Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Hiếu thời hội nhập

10/04/201319:28(Xem: 4628)
Chữ Hiếu thời hội nhập
red_rose_45

Trong thời đại kinh tế thị trường, giữa bao lo toan tất bật của cuộc sống đời thường và sự hội nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau vào Việt Nam, tấm lòng hiếu thảo của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà cũng khác xưa, ngày một xa rời bản chất giá trị truyền thống của dân tộc.
Câu chuyện “Mẹ xuôi tay, con có kịp về?” gợi cho chúng ta suy ngẫm về thực tế hiện nay của con cái đối với cha, mẹ.
Cụ Tám, 75 tuổi, phải ngồi xe lăn, sống với người giúp việc đã 8 năm ở cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh. Cụ có 3 người con đều thành đạt, làm việc và định cư ở nước ngoài. Mỗi năm các con chỉ về thăm vào dịp Tết rồi lại đi. Lúc mới quen Cụ, cứ ngỡ người giúp việc là con gái nên ngỏ lời khen sự hiếu thuận của cô khi sáng sớm đẩy xe đưa cụ ra công viên tắm nắng và tập thể dục. Có dịp hầu chuyện, mới biết rằng cụ Tám là một điển hình sống cô quạnh trong nhung lụa. Cụ tâm sự: “Các con muốn đưa tôi sang nước ngoài để chăm nom nhưng ở tuổi này rồi tha hương cũng buồn. Thành ra mỗi dịp các con về, tôi cố tỏ ra vui vẻ để chúng yên tâm. Hằng tháng, các con chuyển tiền, gửi quà về cho mẹ nhưng già rồi tiêu pha, ăn uống mấy đâu. Nhiều đêm mất ngủ, nước mắt cứ trào ra khi nghĩ ngày mình ra đi từ giả cõi đời này không biết các con có về kịp không ?”. Và còn biết bao trường hợp thương tâm khác khi cha, mẹ vĩnh biệt cõi đời con không kịp về!
Muôn đời “Nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho con cái trưởng thành là lẽ thường tình “Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng”. Chuyện cha mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm, một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm nuôi con thành tài là chuyện rất bình thường. Nhưng con cái thành đạt, có địa vị xã hội hoặc trở thành những đại gia, thì việc chăm sóc cha, mẹ để đấng sinh thành sống vui vẻ những ngày cuối đời ở buổi xế chiều lại là một hiện tượng rất hiếm. “Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.
Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, đây là dịp để người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
Ca dao có câu:
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."
Hoặc:
"Trải bao gian khổ không sờn
Muôn đời con vẫn nhớ ơn Mẹ hiền."
Hoặc:
“Đi khắp thế gian không ai Tốt bằng Mẹ,
Gian khổ cuộc đời không gánh nặng bằng cha”
Đạo Phật lại càng củng cố thêm truyền thống tốt đẹp cao cả đó bằng hành động:
"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.”
Chữ Hiếu là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” Trong trăm hạnh của con người, hạnh Hiếu đứng đầu. Và chúng ta cũng không quên khẳng định: “Hiếu vi công đức mẫu” (Lòng hiếu là mẹ của các công đức)
Con cái hiếu thảo với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới mới được an lạc, bình an. Bởi vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có hoà thuận, hiếu thảo thì xã hội mới văn minh, tiến bộ.
Nếu như ta không có tình yêu thương kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể có tình yêu thương thật sự đối với người khác. Một xã hội không có những cá nhân có tình yêu thương thật sự, chỉ có những cá nhân, mà lòng yêu thương trong họ chỉ tồn tại khi các điều kiện xuất phát từ lòng tham dục đã được thỏa mản, nếu không đúng theo sự ham muốn, nếu trái với ý muốn, thì tình thương đó sẽ tan biến, dể biến thành sự khinh khi, đố kỵ, ganh ghét và hận thù. Như thế thì xã hội đó, sẽ không thể có được sự an lạc, an bình thật sự.
Phong tục tập quán của các dân tộc, giáo lý của các tôn giáo đều khuyên dạy, đề cao và hướng con người đến nhận thức và thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành. Đặc biệt nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hóa “Nho-Thích –Đạo tam giáo chi quyền” (Đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão: cả ba đạo này đều cùng có chung một nguồn gốc…) đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ta ngay từ thời lập quốc. Chữ Hiếu đã hình thành và tồn tại trong từng cá nhân như là bản tính tự nhiên vốn có từ khi chúng ta vừa mới chào đời.
Thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người. Nhưng hiện nay, chúng ta không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân, ”Tứ trọng ân” bốn ơn lớn sâu nặng ấy nếu ai quên đi thì không thể làm người. Bởi vì: “Nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hỹ?”
Nha Thành, Mùa Vu Lan- Báo Hiếu – 2010



