Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày kết nối yêu thương

10/04/201319:42(Xem: 3994)
Ngày kết nối yêu thương

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Ngày kết nối yêu thương

Thích Thông Huệ

Nguồn: Thích Thông Huệ

Mỗi năm đến mùa Vu Lan, trong lòng chúng ta lại rộn lên một niềm hiếu hạnh, nhớ thương cha mẹ nhiều hơn. Đây là dịp làm ấm lại ân tình ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ, công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên ơn cha mẹ dù còn sống hay đã khuất. Không phải đợi đến Rằm Tháng Bảy chúng ta mới cảm thấy thương nhớ cha mẹ, mà phải tâm niệm rằng ngày nào, giờ nào, phút nào, tình yêu thương cha mẹ vẫn luôn chứa chan trong lòng mỗi người con hiếu hạnh.
“Nghĩ về mẹ trời luôn tươi sắc nắng,
Hoa trong vườn không gió cũng xôn xao”.

Vu Lan là ngày thể hiện tình người thắm thiết trong cuộc sống nhân sinh, mang tính văn hóa đạo đức tâm linh, văn hóa đạo đức tình người. Ngày lễ hội này đã ăn sâu trong lòng mỗi người dân Việt, cũng như sự ảnh hưởng của nó lan tỏa khắp cộng đồng nhân loại, thắm đượm tinh thần từ bi của Đạo Phật. Ngày Vu Lan không chỉ dành riêng cho người phật tử hay trong Đạo Phật, mà còn là mùa lễ hội văn hóa của tình người, mở rộng tâm hồn để kết nối nhịp cầu yêu thương với mọi người và tất cả chúng sanh trong cùng khắp pháp giới. Tinh thần ảnh hưởng của ngày lễ hội thù thắng này có tác dụng rất mạnh mẽ trong xã hội, mang tính nhân văn cao cả, suy tiến mọi ân tình ân nghĩa trong cuộc sống, khuyến khích mọi người sống có luân thường đạo lý theo quy luật vận hành tự nhiên của nhân quả.
Khi Đạo Phật du nhập vào nền văn hóa nước ta, bên cạnh những lời dạy đầy minh triết của Đức Phật nhằm chuyển hóa thân tâm, đạt đến mục tiêu tối thượng là giác ngộ giải thoát, thì tinh thần của ngày lễ Vu Lan cũng dần dần trở thành ngày lễ hội truyền thống của dân tộc. Dầu có bề bộn công việc gì, đến ngày này chúng ta đều về chùa, dự vào pháp phần của Phật, nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, cách báo hiếu, đền ơn đáp nghĩa, chúng ta mới thấy hết ý nghĩa trong đời sống đạo đức tâm linh. Mỗi chúng ta đều mang trong mình dòng máu của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. “Mộc bổn thủy nguyên”, ai ai cũng có nguồn cội gốc gác của mình.
“Cây có cội mới trổ cành xanh lá,
Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông”.

