Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình thương của gió

10/04/201317:55(Xem: 3488)
Tình thương của gió

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Tình thương của gió

Thích Nữ Giới Hương

Nguồn: Thích Nữ Giới Hương

Mùa Vu-lan đến, lá thu vàng nhuốm đỏ hàng cây dọc đường Oklahama. Gió chiều lạnh xe xắt, chuông chùa từng tiếng đổ, lòng chúng con chùn lại, xao xuyến nhớ lại ơn nghĩa nghìn trùng của Mẹ Cha.
Hướng mặt về phía đông, nơi mặt Hồ Miwaukee (một trong ngũ đại hồ lớn nhất thế giới) mênh mông bát ngát, để tình thương bao la của gió tràn về.
Công Cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Chín tháng cưu mang chúng con nặng nhọc; bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con. Sanh ra đời, con vừa biết ăn, mẹ cha lại mớm cho con từng muỗng cơm, thìa cháo. Một nắng hai sương lam lũ, làm ruộng buôn bán, một đời tần tảo để có chút tiền nuôi con khôn lớn, học hành thành đạt nên người. Giáo dục thế gian chưa đủ, cha mẹ còn nâng dắt đưa chúng con đến cửa Phật, cho chúng con sớm quy y Tam bảo, học phật pháp, tin nhân quả thiện ác để rèn luyện nhân cách cao thượng của mình. Hình hài và trí tuệ hiện nay của chúng con được thắp sáng, được hiện hữu đó là từ mồ hôi và trái tim nóng hổi của cha mẹ tưới tẫm. Biết bao nhiêu sữa và máu của cha mẹ đã kết động trong chúng con "Sữa mẹ mà chúng con đã uống trong nhiều kiếp sanh tử từ vô thủy đến nay thì nhiều hơn nước trong bể cả đại dương" (Kinh Tương Ưng)
Nói sao cho hết ơn cha, nghĩa mẹ. Tưởng sao cho hết tình thương vô bờ của mẹ cha.
Trần gian ngôn ngữ sao diễn tả
Chở cho đầy hai tiếng Mẹ Cha!
Trong kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy:
"Ta sắp nói pháp mầu nhiệm, vì muốn lợi ích cho những ai chưa biết Ân Đức trong đời vị lai mà vâng giữ. Người thế gian và bậc xuất thế gian có bốn thứ ơn nên đền trả là: Ơn Cha Mẹ, ơn chúng sanh, ơn quốc vương và ơn Tam bảo".
Nhị Thập Tứ Hiếu Diễn Âm dạy:
"Chữ hiếu hạnh niệm tròn một tiết;
Thời suy ra trăm nết điều nên".
Người biết thương lo chăm sóc hiếu nghĩa với đấng sanh thành ra mình, thì biết trăm sự, trăm tánh, trăm hạnh của vị ấy sẽ thành đạt.
Đón ngọn gió thổi
Tình thương tràn về.
Khắc trên phiến đá
Nghĩa Mẹ tình Cha.

Thư Phòng chùa Phước Hậu, Vu Lan 2008
Thích Nữ Giới Hương






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4644)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4400)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5786)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4902)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4563)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4691)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4249)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5131)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5356)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4438)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]