Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc lắc của mẹ

10/04/201320:11(Xem: 4445)
Chiếc lắc của mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Chiếc lắc của mẹ

Nhị Tường

Nguồn: Peg Kehret. Nhị Tường dịch


*Chiếc lắc bạc rất đẹp của mẹ được bắt đầu như là “chiếc lắc bà”, với những vật lưu niệm có khắc tên và ngày sinh sáu đứa cháu của mẹ. Có những dòng thông tin về một đứa cháu gái hoặc cháu trai; những người khác, được ghi đơn giản trên những chiếc đĩa bạc. Thế rồi mẹ gắn thêm vào vật kỷ niệm cho tôi và cho Art, anh trai tôi. Nhiều thập kỷ sau khi kết hôn, mẹ có một chiếc nhẫn cưới bằng kim cương mới, mẹ lại gắn chiếc nhẫn bạc mỏng trước đây vào chiếc lắc.
Một con heo bạc nhỏ đu đưa trong chiếc lắc – đó là món quà lưu niệm sau nhiều năm làm việc của công ty Hormel tặng cho cha. Cũng có một kỷ vật từ Bồ Đào Nha tôi không biết ý nghĩa trọng đại của nó là gì ngoại trừ biết là cha mẹ tôi đã có lần đi Bồ Đào Nha. Cuối cùng, có một lần, những kỷ vật được gắn thêm vào đó là dành cho mười một đứa chắt của mẹ. Mẹ thường hay đeo chiếc lắc này và luôn luôn đeo vào Ngày lễ Mẹ.
Sau khi mẹ qua đời, Art và tôi lên kế hoạch sẽ gặp nhau tại nhà mẹ để phân phối tất cả những đồ đạc của mẹ. Mẹ sống ở Burlingame, California. Art và Joan, vợ anh bay về từ Minnesota. Chồng tôi, Carl, và tôi lên kế hoạch lái chiếc xe bán tải từ Washington để tôi có thể mang về nhà những chiếc đĩa sứ rất đẹp của mẹ mà tôi vốn rất thích, cùng với chiếc rương nhỏ nhiều ngăn kéo—món duy nhất của mẹ mà sở hữu cho riêng mẹ.
Khi bước ra khỏi căn nhà để thực hiện cuộc hành trình, tôi bị ngã và bể mắt cá chân. Hàng giờ sau, tôi rời khỏi bệnh viện trong chiếc xe lăn với sự chỉ định phải giữ cho mắt cá chân treo cao trong vài ngày. Do trạng thái gần như bại liệt đó, tôi không thể leo lên leo xuống khỏi chiếc xe lăn mà không có sự giúp đỡ của Carl. Chuyến đi là bất khả thi.
Căn hộ của mẹ được bán đi, cần phải dọn đồ hết để giao nhà cho người mua, vì vậy Art và Joan phân loại hết mọi thứ mà không có mặt chúng tôi. Tôi ước sao mình có mặt ở đó.
Art sắp xếp để gởi cái rương nhiều ngăn và những món đồ sứ của mẹ về cho tôi. Tôi cố suy nghĩ thêm món gì khác mình muốn giữ nhưng cứ mãi buồn đau mất mẹ và đau mắt cá chân, tâm trí tôi bấn loạn không tài nào nghĩ ra được thứ gì khác.
Sở thích của mẹ và tôi khác nhau; mẹ là người phụ nữ đài các thanh lịch, còn tôi là một cô gái nhà quê. Ngôi nhà của chúng tôi phản ánh tính cách của chủ nhân. Tôi không cần bất kỳ đồ đạc nào; áo quần của mẹ không vừa với tôi. Art gọi nhiều lần để hỏi về những thứ nhỏ nhặt anh ấy nghĩ có thể tôi muốn giữ lại, nhưng cuối cùng chúng tôi đã tặng hầu hết những đồ gia dụng cho một tổ chức từ thiện.
Vào Ngày Lễ Mẹ năm sau đó tôi nhớ ra chiếc lắc bạc. Tại sao tôi đã không nghĩ ra trước đó khi Art gọi cho tôi, kể về những món nữ trang của mẹ xem tôi có muốn bất cứ thứ nào không, anh không hề đề cập đến chiếc lắc. Tôi hy vọng Joan đã cất nó, nhưng khi tôi hỏi, Art nói không, và anh cũng nhớ là không hề thấy nó. Tôi thất vọng chán chường khi nghĩ đến chiếc lắc quý giá của mẹ đã vì một lý do nào đó bị bỏ quên và nằm đâu đó trong một cửa hàng của tổ chức từ thiện.
Mùa hè năm đó, hơn một năm sau khi mẹ qua đời, tôi nhận được bưu phẩm từ một cửa hàng kim hoàn ở Burlingame. Bưu phẩm được gởi bảo đảm và tôi phải ký nhận. Tôi không thể tưởng tượng được cái gì bên trong đó. Khi mở chiếc hộp, mắt tôi đẫm lệ. Chiến lắc của mẹ nằm gọn gàng trong hộp lót nhung màu xám, đó là chiếc hộp mà mẹ luôn cất chiếc lắc!
Một mẩu giấy ghi chú của người chủ tiệm kim hoàn giải thích rằng mẹ đã mang chiếc lắc đến đó để khắc thêm tên một đứa chắt mới nhất, nhưng mẹ không bao giờ quay trở lại để nhận lại. Khi người chủ tiệm gọi điện thoại cho mẹ thì điện thoại đã ngừng sử dụng.
"Bà ấy là một phụ nữ đáng yêu," ông viết, "và tôi biết chiếc lắc này một kỷ vật gia đình". Ông đã tìm kiếm những thông tin còn lưu giữ đến khi tìm được một khách hàng khác sống cùng chung cư với mẹ. Ông gọi cho bà ấy, giải thích về chiếc lắc, và hỏi bà ấy có biết làm cách nào liên lạc với bất cứ ai trong gia đình của mẹ tôi. Bà ấy đã đến tiệm kim hoàn trả tiền công cho chiếc lắc và cung cấp cho chủ tiệm thông tin về tôi. Thế là ông ấy gởi chiếc lắc của mẹ đến cho tôi.
Mỗi năm vào Ngày lễ Mẹ, khi đeo chặt chiếc lắc quanh cổ tay, tôi không chỉ nhớ đến người mẹ thân yêu mà còn cảm ơn hai người hào phóng đã nỗ lực tìm cách để hoàn trả kho báu quý giá của gia đình cho một người mà họ chưa bao giờ gặp mặt.
(Nhị Tường dịch từ Chicken Soup for the Soul)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2011(Xem: 4392)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 4783)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 4100)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 5355)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 3960)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4821)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 5112)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 13891)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 4187)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
12/08/2011(Xem: 4227)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]