Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu

23/08/202009:16(Xem: 6312)
Hiếu

HIẾU

Vĩnh Hảo

vu-lan-bao-hieu-1537

Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.

Nhưng điểm cốt lõi của hiếu thì thời nào cũng còn giá trị. Có thể người ta dị ứng với chữ “hiếu” thôi, chứ đổi thành “thương,” thành “kính yêu,” thì không ai phủ nhận. Con cái nào lại chẳng thương, chẳng kính cha mẹ! Vậy, đừng kêu gọi hiếu nữa, mà hãy lấy chất liệu thương yêu, kính trọng đó ra mà tiếp xử với cha mẹ. Làm được như thế thì đông phương hay tây phương, tình cảm của con cái dành cho cha mẹ vẫn luôn là gương đẹp để soi, đồng thời rọi chiếu vào gia đình, xã hội chung quanh.

Chỉ có điều là tình cảm kính yêu ấy được bộc lộ như thế nào. Thương, không thể chỉ nói suông bằng lời. Không thể cứ mơ mộng như con nít quấn quýt bên cha mẹ, chỉ cần biết thương là đủ rồi, không cần phải làm bổn phận chi hết (2). Thương không phải là bổn phận, nhưng để biểu lộ tình thương thì phải có hành động. Con cái tây phương hay đông phương khác gì nhau đâu: thương cha mẹ thì phải làm điều gì đó để cha mẹ an tâm, hạnh phúc, hãnh diện... về sự trưởng thành (từ nhân thể đến nhân cách) của đứa con mà mình sinh ra và nuôi dạy bao năm trường. Ở những xứ sở có quỹ an sinh xã hội dành cho người già, và trẻ nhỏ đã được huấn luyện tính tự lập trước khi đến tuổi thành niên, có thể cha mẹ chẳng đòi hỏi gì nơi sự chu cấp, phụng dưỡng từ con cái; nhưng trong tâm lý tình cảm tự nhiên, cha mẹ nào lại không mong có sự thương yêu, kính trọng, chăm sóc, thậm chí chỉ thăm hỏi từ những đứa con! Thương yêu, chăm sóc ấy là hành động, không phải là chữ nghĩa, ngôn từ suông. Lòng thương ấy mới có thể gắn kết tình cảm thiêng liêng của gia đình, làm chất liệu nền tảng tác động vào xã hội. Xã hội không có tình thương là một xã hội rời rạc, phân rã, khó có thể thành tựu được những mục tiêu công ích và lý tưởng chung.

Người hành đạo, dù là đạo nào, đi vào cuộc đời không phải vì lợi ích bản thân, gia đình, mà trên hết phải vì lợi ích cho số đông. Có thể có những trường hợp ngoại lệ của một cá nhân bất kính với cha mẹ, không làm nên tích sự gì trong gia đình, mà lại thành công ở mặt nào đó ngoài xã hội. Nhưng sự thành công của một người thiếu vắng tình thương, thiếu sự tôn kính, biết ơn đối với cha mẹ, thì thành công ấy cũng chỉ là thành công nhỏ nhoi, tô bồi cho bản ngã và lợi ích cá nhân, không thể nào là một sự thành công vẻ vang, mang lại an vui, phúc lạc cho toàn thể. Không thương, không kính, không một lần nghĩ ơn cha mẹ, thì đừng nói chuyện thương ai, cứu giúp ai.

Cho nên, vẫn cứ phải nói tới nói lui về một thứ tình cảm thiêng liêng, rất đẹp, không bao giờ lỗi thời, đó là niềm thương kính dành cho cha mẹ. Chữ hiếu: lỗi thời; kêu gọi con cái phải báo hiếu đền ơn cha mẹ: lỗi thời; tạm cho là như vậy. Nhưng tình cha, tình mẹ, như suối nguồn từ non cao chảy về, là bất tận. Bất tận thì không bao giờ lỗi thời.

Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống; đừng để mai sau, một lúc nào đó trong đời, ôm lòng hối hận đã chưa bày tỏ trọn vẹn tình cảm của mình như bao nhiêu người con khác trong quá khứ, vì cứ nghĩ “hiếu” là lỗi thời.

