Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

10/04/201320:12(Xem: 4214)
Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

1canhdep2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tuệ Trung Thượng Sỹ kẻ ngông cuồng trong đôi mắt phàm tình

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế. Đây quả là những điều hết sức căn bản trong đời sống mà con người luôn tự hỏi với chính mình và thế giới chung quanh. Sống làm gì? Thế nào? Và chết sẽ đi về đâu? Có phải chăng sống và chết là một hiện tượng, như bao hiện tượng khác biểu hiện trong thế giới tự nhiên không một may may chống trái.
Tuệ Trung Thượng sĩ là một con người như bao con người khác sinh ra và lớn lên, già chết không ra ngoài quy luật nghìn đời. Đó là quy luật đổi thay - Vô thường của vũ trụ bao la. Nhưng tại sao chính ngay cái bình thường ấy, ông là kẻ khác thường. Khác thường trong hành động, trong sự suy nghĩ, đời sống cho đến nỗi chúng ta dễ lầm lẫn ông là kẻ ngông cuồng khi chưa hiểu rõ về Ông.
Nguyên tố nào đã cấu thành một con người Thượng Sĩ? Động cơ nào đã thúc đẫy ông dám vứt bỏ, quay lưng với vở tuồng lớn đang diễn ra hết sức sôi động trên sân khấu cuộc đời. Đây có phải là một nguyên tố:
Hình hài suy yếu đâu phải là chuyện đáng buồn
Cũng không phải chim hạc lánh đàn gà
Nghìn màu xanh, muôn vẽ thúy tràn ngập làng nước
Góc bể bên trời là nơi nuôi dưỡng chân tánh của ta.
( Dưỡng chân- Đỗ Văn Hỷ dịch).
Trong cái bình thường, Sinh-Lão-Bệnh-Tử là một quy luật hết sức tự nhiên. Chuyện đã tự nhiên thì có đáng gì để quan tâm, ở đây điều mà Thượng Sĩ quan tâm chính là làm sao để tìm cho bằng được một con đường để hòa nhập với cái mênh mông của vũ trụ. Góc bể bên trời là nơi có thể dong thuyền thực hiện một chuyến đi vào cỏi bao la vô tận của đại dương, kẻ ngông cuồng Thượng sĩ đó đã chọn bến cho con tàu của mình.
Vì đã lấy giả tạo thêm cái giả khác, cái đau buồn bi thảm khi phân ly, sự mất mát làm thú đau thương để nuôi dưỡng mạng sống; con người đã lầm nhận giặc là bạn, đã nuôi ong tay áo trở lại hại mình. Sống chết là trò hề, là cái huyễn được tạo ra ngay trong cuộc đời, thế mà con người cứ bám víu vào nó, thấy rõ được điều này một con người tầm thường đã biến thành Thượng Sĩ.
Cho đến thấy rõ được mặt thật của cuộc đời (Pháp nhĩ như thị), Thượng Sĩ vẫn chưa lấy làm tự mãn, và thọ hưởng những gì ông đã đạt được. Cuộc đời - Thế giới muôn màu sắc, sở dĩ nó đẹp - Chính là nó luôn luôn biến đỗi và chính nó biết phủ định lấy nó. Thượng sĩ đã không nắm giữ, bám víu và chấp nhận sự phủ phàng để quay lưng với những biến đổi không thật mà tìm đến cái gì vĩnh hằng hơn.
Sự nhận thức - Vốn dĩ nó muôn trùng, chính ngay sự đa dạng đó, Thượng sĩ đã cảm nhận được vọng thức. Sự sai lầm ở thế giới trong ta dẫn đến sự sai lầm lớn về thế giới quanh ta. Từ nơi không thấy được sự thật với chính mình, giá trị bên trong của một con người. Con người cứ rong đuổi tìm con người của mình ở bên ngoài, mượn giá trị bên ngoài làm giá trị cho mình, có biết đâu giá trị đó chính là kết quả quyết định bản lĩnh của mình.
Ngay chính nơi nương tựa thiêng liêng nhất của con nguời, điều mà con người chưa bao giờ thấy được, có chăng đó chỉ là một đức tin thành khẩn nhất. Thế mà Thượng Sĩ quả quyết chẳng ở đâu xa:
Giẫm chân tới đầu cổng chùa chưa được giây lát
Buông lời dọc ngang viết lên bài kệ
Năng gần đây, ngòi bút trở nên hờ hững
Như Lai ở ba giới cũng chả biết là thế nào!
(Đề Tinh xá - Đỗ văn hỷ dịch).
Cái lầm lẫn mà muôn đời con người cứ lầm lẫn, chính ông đã không lầm lẫn, tuyệt đích là cái biết không hai. Thực thể là thực thể, không có hai mặt trong một thực thể. Do vậy, khơi dậy được cái sâu sắc bên trong, ông đã đặt bút ngay trong bài “ Tùy cơ ứng đối”:
Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo là hư tịch
Biết nơi nào trung tâm.
Tâm và Đạo chẳng ở đâu; sinh tử chính là Niết bàn; phiền não tức Bồ đề. Ngay chính Niết bàn cũng là điều hư dối, Thượng sĩ đã đánh bật nhận thức thường tình của con người. Đến và Đi là lẽ “Đạo”, lẽ thường tình, đừng nói sống mà có chết. Sống là biểu hiện của cái chết, chết là sự nẩy mầm cho đời sống mới. Nhận thức được điều then chốt ấy trong cuộc sống, thấy rõ bản chất của chính sự vật, mới có một nhận thức đúng (minh minh thường tự tại), Tuệ Trung đã có bản lĩnh làm được điều đó. Sự vi diệu của cuộc sống Thượng sĩ đã nhận chân được trong dòng chảy vô tận, đã giúp ông thấy được chính ông cũng không ngoài hiện tượng trôi chảy. Cứ thế và cứ để nó trôi êm đềm như thế, đừng ngăn cản, dại dột chết đuối bởi một dòng sông :
