Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sau này con sẽ không như mẹ

10/04/201318:59(Xem: 4261)
Sau này con sẽ không như mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Sau này con sẽ không như mẹ

Tiểu Lâm Trang

Nguồn: Tiểu Lâm Trang

Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!”
Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?”
Bất giác con thảng thốt...
Có lẽ chỉ khoảng 5, 6 năm nữa thôi, con cũng sẽ trở thành một bà mẹ của những đứa con mình. Rồi con sẽ làm thế nào với chúng? Con chưa sẵn sàng nên con cũng không biết nữa. Nhưng con biết rằng, con không muốn mình sẽ trở thành một người mẹ giống như mẹ đâu, mẹ ạ...
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ phải lấy một người chồng của một gia đình phong kiến, cổ hủ, và lạc hậu.
Con sẽ phải có một bà mẹ chồng lúc nào cũng săm soi, bắt bẻ con từng li từng tí. Bắt con phải làm những việc mà một đứa con gái thành phố như mẹ ngày ấy, như con bây giờ chưa khi nào phải làm: làm ruộng, bắt gà, cho lợn ăn, dọn chuồng lợn,...
Con còn nhớ như in cái ngày đưa bố ra đồng cách đây 17 năm. Đó là những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch. Trời mưa không dứt. Con đường quê lầy lội ngập trong bùn và cả phân trâu. Vậy mà bà nội bắt mẹ phải làm theo cái phong tục cổ hủ và tàn nhẫn của họ: nằm ra đường, lăn từ cửa nhà ra tới ngoài đồng.
Sinh lực của một người đàn bà vừa đột ngột mất chồng không đủ để mẹ có thể làm được việc đó. Vừa lăn, vừa khóc, mẹ ngất lên ngất xuống giữa đường mấy lần. Thế mà họ vẫn nhẫn tâm không cho mẹ đứng dậy. Bạn bè của bố mẹ từ Hà Nội về cố gắng thuyết phục bà nội và các chú, nhưng không có một ai mảy may động lòng. Nước mắt mẹ rơi là sự đau đớn khi người bạn đời của mình ra đi, là sự lo lắng cho tương lai sau này của 2 đứa con, và có lẽ nó cũng chất chứa không ít sự tủi nhục.
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ trở thành một góa phụ từ năm 40 tuổi với hai đứa con thơ, một đứa vừa bước chân vào cấp 2, và một đứa sắp tròn 4 tuổi.
Trước hết là vấn đề mưu sinh.
Lương ở Viện nghiên cứu của mẹ ngày đó hình như là 800k hay 1 triệu gì đó con cũng không nhớ. Không thể đủ cho 3 miệng ăn và các chi phí sinh hoạt khác, mẹ nhận thêm việc về nhà làm buổi tối và những ngày nghỉ. Đôi tay mẹ ngày ấy đã phải làm biết bao nhiêu là việc. Từ xâu chuỗi hạt, lắp khánh, cắt và dán những tấm lưới bằng kim loại đến rỉ máu,... Nhiều hôm đang ngủ con chợt tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn đang miệt mài làm các công việc gia công thâu đêm, hi vọng hoàn thành sớm để còn nhận thêm việc khác.
Thế mà khi mò vào làm cùng thì mẹ lại đuổi con ra. Mẹ bảo không muốn con bị đứt tay, không muốn con vất vả,...
Rồi còn gia đình bên nội ở quê, họ vẫn bắt mẹ phải hoàn thành nghĩa vụ của một dâu trưởng.
