Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo được giải “Tôn giáo tốt nhất thế giới”

10/04/201318:19(Xem: 6117)
Phật giáo được giải “Tôn giáo tốt nhất thế giới”

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Phật giáo được giải “Tôn giáo tốt nhất thế giới”

Chánh Minh chuyển dịch

Nguồn: PSN - 8.08.2009 | Chánh Minh chuyển dịch

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve)
Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”.
Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
Sau đây là những lời bình luận của 4 thành viên đã bỏ phiếu:
Jonna Hult, Giám đốc Nghiên Cứu cho ICARUS nói: “Tôi không ngạc nhiên khi Phật Giáo được bầu chọn “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”, bởi vì chúng ta có thể tìm ra từng chữ rằng không có đến một trường hợp nào chiến tranh gây ra mà nhân danh Phật Giáo, trái với những tôn giáo khác hình như luôn thủ sẵn một khẩu súng trong tủ để phòng hờ trường hợp Chúa quyết định sai lầm. Ngay chúng ta khó tìm thấy một Phật tử trong quân đội. Họ tu tập theo giáo pháp đến độ chúng ta không thể viện dẫn bằng các truyền thống tâm linh khác.
Cha Ted O'Shaughnessy, một nhà tu Công Giáo nói từ Belfast “Chừng nào tôi còn yêu Giáo hội Công Giáo, tôi luôn luôn cảm thấy khó chịu vì chúng ta thường rao giảng lòng bác ái trong kinh Thánh, tuy nhiên lại tuyên bố là ý Chúa khi cần giết những người khác. Chính vì thế mà tôi phải bỏ phiếu cho Phật Giáo”.
Giáo sĩ Đạo Hồi Tal Bin Wassad, nói từ Pakistan qua một thông dịch viên: “Trong khi tôi là một người tôn sùng đạo Hồi, tôi có thể thấy biết bao sự giận dữ và máu đổ được đưa vào trong diễn đàn tôn giáo thay vì ở mức độ cá nhân. Người Phật tử đã thấy rõ điều đó”. Ông Bin Wassad, một thành viên ICARUS bỏ phiếu đại diện Cộng đồng Hồi giáo Pakistan nói tiếp: “ Thật thế, một số trong những bạn tốt của tôi là những Phật tử”.
Và Rabbi Shmuel Wasserstein nói từ Jerusalem: “Lẽ dĩ nhiên, tôi yêu đạo Do Thái và theo tôi đó là một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Nhưng nói thật, tôi thực tập thiền định mỗi ngày trước khi cầu nguyện theo nghi lễ Do Thái giáo hằng ngày kể từ năm 1993. Vậy là tôi hiểu rồi”.
Tuy nhiên có một trở ngại. ICARUS không thể tìm được người nào để trao giải thưởng. Tất cả những Phật tử mà họ đã gọi đều trả lời rằng họ không cần giải thưởng.
Khi hỏi tại sao cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, tu sĩ Phật giáo Bhante Ghurata Hanta trả lời từ Miến Điện : “Chúng tôi cám ơn quý vị đã công nhận, nhưng chúng tôi sẽ tặng giải thưởng này cho toàn thể nhân loại, bởi vì Phật tính có sẵn trong mỗi chúng tôi”. Ông Groehlichen nói tiếp: “ Chúng tôi sẽ tiếp tục gọi khắp nơi cho đến khi chúng tôi tìm được một Phật tử nhận giải thưởng này. Chúng tôi sẽ cho quý vị biết khi nào chúng tôi tìm ra”.
Chánh Minh chuyển dịch
USA, 31-07-2009

Buddhism won “The Best Religion In The World” award


15 Jul 2009, Tribune de Geneve
The Geneva-based International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS) has bestowed "The Best Religion In the World" award this year on the Buddhist Community.
This special award was voted on by an international round table of more than 200 religious leaders from every part of the spiritual spectrum. It was fascinating to note that many religious leaders voted for Buddhism rather than their own religion although Buddhists actually make up a tiny minority of ICARUS membership. Here are the comments by four voting members:
Jonna Hult, Director of Research for ICARUS said "It wasn't a surprise to me that Buddhism won Best Religion in the World, because we could find literally not one single instance of a war fought in the name of Buddhism, in contrast to every other religion that seems to keep a gun in the closet just in case God makes a mistake. We were hard pressed to even find a Buddhist that had ever been in an army. These people practice what they preach to an extent we simply could not document with any other spiritual tradition."
A Catholic Priest, Father Ted O'Shaughnessy said from Belfast, "As much as I love the Catholic Church, it has always bothered me to no end that we preach love in our scripture yet then claim to know God's will when it comes to killing other humans. For that reason, I did have to cast my vote for the Buddhists."
A Muslim Cleric Tal Bin Wassad agreed from Pakistan via his translator. "While I am a devout Muslim, I can see how much anger and bloodshed is channeled into religious expression rather than dealt with on a personal level. The Buddhists have that figured out." Bin Wassad, the ICARUS voting member for Pakistan 's Muslim community continued, "In fact, some of my best friends are Buddhist."
And Rabbi Shmuel Wasserstein said from Jerusalem, "Of course, I love Judaism, and I think it's the greatest religion in the world. But to be honest, I've been practicing Vipassana meditation every day before minyan (daily Jewish prayer) since 1993. So I get it."
However, there was one snag - ICARUS couldn't find anyone to give the award to. All the Buddhists they called kept saying they didn't want the award.
When asked why the Burmese Buddhist community refused the award, Buddhist monk Bhante Ghurata Hanta said from Burma, "We are grateful for the acknowledgement, but we give this award to all humanity, for Buddha nature lies within each of us." Groehlichen went on to say "We're going to keep calling around until we find a Buddhist who will accept it. We'll let you know when we do.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4558)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4304)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5708)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4831)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4488)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4641)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4222)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5116)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5343)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4417)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]