Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà Cụ Già & Chiếc Xe Chó

10/04/201320:00(Xem: 4543)
Bà Cụ Già & Chiếc Xe Chó

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Bà Cụ Già & Chiếc Xe Chó

Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó.
Cỗ xe cuộc đời.
10 năm nay, bà con xã Phước Vinh, khu vực biên giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã quen với hình ảnh bà cụ và chiếc xe chó. Bao năm qua chó Vàng cứ lầm lũi kéo xe chạy trên đường, gánh trên vai gánh nặng cuộc đời của bà chủ tội nghiệp của nó.
Bà Mỹ từng có chồng, có con. Chồng mất, người phụ nữ ấy hết lặn lội nuôi con, đến nuôi dâu, rồi nuôi cháu. Mấy mẹ con tần tảo xây được căn nhà. Nhà mới chưa ráo hồ thì người ta khiêng xác đứa con trai đầy máu về đặt trước mặt bà. Một "hung thần đường phố" nào đó đã cướp sinh mạng nó rồi bỏ trốn. Người mẹ ấy lặng lẽ bán cái nhà mới xây để lo tang ma và xây một cái mả tươm tất cho con.
Bấy giờ, tài sản đáng giá của người mẹ chỉ còn cái thân già, ba con chó và một con heo. Con trai chết rồi, chẳng còn ai đỡ đần. Chỉ còn đàn chó, con heo trung thành quấn dưới chân bà. Ban đầu bà lấy mấy thanh tre, ghép với hai bánh xe đạp rồi dạy cho con heo kéo. Cái loài ủn ỉn hay ăn hay ngủ chỉ kéo được mấy bước rồi lăn ra nghỉ mệt. Bà thử buộc xe vào cổ ba con chó. Không ngờ chúng kéo chạy bon bon. "Vậy là trời còn thương, cho một kế sinh nhai, di chuyển". Bà tự nhủ rồi chất một bao gạo, một giỏ xách đựng quần áo và di ảnh của con trai lên cỗ xe chó ấy. Cứ chó kéo xe đi trước, bà đạp xe tất tả theo sau. Người và chó đi về hướng thị xã. Ngày đi. Đêm nghỉ bên lề đường. Ròng rã gần 70 cây số đến toà án tỉnh. Người mẹ quyết tâm đòi công lý cho đứa con xấu số.
Không nhớ nổi bao lâu ăn ở vạ vật bên đường để chờ đến ngày người ta tìm ra kẻ gây tai nạn, tuyên án, người đàn bà già cỗi ấy mới cùng ba con chó lủi thủi về. Đến quê, bà tặng hết số tiền người ta đền mạng sống đứa con trai cho cô con dâu, nó cũng nghèo khó và bạc phước như bà. Còn bà, dắt mấy chú chó xuống chiếc xuồng ba lá sống một đời lênh đênh.
Cuộc đời du cư cứ buổi sớm ra đồng mò ốc, mót lúa, mót mì…, buổi chiều lại cùng mấy con chó chở những thứ vừa kiếm được ra chợ để đổi lấy thức ăn. Hàng năm trời, giấc mơ của con người ấy và mấy chú chó cũng bập bênh trên con xuồng neo ở sông Vàm Cỏ. Sau trận bệnh tưởng chết trên xuồng, bà mới mua khung chòi tre với giá bằng bốn ký thịt bò. Người ta cho dựng nhờ trên một nền đất hoang bốn mùa lộng gió bên kia sông. Vậy là bà có một nơi bình yên để treo di ảnh đứa con thân yêu.
Robinson trên đồng
Nghèo, nhiều người nghèo. Khổ, nhiều người khổ. Nhưng, con người ấy đã cho tôi cảm xúc rất lạ. Lạ từ nụ cười khanh khách trên khuôn mặt đen nhẻm đầy bùn đất. Lạ từ những giọt nước mắt lăn vội khi bỏ di ảnh con vô giỏ bàng rồi treo lên cỗ xe chó chở theo những ngả đường mưu sinh. Lạ từ chuyện lần mò trồng và chăm sóc cả một vườn khổ qua, bí đỏ, rau lang xanh mướt… để cho bà con hàng xóm ai thích ăn thì cứ hái miễn phí. Lạ từ cách mỗi ngày bà đều tìm và cắm một cành hoa tươi lên vách chòi tả tơi. Lạ đến những ngày bà nhịn đói để cho mấy chú chó được no. Lạ từ sự tự vấn bản thân khi trót làm chết mấy chú chó: "Trời! Tui già rồi, mà sao tui còn ngu hết biết vậy trời!".
Gặp tôi, bà rớt nước mắt hai lần: lần thứ nhất nói tới con trai, lần thứ hai nhắc về mấy chú chó. Cỗ xe tam cẩu giờ chỉ còn một mình con Vàng kéo. Con chó được huấn luyện đeo tờ giấy đi chợ giúp bà cụ đã bị sợi dây quấn vào cổ chết khi thò đầu xuống sông uống nước. Con chó thứ hai từng bơi qua sông kiếm người cứu chủ nhân trong đêm bà bệnh nặng trên xuồng đã bị mấy bợm nhậu bắt trộm làm thịt.
Sau khi chèo xuồng đưa tôi qua sông, bà và con Vàng lặng lẽ quay về căn chòi le lói ánh đèn chong. Nơi ấy đêm đêm chỉ còn bà cụ và con chó ngủ còng queo trên chiếc nệm làm bằng rơm khô. Phía sau xe chúng tôi nặng trĩu mấy trái bí đỏ do chính tay bà cụ nghèo trồng và hái tặng. Dù thành phố đâu thiếu thứ rau trái gì. Dù đời sống vật chất ở vùng biên giới này chẳng dư thứ gì. Nhưng, biết đâu là giới hạn của thiếu và đủ. Thôi thì, cứ hồn nhiên cho và nhận những gì mình có – người đàn bà ít học ấy đã dạy tôi như thế!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3760)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 3391)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3895)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4498)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3385)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3582)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5689)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3744)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3776)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3635)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567