Vu Lan được xem là “ngày về nguồn”, là dịp để truy niệm nguồn gốc hiện hữu của mình trên thế gian, và những ân tình đã cưu mang chúng ta tồn tại, phát triển trong cuộc đời này. Sự sống của chúng ta được tiếp diễn bằng những mối tương duyên, tương quan của mọi người xung quanh, thân hoặc sơ, trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng ta. Không một ai có thể tự tách rời ra mà tồn tại được. Đây là tinh thần nhân văn cao cả thể hiện trong ý nghĩa về lý nhân duyên sinh, trùng trùng duyên khởi. Nếu mọi người đều hiểu được đạo lý này, mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã hội sẽ tươi đẹp, thấm đượm tinh thần từ bi, vô ngã vị tha của Đạo Phật.
Tất cả chúng ta có mặt trên cõi đời này đều do công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ thuở bé, cha mẹ đã lo cho ta từng cái ăn, cái mặc. Đến khi lớn lên, lại lo cho chúng ta đến trường trau dồi kiến thức, mai sau có công danh sự nghiệp cho mình tiến thân. Không những thế, cha mẹ sợ chúng ta hư hỏng nên hướng vào môi trường đạo đức tâm linh, đưa đến chùa quy y Tam Bảo, biết cách ăn ở hiền thiện, để từ đó chúng ta làm hành trang bước vào đời một cách tự tin và vững chãi. Vì vậy, công ơn cha mẹ thật vô bờ bến, mà bổn phận mỗi người con phải tự mình ghi khắc trong tim. Nếu chúng ta không thương cha mẹ một cách chân tình thì đối với những ân tình ân nghĩa khác trong xã hội, chúng ta cũng không thể báo đáp trọn vẹn. Giả chăng nếu có, cũng chỉ là một hình thức vụ lợi để mưu cầu cho riêng mình.
Có thể nói, hiếu đạo là nền tảng đạo đức của xã hội loài người, là nền móng căn bản hướng đến lầu cao trí tuệ, là tiêu chí căn bản của người tu. Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, Đạo hiếu tức là Đạo Phật. Là người phật tử đến chùa tụng kinh, làm mọi việc thiện lành, lại sống bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ thì không xứng đáng là người đệ tử Phật. Trong kinh, Đức Phật dạy: “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật”. Đức Phật đã nâng địa vị của cha mẹ lên ngang tầm với Ngài, xem cha mẹ tại tiền như Phật tại thế mà hết lòng phụng thờ, nuôi dưỡng cho trọn đạo làm con. Như thế, chúng ta có thể hất hủi, xem thường cha mẹ mình chăng? Thơ ca dân gian cũng đã truyền tụng:
“Cha già là Phật Thích Ca,
Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm.
Nhớ ngày xá tội vong nhân,
Lên chùa lễ Phật đền ơn sanh thành”.

Sự hiếu thảo của con cháu là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ khi tuổi đã xế chiều. Đối với người già, các nhu cầu tiêu thụ về đời sống vật chất không nhiều, điều cần thiết nhất là niềm vui tinh thần khi được nhìn thấy con cháu ngoan hiền, gia đình đông đủ, sum họp vui vầy hạnh phúc bên nhau. Vì vậy, khi cha mẹ còn sống, chúng ta nên hết lòng phụng dưỡng, thường xuyên lui tới hỏi han, thăm nom, chăm sóc để không phải hối tiếc về sau khi cha mẹ đã lìa đời. Chúng ta đến chùa, học hiểu phật pháp rồi đem về Phật hóa gia đình, làm cho gia đình hạnh phúc, xã hội bình an phúc lạc.
Bất hạnh thay cho những ai không còn cha mẹ hiện hữu trên đời để vỗ về sưởi ấm con tim, không còn dịp để phụng dưỡng, đền đáp thâm ân cao vời của cha mẹ, thì đến ngày Vu Lan nên một lòng chí thành tưởng nhớ về hai đấng sanh thành với niềm tôn kính nhất, phát tâm làm mọi điều thiện lành, sống tốt đời đẹp đạo, hồi hướng công đức cho cha mẹ sớm siêu sanh về cõi giới an lành. Đó cũng là cách báo đáp công ơn cha mẹ khi người đã khuất.
“Nếu mình hiếu kính mẹ cha,
Mai sau con hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công”.

