Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu vơ...về mẹ

10/04/201318:52(Xem: 5082)
Vu vơ...về mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Vu vơ...về mẹ

Du Trốc Tử

Nguồn: Du Trốc Tử

Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ.
Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
Người Việt Nam khác với người nước ngoài nhiều lắm ! Chỉ một chữ "thương Mẹ", không bao giờ ta nói ra được. Nó linh thiêng quá ! Nó kỳ diệu quá ! Linh thiêng và kỳ diệu đến nỗi giả sử có ai đó nói từ ngữ này trước mặt mẹ thì thành ra giả tạo, trâng tráo. Trong âm nhạc Việt Nam chỉ có một lần, một lần duy nhất, ở bài Bông Hồng Cài A鯬 nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới cho mọi người được một lần ấp úng, một lần ngần ngại : "Mẹ ơi ! mẹ ơi ! Mẹ có biết hay không ? Biết gì ? Biết là ... biết là ... CON THƯƠNG MẸ lắm không ?"
Chỉ có một lần liều lĩnh, như thu hết cả can đảm, và mượn lời nhạc chuyển giao, con mới thốt lên được lời thầm kín thiêng liêng ấy !
* * *
Con về lại Di Linh trong mùa mưa ngâu vần vũ. Ngồi bên mộ mẹ, mưa hay sương không biết, cứ từng đợt giăng hàng qua chiều vàng cổ độ (!). Chiều nay, trên lưng đồi này, chiều nay. Ngày qua, năm năm, mười năm, một ngày, một giờ, chiều nay. Mẹ vẫn nằm đó, từ độ con qụy xuống hôn vào lòng đất lạnh, từ độ bỏ thầy bỏ mẹ ra đi, lang thang khắp chợ cùng quê, vất vưởng trở về bên xác mẹ. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi ? Mẹ nằm cô liêu trên lưng đồi gió lộng, nhìn xuống mặt hồ biêng biếc giữa hoàng hôn. Phía Đông là rặng núi xanh, quanh năm mây trắng chít khăn tang buồn trên đỉnh. Chập chùng đồi núi Di Linh, ngan ngát hương đồng cỏ nội. Con ngồi đây, nén hương ấm để nói rằng trời lạnh, áo con ấm để nói rằng đời lạnh, lạnh vì mẹ không còn ở bên con.
Ngôn ngữ của con đã hóa thành ngọng nghịu. Sao mẹ lại không còn ? Mẹ còn đó chứ ! Trên mảnh đất này, giữa bầu trời này, nơi ngọn cỏ, cành hoa, nơi cánh chim trời, vệt nắng. Bây giờ con thèm hát, bài hát mà con yêu thích nhất : Quán Thế Âm. "Có bà mẹ đi tìm con, trên đỉnh đồi lan trắng, có bà mẹ đi tìm con, trên động hoa lan vàng..."
Bên thung lũng chiều vàng
Cỏ hoa bừng trỗi hát
Thoát nhiên tự trần gian
Mẹ hóa thành Bồ-tát.

Con tự hỏi nhân duyên gì mà mẹ làm mẹ con ? Nhân duyên gì mà con làm con mẹ ? Với con, con nghĩ rằng mẹ đã từng phát một đại nguyện đời đời làm mẹ của con chứ đâu phải đầu thai vào trả nợ. Không những thế ! Mẹ còn là mây trời cho con ngắm, làm mặt nước cho con soi. Mẹ làm đá sỏi ngân vang giữa bụi đường đìu hiu quạnh vắng, mẹ làm tiếng thác rì rào giữa rừng khuya cô tịch. Nắng sớm, sương tà, trăng khuya, gối mộng, đâu đâu con cũng thấy mẹ hiện hữu, như chẳng bao giờ lìa xa con nửa bước.
Mẹ hiển hiện trên đường về, trong từng ngõ ngách của cuộc đời đầy đau khổ. Mẹ ban cho con hình hài ấm lạnh, mẹ ban cho con tình cảm ghét thương. Nhưng con giận mẹ, con trách mẹ nhiều lắm, bởi mẹ chẳng nói lời nào bằng ngôn ngữ thế nhân. Con làm sao hiểu được lời mẹ trong đường chiều là rụng ? Con làm sao thấy được mẹ trong gió sớm trời quang ? Con chỉ thích thấy mẹ mang tơi đội nón ra ruộng hái rau má về cho con ăn. Con chỉ thích thấy mẹ ngồi bên bếp lửa hồng à ơi câu cổ tích. Con đã từng yêu sách mẹ như thế, mẹ đã hứa với con, mẹ hứa mẹ sẽ suốt đời ở bên con, sao mẹ lại thất hứa ?
Giờ mẹ nằm đó, trên lưng đồi này, chiều nay. Giờ thì con hiểu rằng mẹ thất hứa để tròn nguyện, nguyện của mẹ lớn quá, nên lời hứa với con trẻ trở thành vô nghĩa khi tấm hình hài của mẹ về với đất, hương hồn mẹ trở về với trời, và con về lại với đời, cuộc đời của con, cuộc đời mà mẹ cho con. Phật đã dạy con như thế !
Phật còn dạy rằng chỉ vì chữ Ái mà mọi chúng sanh phải tự ràng buộc nhau, đau khổ với nhau. Mẹ nghĩ đi ! Có con nào không là con của mẹ, có ai trong cuộc đời này chẳng đã từng là con của mẹ, tất cả chì vì nhân duyên mà ràng buộc với nhau, đau khổ với nhau. Rồi bao nhiêu nước mắt, máu xương phải chất chồng để trả vay vì chữ Ái. Có Ái là có Thủ, có Thủ là có Hữu, có Hữu là có Sanh, có Sanh thì có Tử. Rồi vòng vô minh cứ mãi xoay tròn, xoay tròn như thế. Khi nào lượng Từ của mẹ không còn xem con là CON CỦA TA nữa, vô ngã, thì mẹ mới thoát khỏi ái ân triền miên muôn kiếp. Con tiếc nuối lắm, nhưng con vẫn muốn mẹ dứt hẳn nguồn yêu suối lệ, hóa thân thành vạn vật trong pháp nghĩa nhiệm mầu mà con đang phảng phất thấy nơi từng ngọn cỏ, cành hoa. Mẹ có hiểu ý con không ?
Con vẫn thèm nghe điệu hát ru à ơi theo nhịp võng, con vẫn thèm hơi ấm bàn tay mơn trớn lúc bế bồng, ánh mắt ấy, nụ cười ấy còn hơn ngàn lời kể lể, nhưng con vẫn ước ao mẹ giũ sạch oan thân để về bên cõi Phật, làm một vị Bồ-tát, làm một Quán Thế Âm, làm một bà mẹ của tất cả chúng sanh, như đã từng làm mẹ của con. Chắc lúc ấy, mẹ là người đẹp nhất trên đời (!)
* * *
Hoàng hôn. Tiếng tù và của mục tử gọi trâu về du dương dưới chân đồi gió lộng, nhắc tôi trở về với mình trong hiện tại. Đàn trâu dấy bụi đỏ lên quyện với sương chiều bảng lảng, rồi thong thả đàn trâu lội xuống hồ xanh, đằm mình dưới nước, ngước đôi mắt long lanh lên nhìn trời mây lá cỏ. Từng vệt sáng tự trời cao nối dài xuống chân trời xa thẳm, như muốn pha màu cho bức tranh chiều Di Linh thêm phần huyền ảo.
Chiều theo gió xuống tự chân mây
Chiều xuống lưng đồi bên khóm cây
Chiều leo xuống cỏ, vờn thăm cỏ
Lìa cỏ, chiều ra bến nước đầy.