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2018(Xem: 8920)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ xin nhất tâm khánh tuế Tăng Già Việt Nam nơi Châu lục Bắc Mỹ thêm một hạ lạp sau mùa An cư. Năm nay Cộng đồng Phật giáoViệt Bắc Mỹ đã tổ chức rất nhiều khóa An cư khắp các tiểu bang. An cư là một truyền thống quan trọng để nuôi lớn Tăng Già cả Trí đức và Phước đức. An cư là cơ hội tuyệt diệu để Tăng Già cùng học hỏi nhau những phương thức khế thời hầu sinh tồn và phát triển Đạo pháp trên quê hương mới này.
05/08/2018(Xem: 4013)
TẤM LÒNG CỦA MẸ Cuộc đời mẹ muôn ngàn khổ nhọc Sống nuôi con từ lúc đỏ lòng Giờ đây con đã hanh thông Nhớ ơn mẹ hãy gắng công làm lành .
04/08/2018(Xem: 4274)
Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan, Bài viết này để cúng dường Tam Bảo; tất cả phước đức xin hồi hướng tới cha mẹ nhiều đời và tất cả chúng sinh ba cõi. Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng; do vậy, lòng con không giây phút nào ngưng nghĩ tới việc cứu mẹ. Trong khi đó, Đức Phật đã dạy, tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ đời trước của mình. Bài này nói về Kinh Từ Bi, một phần trong 11 pháp môn, tới cái nhìn Vô thường, rồi tới cái nhìn Duy Thức, và rồi từ Duy Thức khởi tâm đại bi. Các ý phức tạp trong bài, sẽ ghi nhiều bản dịch để đối chiếu.
03/08/2018(Xem: 4374)
Khoảnh khắc được ghi lại một cách ngẫu nhiên bởi anh Vũ Thiên Bùi đã chạm đến trái tim của nhiều người xem. Mang trong mình một sinh linh bé nhỏ nên phụ nữ mang bầu thường luôn được xem là đối tượng ưu tiên, cần quan tâm, chăm sóc ở bất kỳ đâu. Vậy nhưng trong bức ảnh do tài khoản facebook Vũ Thiên Bùi đăng tải gần đây trên một hội dành những người yêu thích nhiếp ảnh, hình ảnh người phụ nữ mang bầu lại gợi cho người ta cảm giác xót xa, thương cảm. Trong bức ảnh, một mẹ bầu khoảng 6-7 tháng đang nằm một mình co ro nơi góc cầu thang bệnh viện. Cô nằm trực tiếp xuống sàn, đầu gối lên chiếc túi trong giấc ngủ vội vàng.
03/08/2018(Xem: 8405)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
02/08/2018(Xem: 6757)
Thông Báo Lễ Vu Lan 2018 tại Chùa Khánh Anh (Bagneux)
02/08/2018(Xem: 10903)
Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2562 (2018) của Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc
01/08/2018(Xem: 59229)
Con cò lặn lội bờ sông Cò ơi sao lại quên công mẹ già Hỏi rằng ai đẻ cò ra Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi Nhớ khi đi ngược về xuôi Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò Những ngày mưa lũ gió to Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên Vợ con cò để hai bên Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi Cò ơi cò bạc như Vôi Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
16/05/2018(Xem: 5638)
Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý. Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!
16/03/2018(Xem: 11941)
1-Tình cha cao vời vợi, Như núi Thái non bồng. Như trời cao thăm thẳm, Giữa vũ trụ mênh mông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]