Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngòi bút & sự thật

10/04/201318:18(Xem: 4847)
Ngòi bút & sự thật

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Ngòi bút & sự thật

Lê Thanh Phong

Nguồn: Lê Thanh Phong

(LĐ) - Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không...
Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
Cầm chiếc thẻ nhà báo được Nhà nước cấp, viết đôi ba bài, có phải mình đã là nhà báo thực thụ, làm việc đúng với sứ mệnh thiêng liêng nhất, đó là nói lên sự thật? Càng viết nhiều, va đập với thực tế, tôi càng thấy làm được điều đó rất khó khăn. Nhiều vụ việc, công dân bị khởi tố vì có hành vi vi phạm pháp luật, người đó bị báo chí lên án với nhiều thông tin không khách quan, thiếu chính xác.
Một doanh nhân bị bắt, ảnh nhà riêng của ông ta xuất hiện trên mặt báo, chuyện vợ con của ông ta cũng bị khai thác triệt để với nhiều sự thêm thắt, bịa đặt. Ông ta đã vào trại tạm giam, còn biết kêu ai? Người cầm bút chân chính luôn phải suy nghĩ, công dân bị khởi tố vì có hành vi vi phạm pháp luật, kết luận điều tra của Cơ quan điều tra cũng có thể không chính xác.
Công dân còn hy vọng vào cánh cửa "thoát hiểm", đó là báo chí, nhưng người cầm bút lại quay lưng với họ bằng một bài báo như bản luận tội. Báo chí lấy kết luận của cơ quan tố tụng để lên án, phê phán công dân khi họ không còn cách tự vệ hay cơ hội giải thích.
Lại có rất nhiều thông tin báo chí nói như nhau hoặc cùng im lặng. Cùng một sự kiện, đúng ra phải có nhiều thông tin đa chiều, ủng hộ, phản biện, tranh luận để dư luận soi xét ở nhiều góc nhìn. Chính sự đa chiều về thông tin và đa dạng về góc bình luận thì sự thật khách quan mới được phơi bày, người dân mới tiếp cận gần nhất hoặc trọn vẹn sự thật. Đồng thanh lên tiếng hay đồng loạt im lặng trước một sự kiện thì chính thái độ đó không thuyết phục được dân chúng.
Người dân, doanh nghiệp hằng ngày đối diện với biết bao điều trái tai, gai mắt; lại tiếp nhận thông tin tụng ca từ báo chí. Những bức xúc trong xã hội đang cần báo chí lên tiếng chia sẻ, phản biện, nhưng báo chí không dám chạm đến thì dân "không thích" là phải.
Báo chí đôi lúc chỉ đăng quan điểm của mình với lời lẽ áp đặt và cho mình là độc quyền chân lý. Nếu văn minh hơn, thì khi tranh luận với quan điểm của ai đó, báo chí cũng nên đưa đầy đủ ý kiến, bài viết của tác giả lên trên mặt báo để dư luận khách quan phán xét ai đúng, ai sai.
Nếu chỉ một mình báo chí vừa phê bình, vừa làm quan toà, trong khi người bị phê bình không được "mở miệng ra" thì báo chí đã làm ngược lại chức năng nghề nghiệp của mình.
Nhà văn, triết gia Voltare nói rằng: "Tôi có thể không đồng ý với điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền được nói điều đó của anh". Đó là điều mà người cầm bút thời đại hôm nay cần phải suy nghĩ...
Lê Thanh Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 9483)
Nỗi Buồn Mẹ Tôi - Cẩm Ly [Âm Vang Miền Tây 54]
14/08/2013(Xem: 6237)
Khát vọng lớn nhất của con người khi hiện hữu ở cõi đời là được sống hạnh phúc. Có thể nói, hạnh phúc là sự mong ước và chờ đợi một điềm lành đến với chính mình và mọi người xung quanh ta.
14/08/2013(Xem: 5284)
“Thôi đi em, em muốn mẹ sống với em hoài, em thì hạnh phúc vì có mẹ bên cạnh, còn mẹ, mình mẩy lở loét, đau đớn từng giây, từng phút, bệnh tật đã hành hạ mẹ hơn hai mươi mấy năm rồi. Đừng ích kỷ chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình mà quên nỗi thống khổ của mẹ, em hãy để mẹ ra đi cho nhẹ nhàng thân xác”.
14/08/2013(Xem: 8977)
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
13/08/2013(Xem: 5929)
gày Vu Lan được gọi là ngày truyền thống báo hiếu. Tất cả mọi người con đến ngày này về chùa được quý thầy nhắc lại trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Là phật tử, lẽ tất nhiên phải sống một đời hiền lương đạo đức. Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình.
13/08/2013(Xem: 12497)
Mẹ ta buôn tảo bán tần Dầm mưa dãi nắng muôn phần vì con Dẫu rằng thân thể héo mòn Da nhăn tóc bạc nhìn con trưởng thành
13/08/2013(Xem: 9306)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
12/08/2013(Xem: 9146)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. Thương con thao thức bao đêm trường, Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
12/08/2013(Xem: 6502)
Cha mẹ ơi! Giờ đây khi con đã làm cha làm mẹ thì con mới thấu hiểu một phần nào tất lòng của người. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn được sự hy sinh tột cùng ấy.
12/08/2013(Xem: 7583)
Xưa ở Nhật Bản, có một người tên Kisuke chăm sóc cha mẹ rất kính cẩn. Anh thường bị bạn bè lôi vào chốn trà đình tửu quán, nhưng anh cương quyết từ chối với một lý do rất thú vị: “Một đứa con có được thân thể là nhờ mẹ và tinh thần là nhờ cha. Vì thế không thể dẫn cha mẹ đi uống rượu”.[1] Thời nay ít ai lập luận như thế khi bị cuốn vào những trò đen đỏ, rượu chè. Có người còn cho lòng trung tín và kính cẩn đối với cha mẹ là lạc hậu. Có người, vì cờ bạc rượu chè đã giết cả cha lẫn mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]