Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Cha Thấu Hiểu

05/09/202016:47(Xem: 4123)
Người Cha Thấu Hiểu
cha va con

Người Cha Thấu Hiểu

Nguyên tác Anh Ngữ: Understangding Dad của Marianne L. Vincent
Do Quảng Tịnh Kim Phương chuyển ngữ
Phật tử Tường Dinh diễn đọc từ Trang nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

 

Lời người dịch: Đây là Mùa Vu Lan thứ bảy mà Ba đã rời xa chúng con nhưng các con của Ba vẫn luôn nhớ về Ba, một Người Cha suốt đời tận tụy lo lắng và thương yêu con cháu và anh em cũng như mở rộng tấm lòng đối với bà con, láng giềng. Hòa vào kỷ niệm "Ngày Nhớ Ơn Cha" của Úc Châu, QT xin chia sẻ câu chuyện về một tấm lòng của Người Cha xin kính dâng tặng Hương Linh Ba Nguyên Bửu và những Người Cha đã quá vãng hay còn hiện tiền vào Ngày Nhớ Ơn Cha Đặc Biệt này. Kính nguyện quý vị cùng gia đình Mùa Vu Lan nhiều an lành. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Vào tháng Tám năm 1970, lúc đó tôi 18 tuổi, quan điểm của tôi khác Ba tôi về nhiều thứ. Trong vài năm qua, mối quan hệ giữa tôi và Mẹ trở nên gần gũi hơn. Mẹ con tôi có một mối liên hệ mà chỉ có giữa Mẹ và con gái mới có thể chia sẻ giữa phụ nữ với nhau.

Tôi muốn tổ chức sinh nhật vào tháng Tám với bạn bè và rất hào hứng lên chương trình với các bạn gái. Tôi vội về nhà sau giờ làm bán thời, tôi thấy Ba ở phòng khách, ngồi ở ghế xô-pha, nhìn suy tư vào khoảng không.

“Dạ Mẹ ở đâu vậy Ba?”

Ông ngước lên nhìn tôi và ngay tức khắc tôi có thể biết Ba cảm thấy khó khăn khi nói với tôi điều đó. “Mẹ con đang ở bệnh viện. Các bác sĩ muốn làm vài xét nghiệm. Ba chắc là không có gì nghiêm trọng, nhưng Mẹ con phải ở bệnh viện vài ngày.”

Tôi hỏi : “Bây giờ Ba có đi đến bệnh viện không?” . “Bởi vì nếu Ba đi, con cũng muốn đi. Con cần nói chuyện với Mẹ về ngày sinh nhật của con.”

“Có lẽ lúc này không phải là lúc con làm phiền Mẹ về ngày sinh nhật. Con có thể đợi được không?”, ông nói.

Tôi nghĩ: “Chắc chắn rồi. Đâu phải là ngày sinh nhật của Ba. Đợi tới ngày Mẹ xuất viện, ngày sinh nhật tôi đã qua rồi và Mẹ hứa tặng tôi bộ gậy đánh gôn mới.

“Ba ơi, Mẹ có nói rằng con nên có bộ gậy đánh gôn và con đã dự định chơi với bạn vào ngày sinh nhật của con – nhưng con không thể chơi nếu con không có bộ gậy đó!”

Ông nói: “Con có thể mướn, nhiều người cũng làm như thế khi họ mới bắt đầu học. Ba có nhiều điều quan trọng hơn để lo. Bộ đánh gôn không quan trọng. Con có thể mướn hay con có thể xử dụng bộ gậy của Ba.”

“Đúng rồi! Con thì cao 1.50 và Ba thì cao 1.73, bộ gậy của Ba quá dài cho người thấp như con!”, tôi nghĩ.

Tôi hờn dỗi ở trong phòng, cảm thấy buồn cho tôi, không hề nghĩ đến cảm giác Ba tôi như thế nào, ông đã lo sợ ra sao và nhớ Mẹ tôi đến dường nào.

Tôi thật khó có thể chờ đợi đến tuần tới. Tôi chỉ nghĩ đến mình, không hề lo lắng Mẹ tôi ra sao hay những người thân trong gia đình cảm giác như thế nào. Chỉ có lần duy nhất tôi nghĩ về người khác là khi tôi bỏ mặc Ba tôi và bộ gậy đánh gôn ngớ ngẩn của ông.

Cuối cùng, ngày sinh nhật của tôi đã đến. Ba đánh thức tôi dậy sớm sáng hôm đó và nói rằng ông và tôi sẽ đi thăm Mẹ vì Mẹ tôi muốn gặp tôi vào ngày sinh nhật. Tôi thật sự chẳng muốn đi; đây là ngày của tôi mà và tôi đã có những chương trình, mặc dù đương nhiên là tôi không đi đánh gôn.