Thôi đừng hỏi con đường của sống và chết làm gì
Thời tiết của nhân duyên cứ thế tự nó hình thành
Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi
Nước suối không tiếng nào không phải là
tiếng nước giao vào dòng suối.
Hàng năm hoa vẫn nở vào tháng ba
Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm
Ai là ngườI hiểu được mặt người Mẹ
Mới tin rằng người và trời đều là giả danh.
( Thời tiết yên định - Đỗ văn Hỷ dịch).
Phật chẳng ở đâu xa - Đạo chẳng màng tìm kiếm. Chết chính là sự thay đỗi của cuộc sống, vươn lên cho sự sống thường còn chính là sự thực hiện một công trình chết. Ai đã đến và ai đã đi trong một thế giới chưa từng thay đổi:
Tâm mà sinh chừ sinh tử sinh
Tâm mà diệt chừ sinh tử diệt
Sanh tử xưa nay vốn tánh không
Chết là dối chết sinh dối sinh
………
Chớ như hươu khát nước đuổi bóng nước
………
Kẻ ngu sống chết mãi lo âu
Người trí rõ thông nhàn thôi vậy.
( Trúc Thiên dịch)
Đánh bật lẽ thường để dành lại cái “Thị thường” như thế, có phải đây là Kẻ Ngông Cuồng Trong Đôi Mắt Phàm Tình không vậy?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2015(Xem: 5374)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).
20/08/2015(Xem: 9736)
Thiệp Mời dự Lễ Vu Lan 2015 tại Chùa Thiên Trúc
20/08/2015(Xem: 9467)
Chiều nâng lên chén cơm đầy Nhớ cha quay quắt những ngày thê lương Cháo đong loãng nhạt ưu buồn Đủ vui cái dạ lưng chừng xôn xao Sáng ngồi tán gẫu tầm phào Ly cà phê đá ngọt ngào rộn vui Nhớ cha năm tháng bùi ngùi
19/08/2015(Xem: 5198)
Hội này hội lễ vu lan Nhớ ơn cha mẹ mênh mang biển trời. Một mùa Vu Lan 2015, PL 2559 nữa lại về, mùa của hiếu hạnh đền đáp công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, vì nhờ đó mà chúng ta có thân thể và cuộc sống hiện hữu giữa cuộc đời này. Nhân dịp này, chùa Hương Sen cũng tổ chức lễ An vị Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 12 feet và Khóa Tịnh Tu Một Ngày nơi vùng núi thanh nhã này để cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ và cha mẹ quá vãng cùng cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ. Chương trình như sau:
19/08/2015(Xem: 4236)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con. Ta còn một cánh đồng_ cánh đồng Việt nam óng ả mượt mà sóng lúa nhấp nhô, đâu đó vọng tiếng sáo diều như lời quê tự sự và thấp thoáng hình bóng cánh cò lặn lội, mẹ chính là cánh cò xưa bất hủ tìm kiếm mãi nguồn sống tinh hoa trong rơm rạ cuộc đời để cho con và vì con.
18/08/2015(Xem: 5055)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Vân Kiều”. Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được một cái danh dự vô song khi GS Trần Cửu Chấn đệ trình Luận án Tiến sĩ này trước Hội đồng Giám khảo của Viện Đại Học La Sorbonne. Các học giả, các Giáo Sư Đại Học Pháp quốc và Việt Nam đã viết nhiều bài ca tụng Truyện Kiều và Nguyễn Du cùng tán thán Luận án Tiến sĩ của GS TS Trần Cửu Chấn. Nhà phê bình văn học Cung Giũ Nguyên trong bài “ La conscience matheureuse chez Nguyễn Du” đã gọi GS TS Trần Cửu Chấn là Bộ-Trưởng-kiêm Sinh-Viên (Ministre-Étudiant). GS TS Trần Cửu Chấn cũng
18/08/2015(Xem: 3944)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó.
18/08/2015(Xem: 3972)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian, là tình cảm con người đối đãi. Hay nói khác là cơ hội để cho con cháu nhớ đến công đức của đấng sanh thành mà đền đáp. Sự đền đáp công ơn cha mẹ không phải dễ thực hiện cho nên có thể gọi là một việc khó nghĩ bàn. Vã lại trong dân gian có nhiều huyền thoại về những đứa con hiếu hạnh. Như trong các truyện nhị thập tứ hiếu chẳng hạn. Vì thế cho nên không ai lại không cảm thấy trong lòng có chút băn khoăn, là liệu mình có thể làm được như người xưa hay không? Đó là chưa nói đến lãnh vực tâm linh vì chúng ta nhìn đời bằng con mắt trần, thì làm sao thấy được cảnh giới vi diệu kia? May thay chúng ta là Phật tử, nên đây cũng là cơ hội để cho những
18/08/2015(Xem: 4685)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, này các Tỷ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
14/08/2015(Xem: 3787)
Một lần nọ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều? - Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít . - Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]