Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Loại Chúng Sanh (bài viết của SC Huệ Trân, do Cư Sĩ Tường Dinh diễn đọc)

30/08/202013:31(Xem: 4483)
Thập Loại Chúng Sanh (bài viết của SC Huệ Trân, do Cư Sĩ Tường Dinh diễn đọc)
van te thap loai chung sanh





THẬP LOẠI CHÚNG SINH

Bài viết của SC Huệ Trân

do Cư Sĩ Tường Dinh diễn đọc


 

            Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong Truyện Kiều, cũng ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.

             Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”.

            Tự thân Nguyễn Du đã nhận chịu quá nhiều đau thương buồn tủi từ thuở ấu thơ nên tâm hồn rất nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế. Những tác phẩm của tiên sinh thường bàng bạc tinh thần Phật Giáo qua luật nhân quả, vòng sinh tử luân hồi, vay trả mà chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử, vất vưởng khắp chốn u tối mịt mùng. Những oan hồn đó chỉ trông chờ vào mùa mưa Tháng Bảy, mong có miếng cơm chén cháo nơi các trai đàn chẩn tế thí thực cho.

            Tại sao lại Tháng Bảy?

            Vì đó là thời điểm Đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên phương thức cứu mẹ khỏi chốn địa ngục A Tỳ. Lòng thành của người con thảo thỉnh cầu Chư Tăng đang hội tụ về trong ngày Tự Tứ, cùng góp lời cầu xin và sám hối, không những đã cứu được bà Thanh Đề khỏi nghiệp gông cùm đói khát, mà cũng trong ngày đó, năng lượng từ bi dũng mãnh của Chư Tăng còn lan tỏa, xá tội được cho tất cả bao oan hồn uổng tử vất vưởng chốn u tối ngục hình.

            Nhân gian từ đó noi theo, lấy ngày rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan báo hiếu, đồng thời lập đàn, thí phát thực phẩm cho những oan hồn bơ vơ không ai tế độ.

            Văn minh nhân loại hợp cùng y học thực tiễn, dù tinh vi đến đâu cũng chưa thể giải thích thỏa đáng những trường hợp hiển linh, chứng minh về sự cố “Chết chưa là hết. Chết mà chưa siêu được thì hồn vẫn còn vất vưởng trong cõi u minh”.

            Kinh Pháp Cú có đoạn dạy rằng “Kẻ nào không tin luật nhân quả, không tin có sinh tử luân hồi thì không điều ác nào mà kẻ ấy không dám làm”.

            Lời dạy này thật đơn giản, vì nếu không tin làm ác gặp ác thì cứ việc gì mang lợi cho bản thân là làm, dù việc đó gây tai hại cho người khác; không tin luân hồi sinh tử thì đang có thân người đây, mục đích duy nhất là phục vụ thân này, dù dẫm đạp lên người khác, vì khi chết là hết, can chi phải nương tay!

            Họ thấy chăng những cái có hình có tướng đang nắm giữ trong tay, cột chặt trong người mà vẫn chớp mắt vuột mất thì lại quyết tin là có thật!

            Này là bằng hữu tôi, này là tri kỷ tôi, này là vợ, này là chồng tôi, này là những gì quý nhất, bền bỉ nhất của tôi, nhưng tỉnh dậy mà nhìn quanh, thì nhan nhản biết bao cảnh vô thường. Bóng câu chưa khuất ngang khung cửa thì tình đã nhạt, hương đã phai, những cái tưởng của tôi muôn đời đã lạnh lùng biến dạng, đã là của người khác!

            Tình đã thế, tiền thì sao? Này là xe tôi, này là nhà tôi, này là của cải tôi, chỉ cần qua một đêm mộng mị, tình huống ngoài xã hội kia chợt thay đổi khiến tiền cất kỹ trong nhà băng bỗng trở thành giấy, ngôi nhà đang ở trở thành nợ nần, không chạy khỏi cho mau sẽ còn mang lụy!

            Những gì có hình có tướng, ngỡ đã cất giữ thật chặt, thật kỹ đó, chúng ta vẫn thường đau khổ chứng kiến sự ra đi phù du của chúng. Nhưng lạ thay, dù thấy, dù biết, ta vẫn cố núi kéo cho tới ngày thành ma vất vưởng!

            Tiên sinh Nguyễn Du động lòng trắc ẩn đã dùng ngòi bút lân mẫn mà khóc cho thập loại chúng sinh:

            Thập loại là những loại nào

            Gái trai, già trẻ đều vào nghe kinh

            Nguyễn Du cất tiếng kêu cứu, khóc cho tất cả kiếp nhân sinh khi sống đã buông lung không sợ nhân quả, lúc thác đi, làm ma côi cút lang thang. Mười loại chúng sinh tiêu biểu trong xã hội, từ vua quan tể tướng, kẻ sỹ, kẻ nông, kẻ già, người trẻ, kẻ thầy, người thợ, nếu thác đi không ai tế tự đều mòn mỏi đợi mùa Tháng Bảy tìm về những trai đàn chẩn tế:

            Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt

            Toát hơi may lạnh ngắt sương khô

            Não người thay buổi chiều thu

            Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng

            Đường bạch dương bóng chiều man mác

            Ngọc đường lê lác đác mưa sa

            Lòng nào lòng chẳng thiết tha

            Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm!