Từ cổ chí kim, Đông phương hay Tây phương đều suy tiến đạo hiếu. Tinh thần của ngày lễ Vu Lan được thể hiện trên ba phương diện: lòng biết ơn công lao sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, phương pháp báo đáp công ơn đó và nhân quả tất yếu của đạo hiếu. Chúng ta nên biết, hiếu kính phải đi đôi với hiếu dưỡng. Lòng biết ơn cha mẹ phải được thể hiện bằng những hành động việc làm cụ thể, phụng dưỡng cha mẹ về vật chất lẫn tinh thần, có như vậy mới đầy đủ ý nghĩa tri ân và báo ân. Từ những ý nghĩ và hành động báo hiếu đó sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp cho những người con hiếu thảo. Vì thế, ngày Vu Lan cũng là dịp để suy tiến đạo lý nhân quả, khuyên mọi người sống hay, sống đẹp, sống có ý nghĩa. Sống là môt nghê thuật. Chúng ta phải sống hiếu thảo với cha mẹ, hiếu kính với người trên, hiếu hòa với kẻ dưới, hiếu thuận với mọi người và hiếu sinh với vạn loại. Như vậy, ngày lễ hội Vu Lan mang nhiều ý nghĩa giá trị luân lý đạo đức, đề cao mọi ân tình ân nghĩa trong cuộc sống nhân sinh và vạn loại.
Vu Lan là nhịp cầu yêu thương, được truyền thông từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Chúng ta không chỉ nhớ ơn những người đang cưu mang mình mà còn tri niệm công ơn của những người đã khuất như cửu huyền thất tổ, đa sanh phụ mẫu, thất thế phụ mẫu, hay những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, những người đã hy sinh xương máu cho nền độc lập tự do của tổ quốc, để hôm nay chúng ta được sống trong cảnh thái bình, no ấm. Nhiều đàn tràng chẩn tế, cầu siêu bạt độ, chẩn thí âm linh… được các cấp Giáo hội và chính quyền tổ chức tại các tỉnh thành cũng nhằm mục đích thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa cao đẹp này.
Tinh thần của mùa lễ hội Vu Lan giáo dục lòng nhân ái đối với kẻ còn người mất, khơi mở tấm lòng độ lượng bao dung trong mối quan hệ tương duyên giữa mình và vạn loại. Tình yêu thương đất nước, giống nòi, đạo pháp, dân tộc, tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu thương cha mẹ, mọi người, mọi loài… được suy tiến trong mọi khía cạnh đạo đức của xã hội vào dịp Đại lễ Vu Lan. Đây cũng là dịp thể hiện tinh thần cứu khổ độ sanh, mang thông điệp từ bi của Đạo Phật vào đời, chuyển hóa khổ đau, kết nối nhịp cầu yêu thương, xây dựng xã hội ngày thêm tươi đẹp, bình an, phúc lạc.

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang - Ninh Thuận.
Mùa Vu Lan - PL. 2554



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2014(Xem: 12742)
Cao Vọng của Cha Mẹ (thơ)
30/07/2014(Xem: 11545)
Hoài Vọng Mẫu Thân (thơ) Trần Trọng Khoái, Trần Kim Quế
30/07/2014(Xem: 11378)
Hiếu Niệm (thơ) của Trần Trọng Khoái
30/07/2014(Xem: 13654)
Ân Đức Sanh Thành (thơ) của Lão Thi Sĩ Trần Trọng Khoái
29/07/2014(Xem: 6091)
Cũng như có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâu dày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đã chỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau.
29/07/2014(Xem: 4846)
Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào … Giữa khuya, âm thanh trầm bổng, sâu lắng ngọt ngào của một giọng hát nữ vang lên rồi vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim. Con giật mình tỉnh giấc bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ và con. Vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời, tình cảm ấy đã bị những oán hận, buồn tủi và sự vô cảm, vô tình làm con quên lãng, làm con không thể nhận ra được tình cảm của Mẹ cũng như nỗi đau day dứt của Mẹ. Giờ thì con đã hiểu nên biết nhớ biết thương khi tiếng hát về Mẹ vọng lên giữa đêm trường.
29/07/2014(Xem: 7312)
Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung . Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam Người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu, liền nghĩ đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vở lòng mà ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; hoặc trong Quốc văn Giáo khoa thư ngày trước:
29/07/2014(Xem: 8599)
Siêng năng cần mẫn nhọc nhằn Công ơn Cha Mẹ vĩnh hằng cao sâu Đẹp thay chín chữ Cù lao: Sinh ra đau đớn xiết bao nhiêu tình Cúc thời nâng đở hy sinh Phủ năng chăm sóc vỗ về vuốt ve Súc thường bú mớm no nê Trưởng nuôi thể xác, dưỡng mê thân hình Dục thời dạy dỗ thâm tình Cố luôn trông ngắm xem nhìn thiết tha Phục quấn quít không rời tay Phúc lo đầy đủ ẳm bồng không xa
29/07/2014(Xem: 4680)
MƯỜI CÔNG ĐỨC CỦA MẸ Ơn Cha Mẹ sâu dày không kể xiết Suốt cuộc đời gian khổ cũng vì con Bao đắng cay sức lực dẫu hao mòn Đức hy sinh vẫn chẳng hề nao núng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]