Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Moonlight Sonata 14 và thiền trăng

10/04/201318:40(Xem: 4853)
Moonlight Sonata 14 và thiền trăng

vang trang-2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Moonlight Sonata 14 và thiền trăng

Huệ Trân

Nguồn: Huệ Trân

Trăng 14 lẻn nhẹ vào Am. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười.
Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng.
Đêm nay 14 nên trăng tỏ. Vạt áo nâu loang loáng ánh trăng tưởng như đang muốn lao xao múa hát. Trăng và áo đồng lõa, lay động những ngón tay đang đặt lên nhau. Hương từ bụi dạ lý bên cửa sổ cũng nhập cuộc, cùng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tất cả chợt quyện vào nhau: Hành giả, trăng, hương dạ lý, vỗ đôi cánh nâu, nhịp nhàng theo một cung bực.
Cung bực gì? Ở đâu vọng tới vậy?
Gạn hỏi làm chi! Còi tầu đã giục! Bay lên đi! Theo âm thanh đó.
Đây rồi. Người thiếu nữ tên Countess Giulietta Guicciardi đứng bên hồ Lucerne, lặng thinh và mờ ảo như sương. Nàng đứng im. Chỉ có những giọt dương cầm thánh thót rơi quanh. Những giọt dương cầm từ trái tim thiên tài âm nhạc thế kỷ thứ 18.
Beethoven đã phá vỡ những quy luật cổ điển về thể loại Sonata, khi ông không dành những cảm xúc sâu thẳm ở phần đầu, mà lại cuốn hút người nghe vào biển sóng dồn dập của nhịp điệu đô-thăng-thứ ở những trường canh cuối, nghiền nát bao đau thương tột cùng chảy tan thành lệ; rồi từng giọt, từng giọt rỏ xuống nhân gian, tạo thành những tiết tấu bất hủ trong “Moonlight Sonata 14” mà đến nay, đã hơn 200 năm, có ai dám tự nhận bước qua?!
À, thì ra tương ngộ là đây. Thiền trăng 14 và Moonlight Sonata 14.
Nếu gọi đầy đủ, thì tên của tác phẩm vượt thời gian, không gian này phải được xướng lên là “Moonlight Sonata No.14 Quasi Una Fantasia”. Tiếng Ý, Quasi Una Fantasia là Almost A Fantasy, là Hầu Như Ảo Vọng. Có lẽ cái tên không nhất thiết phải dài đến thế, nếu thời đó các nhạc sỹ có thể đặt “tựa” cho mỗi bản nhạc như bây giờ. Ở thế kỷ mà nền âm nhạc cổ điển được trân quý như âm thanh của chốn cung đình thì tên tác phẩm thường đặt theo thể loại (Sonata, Etude, Prelude, Symphony …) và số thứ tự; đôi khi, thêm vài nét đặc thù theo cảm xúc của tác giả khi sáng tác. Đó là trường hợp Moonlight Sonata No.14 có thêm ba chữ Quasi Una Fantasia.
Thiên tài thường đi trước thời gian, những kẻ đồng thời mấy ai nhận biết! Nên khi Countess Giulietta Guicciardi nghe được, hiểu được, chia xẻ được giòng nhạc lạ lùng này thì Beethoven sửng sốt, cảm động, bàng hoàng, tưởng như chỉ là ảo vọng.
Nhưng nàng có thật.
Nàng đứng đó, nghiêng đầu, uống từng giọt lệ rơi xuống từ mỗi cung bực. Những trường canh nhẹ như tơ lướt theo cánh buồm căng gió. Trăng nhấp nhô, vỡ vụn trên mặt hồ khi âm thanh chuyển dần vào bóng tối của những nhánh cây khô chĩa ra từ ven bờ.
Khổ đau đã có mặt. Sự thật đầu tiên trong Tứ Diệu Đế tất nhiên có mặt, vì trong mỗi phút giây của sự sống đều có lực đẩy của sự chết, trong gần gũi đã có chia xa, trong tôi, em sẽ biến mất!
Nhận ra điều đó chính là sự thật thứ hai, là nguyên nhân của khổ đau.
Cánh buồm chao đảo, quằn quại sức gió. Âm thanh chuyển tiếp ngất ngây những tiếng nấc hoan lạc khi trăng ẩn vào mây, nơi ấy đã sẵn sự thật thứ ba. Đó là sự chấm dứt khổ đau.
Tới đây, tuyệt chiêu của ma lực âm thanh vỡ ra, rách bung cánh buồm không người, đang lững lờ trôi dần vào hải đảo tự thân. Cuối cùng chỉ là trở về bản thể bằng sự thật thứ tư, là con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau.
Cùng với Tứ Diệu Đế, những nốt cuối của Moonlight Sonata No.14 lặng lẽ rụng rơi, trả bàn phím trở về thân gỗ mục.
Như Beethoven và Countess bàng hoàng lạc nhau.
Như trăng 14 ngủ yên trong mây nên trăng khuyết.
Như dạ lý quên đánh thức gió nên hương chẳng bay xa.
Tất cả đều phải trở về sự lắng trong, thinh lặng và Cô Đơn Tuyệt Đối.
Đó là bi thương cùng cực, mà cũng là hạnh phúc vô bờ của kiếp nhân sinh và vạn hữu.
Hành giả đã vào Định.
Khung cửa rất hẹp, chỉ vừa lọt đủ một chữ KHÔNG.