            Những kẻ lúc sống, ngủ vùi trong giấc mộng vô thường, khi thác đi mới chợt tỉnh thì ôi thôi:

            Khi nằm xuống không người nhắn nhủ

            Của phù vân dù có như không

            Sống thời tiền chảy, bạc ròng

            Thác không đem được một đồng nào đi!

            Khi đó, thân người chẳng có, trí tuệ cũng không, bà con quyến thuộc nay đều trở thành người dưng kẻ lạ vì:

            Mỗi người một nghiệp khác nhau

            Hồn siêu phách lạc biết đâu bây giờ!

            Nguyễn Du là người từng lắng tâm tụng đọc Kinh Kim Cang hàng ngàn lần để thấu đáo sâu sa lẽ vô thường“Nhất thiết hữu vi pháp. Như mộng huyễn bào ảnh. Như lộ diệc như điển. Ưng tác như thị quán” (*). Từ đấy mới rộng lòng xót thương bao kẻ chưa kịp tỉnh giác đã vội thác làm ma, đồng loạt lang thang khổ sở như nhau, chẳng còn chi là giầu nghèo, cao thấp nữa. Nguyễn Du đã nhỏ lệ, cất lời cầu xin bình đẳng cho tất cả:

            Hương khói đã không nơi nương tựa

            Phận mồ côi lần lữa đêm đêm

            Còn chi ai khá, ai hèn

            Còn chi mà nói ai hiền, ai ngu

            Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát

            Nước tịnh bình tưới hạt dương chi

            Nương nhờ Đức Phật từ bi

            Giải oan cứu khổ, hồn về Tây Phương

            Là con Phật, nếu chúng ta tin và  hiểu lời Phật dạy, ta sẽ mở rộng cánh cửa từ bi sẵn có trong mỗi trái tim để cùng chia sẻ với ngài A Nan khi thấy Đức Phật dừng lại bên đường và quỳ lạy đống xương khô. Trong đống xương hỗn độn đó, với vòng sinh tử luân hồi chưa từng ngưng dứt, mấy ai dám chắc không có thịt xương ông bà, cha mẹ mình! Sự chiêu cảm giữa đất trời và âm dương chia cách là những thực thể chúng ta từng thấy:

            Bóng phần tử xa chừng hương khúc

            Bãi tha ma kẻ dọc người ngang

            Cô hồn nhờ gởi tha phương

            Gío trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng!

            Trong niềm bi ai khóc cho lỗi lầm nhân thế, Nguyễn Du cũng không quên những oan hồn trẻ thơ, chưa tội tình gì mà đã thác oan. Những linh hồn bé bỏng, chưa tự lo liệu, chưa biết nghĩ suy, làm sao nơi cõi âm tăm tối mà tìm được hạt cơm, hớp cháo? Tiếng khóc này của Nguyễn Du mới cực kỳ bi thiết làm sao:

            Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé

            Lỗi giờ sinh, lìa mẹ, lìa cha

            Lấy ai bồng bế xót xa

            U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng!

            Thương thay bao oan hồn bơ vơ, lầm lũi theo nhau trong đêm tối:

            Nghe gà gáy tìm đường ẩn tránh

            Lặn mặt trời, lẩn thẩn tìm ra

            Lôi thôi bồng trẻ, dắt già

            Có khôn thiêng, cố lại mà nghe kinh

            Bằng tất cả niềm tin dũng mãnh nơi năng lượng vô biên, mầu nhiệm của Chư Phật, Nguyễn Du khuyến tấn:

            Kiếp phù sinh như bào, như ảnh

            Có chữ rằng: Vạn cảnh như không

            Ai ơi, lấy Phật làm lòng

            Tự nhiên siêu thoát khỏi vòng trầm luân

            Với sự tin tưởng đó, Nguyễn Du tiên sinh đã kết thúc “Văn tế thập loại chúng sinh” bằng một trai đàn chẩn tế, thành tâm dâng cúng:

            Ai đến đây, dưới trên ngồi lại

            Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

            Phép thiêng biến ít thành nhiều

            Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh

            Phật từ bi hữu tình phổ độ

            Chớ ngại rằng có có, không không

            Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng

            Nam Mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.

           

            Nhân mùa Vu Lan báo hiếu và cúng thí cô hồn, xá tội vong nhân, xin trích lại phần nào bài văn tế của thi hào Nguyễn Du để góp lời cầu nguyện dâng lên mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, xin nhủ lòng lân mẫn cứu độ muôn loài còn đang ngụp lặn trong bể khổ sông mê, sớm đủ duyên chạm được ánh từ quang mà vượt thoát.


            Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

            Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Tụng kinh Vu Lan)

 

(*) Kệ kinh Kim Cang

- Những câu thơ song thất lục bát, trích trong văn bản “Văn tế thập loại chúng sinh”của thi hào Nguyễn Du.

 






***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2013(Xem: 7787)
Mỗi mùa Vu Lan về, chúng ta thường nghĩ đến Mục Liên Thanh Đề, người mẹ nghiệp chướng nặng nề của ngài Mục Kiền Liên và thương hại cho bà đã bị đọa vào địa ngục, . . .
28/05/2013(Xem: 6040)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
09/05/2013(Xem: 3138)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
22/04/2013(Xem: 7527)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
11/04/2013(Xem: 9489)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
11/04/2013(Xem: 6611)
Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.
11/04/2013(Xem: 5935)
Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...
11/04/2013(Xem: 4676)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]