Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân mùa Vu Lan đọc lại thiên huyền sử Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất

10/04/201317:44(Xem: 4794)
Nhân mùa Vu Lan đọc lại thiên huyền sử Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất


bo tat muc kien lien-9

Nhân mùa Vu Lan đọc lại thiên huyền sử
Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất

 Thẩm Thệ Hà


Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.

Đức Thế Tôn thường xuyên răn đệ tử không nên thi thố thần thông với ngoại đạo, nhưng đối với Mục Kiền Liên, Thế Tôn không ngăn cấm vì Ngài biết tôn giả khéo léo phối hợp thần thông với trí huệ để hàng yêu, phục ngoại đạo giáo hóa chúng sinh.

Một buổi sáng, thành Xá Vệ tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ cờ hoa. Dân chúng nhộn nhịp tổ chức lễ tuyên dương 96 giáo phái xuất gia, với sự chủ tọa của vua Ba Tư Nặc, sự hiện diện của Thái tử và quần thần văn võ. Muốn vào thành dự lễ, phải qua sông A Kỳ; mà sông A Kỳ hôm nay nước bỗng dân cao, sóng tràn lớp lớp, gió thổi ào ào, không thuyền bè nào qua sông được. Phái đoàn ngoại đạo dừng bước bên bờ sông, lo sợ không đến dự lễ kịp; vừa lúc ấy Phật và các đệ tử đến nơi. Thấy mặt nước mênh mông, hàng hàng đệ tử ngoại đạo ủ rũ bên bờ sông, Mục Kiền Liên vận thần thông chỉ ngón tay về phía trước, tức thì hiện ra một chiếc cầu thất bảo bắt ngang sông. Vừa thấy chiếc cầu báu bỗng nhiên xuất hiện, bọn ngoại đạo mừng rỡ reo to : "Trời giúp chúng ta rồi". Nhưng từ trên không có tiếng pháp âm vọng xuống :"Đó là cầu báu nghênh đón Phật". Mặc dù tiếng vang thông báo như sấm động bên tai, bọn ngoại đạo vẫn tranh nhau lên cầu, bỗng một tiếng nổ vang, chiếc cầu gãy làm hai, bọn ngoại đạo rơi xuống nước, vùng vẫy, kêu cứu. Khi đức Phật đến bờ sông thì chiếc cầu hiện lại như cũ, Phật và đoàn đệ tử chậm rãi bước lên cầu, thấy dưới sông bọn ngoại đạo đang loi ngoi trong dòng xoáy, trên những đợt sóng. Thế Tôn động lòng từ bi vận thần thông cứu hết mọi người lên cầu, cho đi theo sau Phật qua sông. Khi tất cả lên bờ, chiếc cầu bỗng nhiên biến mất.
Phái đoàn Phật giáo đến hội trường trước, được nhà vua và quần thần đón rước long trọng, cung nghinh vào hàng thượng khách. Bọn ngoại đạo theo sau, ướt mem, phờ phạc, chẳng khác nào một đám tàn binh. Đại hội trọng thể cử hành, Phật giáo được tuyên dương như vầng thái dương rực rỡ chiếu sáng khắp trần gian, đưa nhân loại đến bờ giải thoát. Bọn ngoại đạo cảm thấy hỗ thẹn vì sự thua kém của mình, một số đông giác ngộ tìm về chánh đạo, xin quy y với Đấng vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Thích Ca Mâu Ni.
Một hôm, đức Phật bảo Mục Kiền Liên :" Tại biên giới Ấn Độ, có một nước lớn mà toàn thể dân chúng đều theo ngoại đạo Phạm Chí, một số người đã đắc ngũ thông. Ông hãy đến đó, dùng thần lực cảm hóa họ, giúp họ cải tà quy chánh".
