Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sau này con sẽ không như mẹ

10/04/201318:59(Xem: 4347)
Sau này con sẽ không như mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Sau này con sẽ không như mẹ

Tiểu Lâm Trang

Nguồn: Tiểu Lâm Trang

Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!”
Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?”
Bất giác con thảng thốt...
Có lẽ chỉ khoảng 5, 6 năm nữa thôi, con cũng sẽ trở thành một bà mẹ của những đứa con mình. Rồi con sẽ làm thế nào với chúng? Con chưa sẵn sàng nên con cũng không biết nữa. Nhưng con biết rằng, con không muốn mình sẽ trở thành một người mẹ giống như mẹ đâu, mẹ ạ...
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ phải lấy một người chồng của một gia đình phong kiến, cổ hủ, và lạc hậu.
Con sẽ phải có một bà mẹ chồng lúc nào cũng săm soi, bắt bẻ con từng li từng tí. Bắt con phải làm những việc mà một đứa con gái thành phố như mẹ ngày ấy, như con bây giờ chưa khi nào phải làm: làm ruộng, bắt gà, cho lợn ăn, dọn chuồng lợn,...
Con còn nhớ như in cái ngày đưa bố ra đồng cách đây 17 năm. Đó là những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch. Trời mưa không dứt. Con đường quê lầy lội ngập trong bùn và cả phân trâu. Vậy mà bà nội bắt mẹ phải làm theo cái phong tục cổ hủ và tàn nhẫn của họ: nằm ra đường, lăn từ cửa nhà ra tới ngoài đồng.
Sinh lực của một người đàn bà vừa đột ngột mất chồng không đủ để mẹ có thể làm được việc đó. Vừa lăn, vừa khóc, mẹ ngất lên ngất xuống giữa đường mấy lần. Thế mà họ vẫn nhẫn tâm không cho mẹ đứng dậy. Bạn bè của bố mẹ từ Hà Nội về cố gắng thuyết phục bà nội và các chú, nhưng không có một ai mảy may động lòng. Nước mắt mẹ rơi là sự đau đớn khi người bạn đời của mình ra đi, là sự lo lắng cho tương lai sau này của 2 đứa con, và có lẽ nó cũng chất chứa không ít sự tủi nhục.
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ trở thành một góa phụ từ năm 40 tuổi với hai đứa con thơ, một đứa vừa bước chân vào cấp 2, và một đứa sắp tròn 4 tuổi.
Trước hết là vấn đề mưu sinh.
Lương ở Viện nghiên cứu của mẹ ngày đó hình như là 800k hay 1 triệu gì đó con cũng không nhớ. Không thể đủ cho 3 miệng ăn và các chi phí sinh hoạt khác, mẹ nhận thêm việc về nhà làm buổi tối và những ngày nghỉ. Đôi tay mẹ ngày ấy đã phải làm biết bao nhiêu là việc. Từ xâu chuỗi hạt, lắp khánh, cắt và dán những tấm lưới bằng kim loại đến rỉ máu,... Nhiều hôm đang ngủ con chợt tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn đang miệt mài làm các công việc gia công thâu đêm, hi vọng hoàn thành sớm để còn nhận thêm việc khác.
Thế mà khi mò vào làm cùng thì mẹ lại đuổi con ra. Mẹ bảo không muốn con bị đứt tay, không muốn con vất vả,...
Rồi còn gia đình bên nội ở quê, họ vẫn bắt mẹ phải hoàn thành nghĩa vụ của một dâu trưởng.
Suốt 17 năm nay, các chú vẫn thường xuyên gọi mẹ về bắt làm việc này việc kia. Khi còn sống, bố ở rể nhưng ông chẳng bao giờ bắt bố phải làm gì, cứ quan tâm, chăm sóc vợ con sao cho tốt là được. Vậy mà khi bố đã qua đời rồi, bà và các cô chú bên đằng nội luôn yêu cầu mẹ thay mặt con trai trưởng là bố giải quyết mọi việc trong nhà. Họ không nghĩ tới cảnh mẹ phải một mình tần tảo nuôi 2 đứa con thơ. Bao giờ những chuyện đóng góp tiền ở trong nhà, họ cũng bắt mẹ phải đóng nhiều nhất. Họ nghĩ cứ ở thành phố là giàu sang phú quý, không cần biết hoàn cảnh của người ta ra sao.
Con biết, nhiều người đàn ông đã tìm đến với mẹ. Nhưng mẹ từ chối tất cả, vì trách nhiệm với gia đình bố và cũng vì thương con...
Nhìn những đôi vợ chồng nhà hàng xóm hay bạn bè lúc nào cũng có đôi, mẹ tủi thân đến rơi nước mắt. Nhưng mẹ quyết không đi bước nữa. Nhiều lúc con thấy mẹ khẽ lau vội những giọt lệ nơi khóe mắt. Thương mẹ, nhưng con cũng không biết mình phải làm gì. Chỉ cầu mong sao cho nước mắt mẹ không phải rơi nữa...
Như mẹ,
... nghĩa là con sẽ có những đứa con thật ích kỉ, phải không mẹ?
Những đứa con chỉ biết lo cho thân mình, không biết nghĩ đến ai. Những đứa con mà bình thường thì không sao, tới khi mẹ đang đau đầu nhất thì lại xông vào cãi nhau ỏm tỏi chỉ để quyết định xem ai là người phải đi rửa bát.
Những đứa con khiến mẹ suốt ngày phải nghe câu “Con xin lỗi vì đã làm mẹ phiền lòng, con hứa sẽ không thế nữa…”. Thế nhưng rồi đâu lại vào đấy, và lần sau lại tiếp tục cái điệp khúc đó...
Dường như không làm mẹ buồn thì không phải là con... Vậy thì, hai đứa con của mẹ đúng là những đứa con đúng nghĩa!
Như thế, con không muốn phải trở thành một người mẹ như mẹ đâu. Như mẹ thì phải khổ nhiều lắm!
Nhưng nếu không học để trở thành người như mẹ, liệu con có được những đứa con của mình sau này yêu thương và kính trọng mình như mẹ bây giờ không, người mẹ tuyệt vời của con?
Tieulamtrang
http://www.yeuamnhac.com/music/showthread.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 6269)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 4468)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 4886)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 4170)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 5438)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 4037)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4898)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 5193)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 14368)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 4244)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]