Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cha tôi

10/04/201318:45(Xem: 6166)
Cha tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009


Than phu chi hong hanh
Cha tôi

Hồng Hạnh Tú Hoài

 

Mỗi mùa Vu Lan báo Hiếu, tâm hồn tôi lại vấn vương nhớ về những kỷ niệm đã trôi qua trong cuộc đời tôi.
Cha tôi mất sớm, lúc đó tôi chỉ được mười lăm tuổi, lứa tuổi còn ngây thơ chưa hiểu nhiều về cuộc đời, nhưng tôi cũng biết được đó là một biến cố và một sự mất mát lớn trong cuộc đời của tôi.

Tôi đi học ở ĐàLạt, mỗi dịp tết hay nghĩ hè thì tôi lại về Nha Trang nên thời gian sống gần Cha tôi cũng không nhiều. Tuy nhiên tôi cũng hiểu được thế nào là tình thương của một người Cha đối với các con. Cha tôi tận tụy làm việc, lo cho gia đình, giúp đỡ bên ngoại, lo cho bên nội. Bà Ngoại tôi thường khen Cha tôi là một người rễ tốt.

Cha tôi tốt tướng, người phúc hậu. Ông Huỳnh Liên, một người nổi tiếng về coi tướng số đã nói Cha tôi sẽ sống rất thọ. Nhưng tôi không ngờ cha tôi mắc phải một căn bệnh nan y và qua đời lúc Cha được bốn mươi bốn tuổi.

Khi cha mất, gia tài để lại cho các con không phải là tiền bạc hay nhà cửa, nói theo kinh Phật thì đó là vật ngoại thân. Tài sản Cha để lại là tình thương của một người Cha, làm việc gì Cha cũng nghĩ đến gia đình trước khi nghĩ đến bản thân mình. Đặc biệt đối với người con gái duy nhất, Cha cố gắng làm nhiều việc lành, với hy vọng tôi sẽ có được một cuộc sống đầm ấm. Đó là suy nghĩ của Cha theo quan niệm ”Con gái nhờ phước Cha”. Ý nghĩ đơn giản của Cha thể hiện một tình thương vô bờ bến của một người cha. Điều này khiến tôi hãnh diện có một người Cha tốt, nhưng tôi cũng ngậm ngùi mỗi khi tưởng nhớ về Cha tôi. Thực sự là tôi chưa có một cơ hội nào dù nhỏ để báo hiếu cho Cha.

Cha của một người bạn mất sau Cha tôi vài tháng. Ngày chúng tôi di dự đám tang, tôi nhớ là tôi đã khóc rất nhiều. Tôi đã cảm động khi thấy Nghĩa cùng đàn em ôm quan tài Cha mà khóc. Tôi cũng khóc cho chính tôi khi nhớ tới nguời Cha đã qua đời, hình ảnh cha chỉ còn lại trong tâm tưởng của tôi.

Hàng ngày đi học, tôi đi ngang qua Chùa Linh Sơn, tôi lại nhớ tôi đã cùng Cha vào Chùa lễ Phật và đảnh lễ Ôn Đạo Quang. Ôn là Sư Phụ của Cha tôi. Trong một lần giỗ Cha tôi, tôi đã mở lại cuốn album hình đám tang của Cha tôi. Tôi nhận ra người chủ lễ trong lễ di quan của Cha tôi là Hoà Thượng Trí Nghiêm, một bậc danh tăng của PG Khánh Hòa, một người mà gia đình tôi gần gũi và ngưỡng mộ. Với những phước duyên mà Cha tôi có được, tôi luôn cầu nguyện Cha tôi được vãng sanh về miền Cực Lạc.

Thời gian sống với Cha tuy ngắn ngủi, nhưng trong tâm của tôi Cha là một người cha vĩ đại.
Vụng đường tu con mất Cha từ nhỏ
Ơn sinh thành con mãi cưu mang
Ngày Vu Lan không được cài hoa đỏ
Đành nghẹn ngào cài hoa trắng màu tang.

( Thơ Diệu Hanh)

Tôi thấy các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ thường có những sáng tác về Tình Mẹ nhiều hơn là Tình Cha. Nhưng đối với tôi ơn Cha nghĩa Mẹ có thể so sánh như sông dài biển rộng. Tình thương Cha Mẹ như nước chảy trên dòng sông không bao giờ ngừng. Khi chúng ta lập gia đình, làm Cha, làm Mẹ, chúng ta mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc ý nghĩa hai chữ Tình Cha hay Tình Mẹ.
Khi còn nhỏ, tôi đọc được một câu chuyện nói về tình Cha Con.

Người cha ngồi đóng một cái cũi bằng gỗ, người con trai hỏi:
-“Cha ơi cha làm gì vậy?”
-“ Ông Nội con đã già yếu, không còn đủ sứclàm việc nữa, nên Cha đóng chiếc cũi này để đem ông Nội con bỏ trên rừng”
Khi người Cha trở về nhà, ông thấy người con trai của mình cũng đang đi tìm gỗ để đóng một chiếc cũi
- “Con ơi, con đóng chiếc cũi này để làm gì vậy?”
- “Con đóng sẳn chiếc cũi này để khi nào cha già yếu như ông Nội thì con cũng bỏ Cha vào chiếc cũi này và đem Cha bỏ trên rừng”

Người cha hối hận về việc làm của mình. Ông đã lên rừng đón Cha của mình về phụng dưỡng. Tuy nghèo nhưng cả ba người đều sống vui vẻ hạnh phúc.

