Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài luận văn về Mẹ ”Nhóm lửa hồng”

10/04/201319:26(Xem: 5520)
Bài luận văn về Mẹ ”Nhóm lửa hồng”

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Bài luận văn về Mẹ ”Nhóm lửa hồng”

Diệu Xuân

Nguồn: Diệu Xuân

Tôi đang ngồi trong lớp học sinh ngữ tiếng Anh dành cho những người lớn tuổi (50+). Thầy tôi còn trẻ lắm, đang yêu và sắp lám đám cưới. Thầy tôi muốn chúng tôi viết một bài luận văn về tình yêu của thời chúng tôi còn trẻ…Tình yêu ấy tôi đã và đang có, đã đơm hoa và kết trái, tôi không còn gì để viết. Hiện tại trong tôi là hình ảnh người Mẹ, lúc nào cũng rực sáng trong tôi. Tôi nhớ lại bếp lửa ngày xưa tôi đã nhóm lên cho Mẹ tôi vào mùa Đông giá lạnh, và bài luận văn bắt đầu:
”Mùa Thu 2009.
Là người ty nạn ở Đan Mạch, tôi rất nhớ quê hương tôi, gia đình tôi và Mẹ tôi rất nhiều. Mẹ tôi là tình yêu lớn nhứt mà tôi đã có. Bây giờ tôi xin viết lại lá thư mà tôi đã viết cho Mẹ tôi vào nhiều năm về trước.
Má kính yêu,
Đã khá lâu con không có thư về thăm Má, vì con bận nhiều việc quá, dù con vẫn nhớ Má rất nhiều.
Bây giờ là mùa Thu ở Đan-Mạch, tiết trời lành lạnh nhưng con nghĩ nó rất là tốt vì mình vừa trải qua một mùa Hè nóng bức, nhưng đến mùa Đông, trời lạnh lắm Má ơi, tuyết phủ ngập đường, con nhớ Má nhiều nhứt trong khoảng thời gian nầy…
Má có nhớ không? Có một lần mùa Đông ở quê hương mình lạnh lắm, lạnh hơn bao giờ hết, những cơn gió lạnh cứ thổi vào nhà qua khe cửa sổ dù bức màn đã được kéo lại. Con thấy Má run nên con đã nhóm một bếp lửa than để vào phòng Má trước khi con đi ngủ… Thế rồi buổi sớm mai thức dậy con thấy bếp lửa than ấy ở phòng con. Con đã ngủ trong tình yêu thương của Má mà con không hề biết…
Cuộc đời đưa đẩy, xuôi con về đây, vùng Bắc Âu giá lạnh, để cho bếp lửa hồng ngày xưa thêm rực rở trong con. Má không phải lo cho con, con rất là hạnh phúc trong tình nhân lọai ở quê hương thứ hai nầy, con không lạnh khi con ở nhà, vì nhà ở đây rất là chắc chắn và mình luôn có máy nóng đễ sưởi ấm khi mùa Đông đến. Con chỉ lo cho Má thôi, liệu Má có đủ sức để chống chọi lại cái giá lạnh từ mọi phía, khi những đứa con của Má lần lượt bỏ Má mà đi, điều mà ngày xưa con không nghỉ là có thể xảy ra. Má ráng giữ gìn sức khỏe nghe Má, thế nào rồi con cũng về với Má, con hy vọng đỉều đó. Dù xa xôi cách trở nhưng hình ảnh Má vẫn luôn sống mãi trong con. Với con, Má là mặt trời, là ánh lửa, để cho con ánh sáng và hơi ấm, trong cái tối tăm và lạnh giá của mùa Đông ở Đan- Mạch.
Má là tất cả Má ơi!
Con của Má.”
Bài luân văn đã chấm dứt nhưng tôi vẫn nghĩ miên man về Mẹ tôi. Vào những năm đầu khi VN vừa mỡ cửa, có người thân về quê, tôi đã nhờ họ đến nhà Mẹ tôi để thâu cho tôi một đoan video-klip…Căn nhà xưa đã hiện ra trước mắt tôi, Mẹ tôi từ trong nhà đi ra, đến ngồi trên chiếc ghế trước hành lang và khẻ nói:” Má khỏe lắm, con không phải lo cho Má.” Như để chứng minh điều đó, Mẹ tôi đứng dậy cầm lấy cây chổi bước ra trước sân quét đi quét lại những chiếc lá vàng của ngày hôm trước, đọan Mẹ tôi tiếp tục: ”Con ráng lo cho mấy đứa nhỏ ăn học, đừng để nó dốt nghe con, ngày xưa Má một mình nuôi tám đứa con mà không có đứa nào dốt hết (Ba tôi mất khi tôi được 45 ngày tuổi). Bây giờ con có đôi có bạn thì phải lo cho chúng nó ăn học nên người là Má vui rồi.”
Trong hoàn cảnh khổ đau, thiếu thốn đủ mọi bề lúc bấy giờ, có con ở nước ngoài là nguồn ”an ủi” lớn, thế mà Mẹ tôi không đòi hỏi ở tôi một khoảng vật chất, hay than van gì cả, mà chỉ lập đi lập lại chuyện ăn học cho các con tôi. Có lẻ Mẹ tôi đã quen rồi sự khổ đau và vất vả của cuộc đời, nhưng mà Mẹ tôi già rồi đâu còn sức để lao động nửa… Bổng dưng tôi ràn rụa nước mắt và hiểu ra rằng : Mẹ tôi đã cam chịu được tất cả sóng gió của cuộc đời, nhưng chỉ có một điều Mẹ tôi không chấp nhận đó là sự dốt nát của mình. Mẹ tôi sanh ra trong thời phong kiến không được cắp sách đến trường để học, nhưng Mẹ tôi đã cải lại số mệnh hẫm hiu đó để tự học và chỉ có thể đọc đươc chử in. Nhiều lần Mẹ tôi thố lộ: ” Má chỉ học lóm thôi con”. Còn viết thì chỉ một chử duy nhất, đó là tên của chính mình (để khỏi lăn tay) tên một lòai chim NHẠN.
Đời Mẹ như đời con Nhạn trắng
Tung đôi cánh bạc khắp trời xanh
Đời con tựa thể con chim nhỏ
Chưa đủ cánh lông phải đậu cành
Nhưng đến khi nào lông cánh đủ
Mẹ dìu con liệng tự trời cao
Hải hồ phỉ chí đời son trẻ
Vủ trụ thâu trong đôi mắt trông

(Thơ của cố Thượng Tọa Thích Giác Huệ)
Ngày nay, các con tôi đã lớn, đã thành người hữu dụng trong xã hội, Mẹ tôi đã qua đời, tôi đang sống những chuổi ngày còn lại để suy gẫm, để yêu thương tình người, và để nói lời cám ơn…
Xin cám ơn Trời Phật. Cám ơn Mẹ. Cám ơn Đan-Mạch đã cưu mang tôi vào trong một quốc gia bé nhỏ, lạnh- lẽo nhưng được tiếng là hạnh-phúc nhứt trên thế giới nầy. Xin cám ơn cuộc đời…

Mùa Vu Lan 2010.
Diệu Xuân.
Thương về hai anh:
Ngô Thiên Tường, Ngô Thanh Hữu ở Los Angeles để cùng em nhớ về Má.
-Cám ơn các con: Đồng, Đương, Đăng đã giúp má phương tiện viết bằng chử việt trên trang web nầy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2010(Xem: 5565)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 7322)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 8976)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8512)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]