)
Đánh bật lẽ thường để dành lại cái “Thị thường” như thế, có phải đây là Kẻ Ngông Cuồng Trong Đôi Mắt Phàm Tình không vậy?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4452)
Khi người bạn thân của tôi đột ngột qua đời, để lại trần gian người vợ trẻ và một đứa con gái chưa dứt sữa. Người đàn bà này vẫn ở vậy nuôi con, dành hết mọi nguồn yêu thương cho đứa con gái duy nhất của hai người, như thể để bù đắp cho nó sự thiếu vắng người cha trên bước đường đời sắp tới.
11/04/2013(Xem: 8279)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4394)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 7015)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4793)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 5022)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4687)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3879)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4714)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4769)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]