(Độc-cư-am, đêm trăng tháng 8/2009)
Huệ Trân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2016(Xem: 12575)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 5755)
Mỗi độ trung nguyên Mùa Vu Lan Thắng Hội hằng năm, đã trở thành Mùa Lễ Hội truyền thống không riêng Phật Giáo mà phổ cập rộng khắp dân tộc, quốc gia, liên quốc và thế giới, kể từ thời Đức Phật còn tại thế, xuyên qua 26 thế kỷ cho đến hôm nay. Người người con Phật hay không là con Phật, mỗi độ Vu Lan, không ai bảo ai, không ai nhắc ai, mà mọi người ai cũng chân thành khẩn thiết thành tâm hướng về mùa lễ hội thiêng liêng báo hiếu đền ơn tế độ.
30/07/2016(Xem: 12261)
Chiều nay tụng kinh Vu Lan - Lời kinh gió nhẹ lá vàng trước hiên- Mùa thu cũng đến rừng thiền- Mặc nhiên lá rụng về miền đất xưa.
30/07/2016(Xem: 10667)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
27/07/2016(Xem: 5645)
Từ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra. Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land). Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.
26/07/2016(Xem: 13308)
Mùa Hiếu Vu Lan lại về - Hân hoan chào đón tràn trề yêu thương- Ân Cha Mẹ quả vô lường- Công lao trời biển tỏ tường lòng con
26/07/2016(Xem: 13933)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
22/07/2016(Xem: 8153)
Lễ Vu Lan khởi nguyên từ hạnh hiếu của Bồ Tát Mục Kiền Liên, đã trở thành mùa lễ đẹp nhất của nghĩa sống tình người với giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ Vu Lan không những chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đã vượt ra ngoài một lễ hội tôn giáo, trở thành một nền tảng đạo đức cao đẹp của xã hội. Đây là mùa Báo Hiếu, lễ hội của tình thương, của biết ơn, của báo ơn và đặc biệt là đối với cha mẹ, người luôn đi bên cạnh cuộc đời với trái tim thổn thức yêu thương.
19/07/2016(Xem: 5310)
“ Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua một khu vườn, trong vườn có người Bà La Môn làm vườn, tuy nghèo khó và tuổi đã cao, nhưng phải đổi lấy sức già để được có chút vật thực nuôi thân qua ngày, ông thấy Tôn giả ôm bát đi ngoài ranh vườn, liền đến thăm hỏi thân thiện, sau đó để vào bát một muỗng thực phẫm mà ông có được phần thọ dụng trong ngày, Tôn giả chứng minh và chú nguyện phước lành cho ông. Và rồi cũng từ đó thời gian đã biền biệt giữa Tôn giả và ông lão Bà la môn làm vườn.
21/04/2016(Xem: 18480)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]