Tôi vẫn còn ngồi bên mộ mẹ, nghe bóng tối chìm dần vào cõi hồn ngát lạnh. Bất giác, từ vô ngôn mặc ngữ, tôi cất tiếng hát : Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! Mẹ có biết hay không ? Biết gì ? Biết là... biết là... con thương mẹ lắm không ?
Một cánh hạc bay qua, vạch một đường sáng cho bóng đêm dựng hình cô tịch. Tôi xuống đồi, vất vưởng, không biết rằng hai ống quần ướt đẫm vì cỏ ngậm hơi sương, và côn trùng đã dạo đầu bản giao hưởng đêm đêm giữa tư bề trống vắng.
Du Trốc Tử
Source: http://www.buddhismtoday.com



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3778)
Tôi rời khỏi bệnh viện với một cơ thể tan nát rã rời và một lỗ hổng vừa được may kín bên cạnh sườn chờ lành. Bốn ngày trước, chỉ vì muốn tìm nguyên nhân của những cơn ho dai dẳng nên, đã mang đến tai nạn. Bác sỹ bất cẩn trong khi chẩn bệnh đã chọc rách mạch máu chính trong phổi lúc rút một ít chất dung dịch trong phổi ra.
10/04/2013(Xem: 4582)
Công Cha Nghĩa Mẹ cao vời Nắng mưa chẳng quản, một đời vì con Mắt sâu, nặng gánh hao mòn Tấm thân kham khổ, lon ton xa gần
10/04/2013(Xem: 4202)
Một chữ Tâm thôi mỏi mắt tìm Tìm xa chi nữa ở ngay đây Đây Tâm từ lúc lọt lòng mẹ Mẹ hỏi sao Tâm lạc chỗ nào
10/04/2013(Xem: 4194)
Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi. Người thu ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”. Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?” ......
10/04/2013(Xem: 4607)
Trong thời đại kinh tế thị trường, giữa bao lo toan tất bật của cuộc sống đời thường và sự hội nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau vào Việt Nam, tấm lòng hiếu thảo của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà cũng khác xưa, ngày một xa rời bản chất giá trị truyền thống của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 4892)
Trong diễn văn khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008, đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỹ xã, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người.
10/04/2013(Xem: 5524)
Hằng năm, vào dịp lễ Vu Lan, chương trình “Bông Hồng Cài Áo” lại rộ lên như một mùa hoa tươi mới thắm thiết, nở từ tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh. Hãy thử nhớ lại, lần đầu tiên mình được cài đóa hoa hồng lên áo vào lễ Vu Lan là dịp năm nào, khi lên mấy tuổi..? Tôi không nhớ được… Có lẽ, không mấy ai nhớ rõ điều kỷ niệm ấy. Mà điều gì cố gắng nhớ lại chỉ để tính đếm, chỉ để đánh dấu thì có vẻ hình thức, khiên cưỡng. Vậy thì thôi, hãy để cho hồi ức, hoài niệm của ta bay bổng, mơ màng…
10/04/2013(Xem: 5472)
Tôi đang ngồi trong lớp học sinh ngữ tiếng Anh dành cho những người lớn tuổi (50+). Thầy tôi còn trẻ lắm, đang yêu và sắp lám đám cưới. Thầy tôi muốn chúng tôi viết một bài luận văn về tình yêu của thời chúng tôi còn trẻ…Tình yêu ấy tôi đã và đang có, đã đơm hoa và kết trái, tôi không còn gì để viết. Hiện tại trong tôi là hình ảnh người Mẹ, lúc nào cũng rực sáng trong tôi.
10/04/2013(Xem: 8625)
Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai. Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
10/04/2013(Xem: 4715)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm. Bài thể dục của ông là hướng dẫn cho người con trai hơn 30 tuổi tập... đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]