Số 23-06/HĐĐH/HC/TB Phật Lịch 2565, Sydney ngày 01/08/2021
THÔNG BẠCH VU LAN PL 2565
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, Cùng quý đồng hương và chư thiện nam tín nữ Phật tử,
Kính bạch chư Tôn Đức, Kính thưa quý vị,
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát minh khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, mọi tiện nghi, của cải vật chất cùng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Ấn Quang Đại Sư từng khai thị rằng “Ăn thịt có chất độc, do lúc các con vật bị giết, tâm oán hận kết lại. Bởi thế, khi ôn dịch phát tác, người ăn chay ít bị vướng nhiễm. Hơn nữa, thịt là vật uế trược. Ăn vào máu sẽ bẩn, tinh thần tối tăm, thấy mạnh mẽ ngay đó, nhưng hiệu quả tan đi rất nhanh, dễ tạo thành đầu mối cho bệnh tật. Rau cỏ là vật thanh khiết, ăn vào khí thanh, trí sáng, khỏe mạnh, già chậm, giàu năng lượng”. Do thân, miệng, ý của con người đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp để dịch bịnh Covid-19 trở thành một lời kêu gọi thống thiết nhất cho nhân loại là phải “dừng lại, thường rửa tay, đeo khẩu trang và ở yên một chỗ”.
Hơn hai mươi sáu thế kỷ trước, Đức Phật đã thấy và biết rõ, Ngài dạy hàng đệ tử xuất gia phải tập sống đơn giản, hài hòa với thiên nhiên, trên tinh thần “ít muốn, biết đủ”, hằng ngày phải thiền định và mỗi năm ba tháng cấm túc, an cư, để thúc liễm thân tâm, trau giồi giới định tuệ.
Mùa An cư năm nay, cũng như năm 2020 vì Covid-19, Giáo Hội không thể tổ chức an cư tập trung được, nhưng mỗi tự viện thành viên đã tự tổ chức An cư tu học. Giáo Hội xin tán thán công đức những tự viện đã tổ chức thành công khóa An cư tại chỗ, và các chùa khác chư Tăng Ni cũng tâm niệm An cư và thực hiện đúng hướng dẫn ngăn ngừa dịch bệnh của chính phủ liên bang và tiểu bang, nên an toàn và mùa An cư đã hoàn mãn.
Dù mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay trong hoàn cảnh phải cách ly xã hội, nhưng với tinh thần đền đáp thâm ân, không gì hơn người Phật tử nên thực hiện lời dạy của chư Tổ “Phản quan tự kỷ, bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, có nghĩa là “Hãy nhìn lại mình, phải có bổn phận, không cậy ai khác”. Các tự viện nên tổ chức và hướng dẫn Thiền quán hay pháp tu niệm Phật tại chỗ, qua phương tiện internet, vừa hiệu quả, vừa giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài. Đặc biệt, Thiền tập của Phật Giáo đã trở thành phương pháp ứng dụng thực tiễn giúp chuyển hóa thân tâm, một giá trị văn hóa đặc sắc toàn cầu, góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa vật lý và tâm lý, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia tăng hệ miễn nhiễm và khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại.
Là người con Phật, chúng ta nên giữ vững niềm tin nơi Tam bảo và sự nhiệm mầu của Phật pháp, nỗ lực hành trì, phát tâm bố thí, để có được tâm an, vì “Tâm an vạn sự an”, từ đó đạt năng lượng thiện lành giúp mọi người có được tinh thần vô úy mà vượt qua tất cả.
Để thể hiện tinh thần hiếu đạo, trong thời gian bị phong tỏa khắp nơi này, Giáo Hội khuyến thỉnh toàn thể Tăng Ni cùng quý đồng hương Phật tử tùy theo tình hình dịch bệnh và quy định của địa phương mà tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu, đặc biệt thiết lập đàn tràng cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Corona virus vào dịp Đại Lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy ÂL (22/8/2021) và Lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm ngày 19 tháng 9 ÂL (21/10/2021), nguyện cầu những thương vong siêu thoát, những nạn nhân lây nhiễm chóng hồi phục.
Thành tâm khánh chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni tăng thêm hạ lạp, pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại. Kính chúc quý đồng hương Phật tử nhiều sức khỏe, vui trong thiền định; đem công đức này cầu nguyện Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp siêu sanh Tịnh độ và pháp giới chúng sanh, được cộng hưởng thanh bình tịnh lạc.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Nhiều khi chúng ta như muốn níu nó lại để cảm nhận từng cung bậc buồn vui của cuộc sống. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng ôm ấp một mơ ước thật táo tợn như thế, một cảm giác yêu cuộc sống đến 'vội vã',
Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Tất cả sự vật được dung chứa trong không gian đều có lực cản của chính nó và bị trọng lực thu hút và ảnh hưởng của sáu đại khác, có thể gây thêm cho sự vật ấy di động với những tốc độ khác nhau và có thể làm tổn hại đến chính nó và các sự vật khác.
Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:....Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về "Nghiệp" của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ.
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
Bé Phương chạy quanh quẩn trong sự chăm nom đầy tình thương yêu của Mẹ. Sống ở một miền quê, cách thành phố nhộn nhịp huyên náo không xa, nhưng với mật độ dân cư thưa thớt lúc bấy giờ, nơi đây trở nên trống vắng, cảnh thôn dã về đêm cô liêu tịch lặng. Mỗi khi hoàng hôn phủ xuống, những ngọn đèn dầu leo lét được thắp sáng, sự yên tĩnh của khí trời cùng hòa quyện tiếng kêu xa của loài côn trùng rĩ rả.
Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!!
Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.
Hình ảnh đàn gà con chạy quanh quẩn, ngơ ngác kêu la thất thanh một khi lạc bầy, mất mẹ; trong chúng ta ai cũng từng thấy và cảm nhận trong đời sống thường ngày. Điều này, đã chứng minh hùng hồn rằng tình thương yêu phụ mẫu tử không chỉ thể hiện sâu sắc trong phạm vi loài người.
Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, đã có rất nhiều, và rất nhiều cảm niệm về Mẹ. Mẹ, chỉ có một ý niệm này thôi mà đã thôi thúc bao áng văn hay, trác tuyệt diễm lệ để diễn tả về Người; và, cảm nhận của chúng ta về Mẹ thì dường như bất tận. Sao lại không bất tận? Tình Mẹ đối với con đâu có ý nghĩa về không gian và thời gian, bầu sữa Mẹ có thể dứt nhưng tình thương của Mẹ không bao giờ chấm dứt.
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.