Ba đã không cho tôi ở nhà nhưng tôi cũng không có sự chọn lựa nào khác. Khi chúng tôi đến bệnh viện, ông bảo tôi vào trước và vài phút nữa ông sẽ vào sau. Tôi bước vào phòng Mẹ và trông thấy Mẹ nằm ở giường trông thật kinh khủng. Tôi dâng lên cảm giác tội lỗi. Mẹ trông thật xanh xao và bệnh nặng. Tôi có thể đọc được sự đau đớn trên gương mặt của bà. Dẫu vậy bà vẫn ngước lên nhìn tôi và giang đôi cánh tay để ôm tôi vào lòng.

“Chúc mừng sinh nhật con, Mar. Mẹ không thể tin là con gái nhỏ của Mẹ đã 19 tuổi rồi.”, Mẹ thều thào.

“Mẹ ơi, Mẹ có sao không?”. Tôi biết là bà không ổn rồi, nhưng tôi muốn Mẹ nói với tôi khác đi. Tôi muốn Mẹ khỏe, để mà những gì tôi nghĩ về Ba và bộ gậy đánh gôn hợp lý hơn. Nhưng bây giờ không có gì là có lý cả, và tất cả những gì tôi biết là tôi cần Mẹ tôi về nhà – ngay bây giờ.”

Mẹ ôm tôi vào lòng và đọc được ý nghĩ của tôi. Bà nói: “Con biết không, Ba thương con lắm. Ba luôn mong chờ những điều tốt đẹp đến với con, và Mẹ nghĩ rằng khó khăn cho Ba đối với cái tính độc lập của con. Ba con vẫn cứ nghĩ rằng con vẫn còn bé bỏng và thật là khó cho Ba xem con đã trưởng thành.

Kế đó, Ba tôi bước vào phòng mang theo bộ đánh gôn mới. Ông reo lên: “Chúc mừng sinh nhật Đậu Phụng!”. Khi ông nhìn vào mắt tôi, ông bật khóc như một đứa bé. Tôi chạy đến bên Ba và ôm lấy ông. Tôi thật muốn nói với ông là rằng mọi thứ sẽ ổn thôi, nhưng trong lòng tự bảo sẽ không phải như vậy. Tôi biết rằng những điều ấy một cách nào đó sẽ không bao giờ giống như thế được nữa.





Ngày hôm sau Mẹ xuất viện về nhà và vào buổi ăn tối đêm đó Ba bảo chúng tôi rằng Mẹ sắp ra đi. Mẹ chỉ còn sống thêm bốn tháng.

Tối hôm ấy, tôi nhìn Ba tôi với ánh mắt khác. Người đàn ông này có tình người. Ông cũng phạm lỗi  như những người khác, nhưng ông là người bạn, người hướng dẫn tốt nhất của tôi, người hùng của tôi. Tất cả những điều tôi mong chờ từ ông như là một người cha có nguy cơ bị tổn hại. Và ông cũng biết điều đó.

Bốn tháng kế đó, Ba tôi trông coi gia đình rất nhịp nhàng. Ông cố gắng làm cho cuộc sống chúng tôi trở nên dễ thở. Tinh thần luôn phấn chấn đối với chúng tôi. Cuộc sống cứ thế trôi qua thật  êm đềm. Thậm chí Giáng Sinh cũng qua đi mà không có gì bế tắt, tất cả đều nhờ Ba tôi.

Mẹ rời bỏ chúng tôi ra đi vào ngày 31 tháng 12. Tôi dõi theo Ba, chờ đợi xem ông héo úa, gào thét khóc lóc, bỏ mặc chúng tôi. Ông đã không bao giờ làm như thế. Ông hướng dẫn cho tương lai chúng tôi. Ông hỗ trợ chúng tôi như của cả Ba lẫn Mẹ.

Tôi chỉ chơi bộ đánh gôn vài lần, phần lớn là chơi với Ba tôi. Ông đã dạy tôi chơi đánh gôn. Hiện giờ, ông đã 91 tuổi nhưng ông vẫn là một trong những người đàn ông thông minh và tử tế nhất mà tôi đã từng gặp. Các con của tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện về “Người Cha”, nhưng có một điều mà chúng sẽ không bao giờ biết hết đó là Ba tôi đã thương tôi vô điều kiện, bất luận tôi đúng hay sai, tốt hay xấu. Tôi đã cố gắng rất nhiều năm nhưng cũng chỉ làm được một nửa của Ba tôi khi làm một người mẹ ưu tiên con cái hàng đầu và dành tình thương bao la cho chúng như Ba đã  dành cho tôi.

Quảng Tịnh Kim Phương

Dịch theo: “Understangding Dad”, Marianne L. Vincent, Chicken Soup for the Father and Daughter Soul, 2005, Jack Canfield and Mark Victor Hansen, Health Communications, Florida, USA.

 

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2010(Xem: 5587)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 7331)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 9030)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8538)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]