Suốt 17 năm nay, các chú vẫn thường xuyên gọi mẹ về bắt làm việc này việc kia. Khi còn sống, bố ở rể nhưng ông chẳng bao giờ bắt bố phải làm gì, cứ quan tâm, chăm sóc vợ con sao cho tốt là được. Vậy mà khi bố đã qua đời rồi, bà và các cô chú bên đằng nội luôn yêu cầu mẹ thay mặt con trai trưởng là bố giải quyết mọi việc trong nhà. Họ không nghĩ tới cảnh mẹ phải một mình tần tảo nuôi 2 đứa con thơ. Bao giờ những chuyện đóng góp tiền ở trong nhà, họ cũng bắt mẹ phải đóng nhiều nhất. Họ nghĩ cứ ở thành phố là giàu sang phú quý, không cần biết hoàn cảnh của người ta ra sao.
Con biết, nhiều người đàn ông đã tìm đến với mẹ. Nhưng mẹ từ chối tất cả, vì trách nhiệm với gia đình bố và cũng vì thương con...
Nhìn những đôi vợ chồng nhà hàng xóm hay bạn bè lúc nào cũng có đôi, mẹ tủi thân đến rơi nước mắt. Nhưng mẹ quyết không đi bước nữa. Nhiều lúc con thấy mẹ khẽ lau vội những giọt lệ nơi khóe mắt. Thương mẹ, nhưng con cũng không biết mình phải làm gì. Chỉ cầu mong sao cho nước mắt mẹ không phải rơi nữa...
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ có những đứa con thật ích kỉ, phải không mẹ?
Những đứa con chỉ biết lo cho thân mình, không biết nghĩ đến ai. Những đứa con mà bình thường thì không sao, tới khi mẹ đang đau đầu nhất thì lại xông vào cãi nhau ỏm tỏi chỉ để quyết định xem ai là người phải đi rửa bát.
Những đứa con khiến mẹ suốt ngày phải nghe câu “Con xin lỗi vì đã làm mẹ phiền lòng, con hứa sẽ không thế nữa…”. Thế nhưng rồi đâu lại vào đấy, và lần sau lại tiếp tục cái điệp khúc đó...
Dường như không làm mẹ buồn thì không phải là con... Vậy thì, hai đứa con của mẹ đúng là những đứa con đúng nghĩa!
Như thế, con không muốn phải trở thành một người mẹ như mẹ đâu. Như mẹ thì phải khổ nhiều lắm!
Nhưng nếu không học để trở thành người như mẹ, liệu con có được những đứa con của mình sau này yêu thương và kính trọng mình như mẹ bây giờ không, người mẹ tuyệt vời của con?
Tieulamtrang
http://www.yeuamnhac.com/music/showthread.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2017(Xem: 5795)
Một thương hiếu kính Song Thân Hai thương báo đáp Phật Ân giữa đời Ba thương đảnh lễ Đất Trời Bốn thương giữ ý giữ lời kết duyên Năm thương cầu pháp Chân Nguyên Sáu thương chia sẻ nguồn thiền gởi trao Bẳy thương buông bỏ tự cao Tám thương chuyển hoá biết bao lỗi lầm Chín thương trọng kính tôn sư Mười thương phát khởi tâm từ (đến với) Chúng Sanh .
05/09/2017(Xem: 7005)
Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà… Không khí trong lành, đường liên thôn im ắng giữa hai lũy tre xanh, khiến cho tôi có cảm giác thật dễ chịu, nên cho xe chạy tốc độ thật chậm để tận hưởng những giây phút êm đềm và an lạc. Thật an lạc. Bữa cơm trưa mà tôi được thọ hưởng tại một ngôi chùa lặng thầm ở ngoại thành, vừa cho tôi một cảm xúc vô cùng huyền diệu, đến độ đã rời khỏi chùa một quãng xa rồi mà trong lòng vẫn còn râm ran niềm vui sướng, thích thú. Và, tôi đã bật miệng thốt lên từng câu chữ, từng ý tứ quyện đầy cảm xúc huyền diệu đó thành bài thơ lục bát.