Tôi cũng có đọc được một câu chuyện đăng trên một tờ báo Việt ngữ. Câu chuyện kể hai cha con đi ăn phở. Người con trai dắt tay Cha là một người mù vào tiệm phở. Anh lại gần người chủ tiệm và khẻ nói: “ Cho tôi hai tô phở, một tô phở có nhiều thịt bò và nhiều bánh phở, một tô phở ít bánh phở và không có thịt”. Hai tô phở được bưng ra để trên bàn. Anh đưa tô phở có thịt về phía nguời Cha và nói: “ Cha ơi, phở ngon lắm, Cha ăn đi”. Người Cha cầm đôi đủa cố gắng gắp miếng thịt bỏ vào tô của người con trai: “ Con ơi, ăn thịt đi, để có sức mà đi học”.Người con nhẹ nhàng gắp miếng thịt bỏ vào tô của người Cha : “ Cha đã già rồi, Cha ăn đi”Người Cha lại cố gắng gắp thịt bỏ vào tô của người con: “Con ơi, con ăn đi thịt bổ lắm”. Người con lại nhẹ nhàng gắp thịt bỏ vào tô của người Cha : “Cha hãy ăn đi, tô phở của con đã có nhiều thịt lắm rồi”
-“ Con ơi, tiệm phở này bán rẻ quá nhỉ, Cha ăn nhiều mà vẫn chưa hết thịt”…

Nhưng tôi cũng có được một niềm an ủi khi tôi tìm đưọc hình ảnh Cha tôi qua người chồng của tôi. Anh cũng tận tụy lo cho gia đình. Niềm vui của những người thân cũng là niềm vui của chính bản thân anh; Hạnh phúc của anh là mỗi buổi sáng vào bếp làm thức ăn sáng cho các con; Hạnh phúc của anh là về hưu sẽ nghiên cứu nhiều món ăn và trở thành “ masterchef” của gia đình; Hạnh phúc của anh là đi một chiếc xe Van đã cũ, có nhiều vết trầy, nhưng sẳn sàng mua cho con một chiếc xe đời mới , sẳn sàng dành tiền để mua nhà cho con; Hạnh phúc của anh là nhiệt tình đón nhận những quần áo của các con bỏ qua một bên vì đã lỗi thời. Thấy anh thương yêu và chăm sóc các con, nhiều khi tôi đã nói đùa: “ Bố của các con là Father of the year”.

Nếu Cha tôi còn sống, chắc Cha sẽ vui mừng khi có một người rễ như chồng tôi. Đây có phải là món quà quý giá nhất mà Cha đã tặng cho tôi? Còn bản thân tôi, tôi chưa bao giờ tặng cho Cha tôi một món quà nào! Tôi chưa bao giờ có dịp hát chúc mừng sinh nhật cho Cha. Tôi cũng chưa bao giờ có dịp mời Cha đi nhà hàng để mừng ngày Father’s Day. Vào ngày lễ Cha, tôi chỉ biết vào tiệm sách tìm mua một tấm card thật đẹp, viết vài hàng tưởng nhớ Cha, rồi tôi đem tấm card này dâng đến Cha đang thờ tại Tu Viện Quảng Đức và nhớ lại những tháng ngày đã sống cùng Cha.

Ngày Vu Lan noi gương Mục Kiền Liên
Vâng lời Phật mong cứu Mẹ như xưa
Cúng dường Tăng nương Pháp mầu vi diệu
Hồi hướng cho Cha ân Phật thượng thừa
( Thơ Diệu Hạnh)
Con ngó bên kia trời quê cũ
Chỉ thấy mây mờ, núi khuất xa
Nghĩa Mẹ, công Cha đền chưa đủ
Mẹ, Cha giờ hạc nội mây ngàn.

( Thơ Trần Huy sao)

Hồn Cha Mẹ có linh thiêng, xin hãy chứng giám cho lòng thành của con. Con xin lạy tạ Cha Mẹ ba lạy, để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của Cha Mẹ
Trong mùa Vu Lan Báo Hiếu, con tụng kinh Vu Lan và cầu nguyện Ông Bà, Cha Mẹ được thác sanh vào cõi giới an lành.




Melbourne, Mùa Vu Lan 2009

Hồng Hạnh Tú Hoài








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6066)
Người có biết, ơn Cha hơn non thái. Đức Mẹ Hiền, hơn biển cả trời xanh. Mang công ơn, dưỡng dục đấng sanh thành. Ta đâu nở, phụ phàng không hiếu đạo. Phận làm con, giữ tròn câu hiếu thảo, Ơn Mẫu từ ví tựa sánh trời cao, Còn phần cha gian khổ cũng như nhau, Cha săn sóc và có ơn bảo bọc.
10/04/2013(Xem: 5632)
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
10/04/2013(Xem: 4627)
Từ cõi vô minh lặn lội sáu lần gá thân vào mẹ giọt máu lớn dần em bé ngo nghoe
10/04/2013(Xem: 4703)
Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
10/04/2013(Xem: 4459)
Ai tu cũng muốn thoát “trần ai” Há dễ trông mong tựa bảo đài Thập nhị nhân duyên thường ám ảnh Tứ đề diệu đế hiểu còn sai
10/04/2013(Xem: 5630)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5010)
Chùa Pháp Bảo mấy hôm nay bổng trở nên nhộn nhịp hơn mọi khi. Những sinh hoạt tu học sáng chiều sáu thời của 10 ngày An Cư đã khiến ngôi già lam này thật ấm cúng. An cư năm nay đông đảo hơn những năm trước. Nhìn danh sách chư Tăng Ni dán trên tường dài thường thược ai cũng vui. Thuần Tánh, một Sa Di còn khá trẻ lần đầu tiên được may mắn thầy cho đi tham dự khóa an cư này.
10/04/2013(Xem: 4419)
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng, xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương, nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
10/04/2013(Xem: 4491)
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
10/04/2013(Xem: 4619)
Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà. Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi học về. Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]