California, ngày 22 tháng 8 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

_________

  1. Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con,” hoặc “Thờ cha kính mẹ hết lòng/Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường...” ca dao tục ngữ Việt.

  2. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ...” (Bông Hồng Cài Áo, của Nhất Hạnh, 1962).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2024(Xem: 1647)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
15/08/2024(Xem: 2826)
Mùa Vu Lan-Báo Hiếu lại trở về với người con Phật giữa mùa đông lạnh giá của Melbourme, Úc Châu. Lâu lắm rồi Tây lịch mới có một ngày Chủ Nhật rơi đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch như năm 2024 này. Rằm Tháng Bảy là ngày lễ đặc biệt thiêng liêng với 3 ý nghĩa như sau: 1/Ngày Phật Hoan Hỷ: Ngày Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày Tăng thọ tuế, ngày Phật hoan hỷ, vì trong 7 chúng đệ tử, hàng Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni sau 3 tháng cấm túc ở yên một chỗ, tu tập Giới Định Tuệ tam vô lậu học, đào luyện đạo tâm, ôn tầm kinh điển. Do đó, Chư Tăng Ni nào bắt đầu an cư kiết hạ vào ngày 15/4 âm lịch và mãn hạ vào ngày 15/7 âm lịch, thì được tính một hạ lạp tức thêm một tuổi hạ. Đức Phật mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi ngày này là ngày Phật hoan hỷ
15/08/2024(Xem: 1164)
Nhân mùa Vu Lan Thắng Hội – Pl. 2568, vào sáng ngày mồng 9 tháng 7 năm Giáp Thìn (12/8/2024), chùa Sắc Tứ Minh Thiện (X. Diên Lạc, H. Diên Khánh) đã trang nghiêm thiết lễ “Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng”, hồi hướng công đức báo đáp Tứ ân, đồng thời cầu siêu cho Cửu huyền thất Tổ, bá tánh chư hương linh vãng sanh Tịnh độ.
15/08/2024(Xem: 1406)
Mùa Vu Lan năm nay, chư Tăng Tổ dình chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa – Nha Trang đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Tri Ân suốt 15 ngày của tháng 7 âm lịch tại các chùa trong tỉnh trực thuộc Tổ đình như chùa Hoà Tân (X. Cam Tân, H. Cam Lâm), chùa Bảo Sơn (X. Suối Cát, Cam Lâm), chùa Kỳ Viên Khánh Phú (X. Khánh Phú, H. Khánh Vĩnh).
14/08/2024(Xem: 908)
1). Bài “ Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”- Thích Đạo Thông giảng lễ Vu Lan Chùa Hưng Long 4/8/2024. Ước vọng duy nhất là mọi người hiểu biết chữ Hiếu chân chính rõ ràng trí tuệ sáng ngời và làm tròn Hiếu Đạo Cha Mẹ để giữ gìn phước đức bản thân, gia đình và góp một phần cải thiện xã hội tốt đạo đẹp đời hiện tại và nhiều đời tương lai.
12/08/2024(Xem: 975)
Sáng ngày 11/08/2024, Niệm Phật Đường Đức Hải, Launceston, Tasmania, Úc Châu, đã long trọng tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2568 với sự chứng minh của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân, Trụ Trì Tu Viện Như Ý, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, và Ni Sư Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của khá đông quý đồng hương, Phật tử tại bang Tasmania".
12/08/2024(Xem: 1368)
Truyền thống văn hoá Đông và Tây phương rất tương hợp! Ngày của Cha, ngày của Mẹ và ngày hoa Hồng cài áo vinh danh Trong việc tri ân báo hiếu đấng sinh thành Đều cùng một mục đích “đề cao sự giáo dưỡng ”!
10/08/2024(Xem: 1383)
Vu Lan lại về, bên bếp nhà xưa Con ngồi nhớ Mẹ những mùa mưa qua Mái hiên khói phủ mây nhòa Trời quang gió lạnh dây hoa cội dừa Thương con chốn ngủ, giường thưa Những nơi thấm ướt Mẹ chừa, Mẹ mang
10/08/2024(Xem: 2550)
Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ. Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi vào phần niêm luật, xin được ghi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]