05/09/2017(Xem: 3926)
Kẽo kẹt trên vai gánh đậu trưa, Cuộc đời lam lũ kể chi vừa! Canh khuya thổn thức nhà xiêu dột, Giấc sớm lo âu sấm chuyển mưa… Cám cảnh buồn đau, nhìn gió lộng, Thương người mỏi mệt, ngắm sao thưa. Nghĩa tình sâu đậm phần con trẻ, Ân đức cao dày Mẹ thuở xưa…
05/09/2017(Xem: 7390)
Vào ngày Chủ nhật 03 tháng 9 năm 2017, hằng trăm ngôi chùa Việt Nam tại hải ngoại đã tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh ngày đại lễ năm nay tại chùa Đức Viên (thành phố San Jose); Niệm Phật đường Fremont (thành phố Fremont) và khuôn hội Phật giáo Hải Nhuận (thành phố Hayward) thuộc miền Bắc tiểu bang California.
04/09/2017(Xem: 9313)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Chùa Pháp Vân, Canada-- Hi Quang, Nghia Do ([email protected]) invited you to edit the folder "Quang Duc" on Dropbox. Nghia said: "ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU NĂM 2017 TẠI CHÙA PHÁP VÂN, MISSISSAUGA, CANADA Vào sáng ngày chủ nhật 03 tháng 09 năm 2017 (nhằm ngày 13 tháng 07 năm Đinh Dậu), chùa Pháp Vân ở thành phố Mississauga, tiểu bang Ontario, CANADA đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu năm 2017, Phật lịch 2561. Diễn văn khai mạc của thầy trụ trì TT. Thích Tâm Hòa Cảm tưởng Vu Lan (Phật tử Diệu Trang và Hoàng Chính) Lễ cài hoa cho chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử Nghi thức Vu Lan Sám chủ: HT. Thích Trí Thành Lễ cung tiến chư hương linh Cúng dường trai tăng. Phật tử thọ trai. Chương trình văn nghệ cúng dường Vu Lan do Gia Đình Phật Tử Pháp Vân Trong tiếng kinh Vu Lan và lời cảm tưởng tình Mẹ và Cha, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo. Phần cuối là lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn, chương trình đã hoàn mã
04/09/2017(Xem: 8344)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan
04/09/2017(Xem: 6816)
Có một câu chuyện kể rằng: Một ngày nọ, có một người hỏi một vị lão tiên sinh, mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn? Vị lão tiên sinh kia suy nghĩ nửa ngày, mới trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn”. “tại sao?” “Bởi vì mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm, đó là thời điểm chúng ta cần ánh sáng nhất, còn mặt trời lại chiếu sáng vào ban ngày mà ban ngày chúng ta đã có đủ ánh sáng rồi.”
04/09/2017(Xem: 4644)
Noi gương báo hiếu Mục Kiền Liên Tu hạnh xuất gia ở cửa Thiền Phụ mẫu tại thế tăng phước thọ Hồi hướng cầu siêu, độ cửu huyền… Để tạo duyên cho những Phật Tử hành giả có đủ thắng duyên thực hành hạnh xuất gia, giải thoát, Chùa Viên Quang, Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ đã tổ chức Khóa Tu Xuất Gia Gieo Duyên 2 ngày đêm và Đại Lễ Vu Lan PL 2561 từ ngày 25-27/08/2017. Đến tham dự Khóa Tu lần này có 56 hành giả từ Cleveland, các vùng phụ cận thuộc Ohio, Champaign, Chicago, Illinois và Rochester, New York. Những hành giả ở Cleveland mong mỏi thiết tha có cơ duyên để tu học hạnh xuất gia và chờ đợi nhiều năm, kể từ khi thành lập Chùa Viên Quang cũ ở đường Franklin từ trước năm 1988, các hành giả nơi xa cũng vượt qua những khó khăn trắc trở về không gian địa lý, một lòng về tham dự tu học.
04/09/2017(Xem: 5649)
Thầy Nhất Hạnh đã về chùa tổ Từ Hiếu, Cố đô Huế, đúng mùa vu lan 2017
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]