Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gởi con yêu dấu

10/04/201318:10(Xem: 4282)
Gởi con yêu dấu

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Gởi con yêu dấu

Huy Phương

Nguồn: Phỏng dịch bài thơ "To Our Dear Child" của một tác giả vô danh

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn mẹ hay thường vung vãi
Hay tự cha không mặc được áo quần.
Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.
Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng.
Có những lúc cha già không muốn tắm
Ðừng giận cha và la mắng nặng lời.
Ngày còn nhỏ con vẫn thường sợ nước
Từng van xin "đừng bắt tắm, mẹ ơi!"
Những lúc cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?
Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.

Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Ðừng ép thêm, già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.
Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.
Một ngày kia cha mẹ già chán sống
Thì con ơi đừng giận dữ làm gì!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm chi?
Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
Con tức giận có khi còn xấu hổ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ.
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.
Hãy giúp mẹ những bước dài mệt mỏi
Ðể người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu, và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng sông dài.
Luôn có con, trong cuộc đời
Yêu con cha có mấy lời cho con.
Bố Mẹ của con

"TO OUR DEAR CHILD":


On the day when you see us old, weak, and weary,
Have patience and try to understand us.
If we get dirty when eating,
If we can not dress on our own,
Please bear with us and remember the times,
We spent feeding you and dressing you up.
If, when we speak to you,
We repeat the same things over and over again,
Do not interrupt us. Listen to us.
When you were small,
We had to read to you the same story
A thousand and one times until you went to sleep.
When we do not want to have a shower,
Neither shame nor scold us.
Remember when we had to chase you
With your thousand excuses to get you to the shower?
When you see our ignorance of new technologies,
Help us navigate our way through those world wide webs.
We taught you how to do so many things,
To eat the right foods, to dress appropriately,
To fight for your rights.
When at some moment we lose the memory
Or the thread of our conversation,
Let us have the necessary time to remember.
And if we can not, do not become nervous,
As the most important thing is not our conversation,
But surely to be with you and to have you listening to us.
If ever we do not feel like eating, do not force us.
We know well when we need to and when not to eat.
When our tired legs give way
And do not allow us to walk without a cane,
Lend us your hand. The same way we did
When you tired your first faltering steps.
And when someday we say to you,
That we do not want to live any more, that we want to die,
Do not get angry. Some day you will understand.
Try to understand that our age is not just lived but survived.
Some day you will realize that, despite our mistakes,
We always wanted the best for you
And we tried to prepare the way for you.
You must not feel sad, angry nor ashamed
For having us near you.
Instead, try to understand us and help us
Like we did when you were young.
Help us to walk.
Help us to live the rest of our life with love and dignity.
We will pay you with a smile and by the immense love
We have always had for you in our hearts.
We love you, child.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4762)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4515)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5920)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 5013)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4688)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4754)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4373)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5205)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5443)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4519)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]