Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng khóc chung

10/04/201318:20(Xem: 4509)
Tiếng khóc chung

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Tiếng khóc chung

Hạnh Chi

Nguồn: Hạnh Chi

Thưa Thầy,
Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này?
“Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương
Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)

Con tưởng như có thể nghe tiếng Thầy khóc khi ngòi bút hằn xuống những nét mực nghẹn ngào này!
Đêm tháng bẩy không trăng. Đèn trong am không bật. Con ngồi im lìm đã lâu trên bồ đoàn, trước tôn tượng Phật Di Đà và bức họa Đức Quan Thế Âm lồng trong khung kính.
Con biết chắc quanh con đang rất tĩnh lặng, vậy mà, thẳm sâu từ cõi nào, tiếng Thầy khóc cho Hồn Dân Tộc vọng tới, xô dạt âm ba thủy triều của đại dương mênh mông! Mỗi câu thơ là từng tiếng nấc, mỗi nét chữ là giọt lệ rơi!
May mắn cho con biết bao, con đang được khóc cùng Thầy!
Thầy ơi,
Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ sinh con trăm trứng, tưởng là năm mươi con theo Cha lên núi, năm mươi con theo Mẹ xuống biển đã là quá tan tác phân ly! Ngờ đâu đàn con Rồng cháu Tiên đó, chẳng những nay trôi “dạt bốn phương” mà “trăm con” còn “cười nói tiếng trăm dòng” nữa, thì Hồn Dân Tộc biết còn lại là bao!
Đã hết đâu, giữa mưa xứ lạ, nắng xứ người, tiếng cười tiếng nói nổi trôi theo không gian, thời gian mịt mù Đất Mẹ, có “ngày mai” nào đủ duyên “trở về quê cũ” nữa không?
Thưa Thầy, con biết lòng Thầy quặn thắt khi nét bút u uất viết lên giòng chữ này! Vâng, con biết Thầy đau đớn! Có thể lệ Thầy đã rơi xuống tách trà sớm mai ấy khi viết câu “Ngày mai nếu trở về quê cũ”.
Trở về thế nào mới là trở về quê cũ? Chắc chắn, không phải chỉ là tấm thân tứ đại, tới một miền đất như kẻ du lịch tò mò. Về như thế không phải là trở về, mà là đi, là đến. Ta chỉ cảm thấy ta trở về đâu, khi nơi ấy có tiếng gọi thầm thì của sự thân thương tiềm ẩn, của hồn thiêng sông núi, của ân nghĩa tổ tiên, của những ký ức đã cho ta vào đời …
Thầy thường lặng thinh trước tách trà, với những đến rồi đi. Thầy lặng thinh chờ đợi sự trở về hiếm hoi. Đợi, mà thực chẳng đợi vì:
“Đường lịch sử bốn nghìn năm dợn sóng
Để người đi không hẹn bến bờ” (*)

Thế nên, dù trà đã nguội, hương đã phai, Thầy vẫn điềm nhiên một mình nâng tách. Sớm mai có giọt sương mỉm cười cùng Thầy, xế trưa có vệt nắng ghé thăm, giấc chiều có ngọn gió hỏi han, rồi đêm xuống, ánh trăng chẳng quên tình tri kỷ, vào thư phòng cùng Thầy thiền tọa an nhiên. Đợi, mà chẳng đợi là thế, khi:
“Khuya sớm sáng chong Đèn bát Nhã
Hôm mai rửa sạch nước Ma-Ha” (**)

Mỗi khi con ngu si, khởi thắc mắc những điều chẳng đáng thắc mắc Thầy lại nhẹ nhàng nhắc con một câu Đức Phật từng nói “Kẻ nào không thấy Pháp, kẻ ấy không thấy ta, dù đang nắm viền áo Tăng Già Lê, theo ta từng bước. Kẻ nào thấy Pháp, kẻ ấy thấy ta, dù đang cách xa ta vạn dặm.”
Đêm nay, con cảm nhận trọn vẹn nghĩa ân sư khi con được khóc cùng Thầy. Con cũng biết, chẳng phải riêng con, mà trong “Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng” kia, chúng con từng đủ duyên nhìn thấy nhau để được cùng khóc với Thầy, cùng chia sẻ với nhau tấm lòng Thầy: “Hy vọng ta còn tiếng khóc chung”.
Hy vọng đó chẳng là có. Tuyệt vọng kia cũng chẳng là không vì lịch sử không ngừng chảy theo dòng Thành Hoại Trụ Diệt. Có thịnh nào không suy, có thể chế nào không tận, có quyền uy nào không tàn, nên việc vun bồi trí tuệ cho thế hệ con em để chuyển hóa những khổ đau hiện tại là thiện sự, là cần làm, đáng làm.
Thầy đã, và đang lặng lẽ làm điều đó bằng chính bản thân và tim óc mình cho hàng hậu học.
Phàm phu đã, và đang vô minh bóp méo để bôi bẩn điều đó với trục lợi huyễn hoặc vô thường.
Đêm tháng bẩy không trăng chợt sáng lên trong con lời Đức Phật nói trong kinh Kokàliya:
“Cái gì trống thì cái ấy kêu to
Cái gì đầy thì cái ấy im lặng”

Thầy ơi! Nhờ ơn Thầy, con đã biết mỉm cười trong tiếng khóc chung.
NAM MÔ VÔ BIÊN THÂN BỒ TÁT.

Hạnh Chi
(Cuối mùa Trăng tháng bẩy, 2009)



(*)TT Tuệ Sỹ
(**)Thiền sư Huyền Quang, đời Trần



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4622)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 7152)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 4928)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 4616)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 4695)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 5427)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 5072)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 4330)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 4281)
Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
10/04/2013(Xem: 4246)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]