Mục Kiền Liên vâng lệnh, cỡi gió bay về biên giới phía Bắc. Đến nơi, Ngài thấy bọn ngoại đạo đang bao quanh một ngọn núi lớn, dường như chúng đang dùng thần thông di chuyển hòn núi. Mục Kiền Liên nhẹ nhàng đáp xuống đỉnh núi, biến thân mình cao lớn tận hư không, đôi chân trụ bộ trên ngọn núi. Chúng ngoại đạo tận dụng hết thần thông mà hòn núi không thể lay động, họ kinh hoảng nhìn lên, thấy một sa môn cao lớn như người khổng lồ, thân sừng sững trên không, chân đạp ngọn núi. Thì ra vị Sa môn ấy dùng thần thông chống thần thông, làm cho hòn núi không di chuyển được. Bọn ngoại đạo vừa ngạc nhiên vừa kính phục, lễ phép hỏi :
- Tôn giả là ai? Sao lại có thần lực vĩ đại như vậy?
Mục Kiền Liên vui vẽ đáp:
- Ta là Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bọn ngoại đạo sợ hãi khẩn cầu:
- Hòn núi này ngăn trở giao thông, nhà vua ra lệnh cho chúng tôi phải phá tan nó đi vì lợi ích của bá tánh. Xin tôn giả giúp chúng tôi hoàn thành xứ mệnh.
Mục Kiền Liên cười nói:
- Việc ất dễ thôi, ta vui lòng giúp các ông. Các ông hãy xem đây...
Dứt lời, Tôn giả nhấn mạnh gót chân hòn núi hùng vĩ biến thành bình địa.
Mục Kiền Liên biến hóa trở lại người bình thường, từ không trung hạ xuống như một vị thiên thần.
Các Phạm Chí vô cùng kính phục:
Tôn giả thật thần thông quảng đại, Phật pháp hẳn huyền nhiê?, cao siêu. Xin Tôn giả cho chúng tôi quy y Phật.
Mục Kiền Liên hân hoan hướng dẫn bọn ngoại đạo về tịnh xá Trúc Lâm quy y Phật. Đức Thế Tôn khen ngợi Mục Kiền Liên biết khéo léo dùng thần thông để hàng phục ngoại đạo. Tôn giả đã làm tròn trách nhiệm một cách vẻ vang. Một buổi sáng xuân quang đãng, Tôn giả đi khất thực về, ngang qua một vườn hoa, tiết Xuân phân trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía khoe sắc đua hương. Từ trong vườn, một mỹ nhân bước ra, mình mai yểu điệu, dung nhan diễm lệ, khóe mắt lóng lánh gợi tình, môi hồng xinh tươi như đóa hoa vừa chớm nở. Giữa vườn hoa, nàng rực rỡ hơn cả muôn hoa. Bên cành biếc, nàng uyển chuyển thướt tha như cành liễu rũ. Nàng đến trước Mục Kiền Liên, cất giọng oanh vàng thỏ thẻ :
- Xin mời Tôn giả bước vào vườn hoa, tiện nữ xin dâng lễ vật cúng dường.
Thoạt nhìn qua, Mục Kiền Liên biết ngay đây là một kiều nữ do ngoại đạo sai đến để quyến rủ người tu hành. Nhưng nhan sắc kiều mị làm sao cám dỗ được bậc chân tu ! Mục Kiền Liên nghiêm giọng nói:
- Này cô nương ! Tôi đã nhận rõ chân tướng và ý đồ của cô rồi.
Phải chăng ngoại đạo phái cô phái cô đến để làm sa ngã kẻ tu hành ? Phải chăng vì tiền bạc mà cô cam tâm làm điều ô nhục ?
Kiều nữ vẫn thiết tha, khêu gọi:
- Tôn giả ơi ! Tuổi xuân giá đáng ngàn vàng, sao nỡ sống vô tình cho uổng phí ngày xanh. Xưa nay anh hùng không qua khỏi ải mỹ nhân, thần thông khó qua khỏi ải nhan sắc. Không lẽ Tôn giả là gỗ đá vô tri, không động tâm trước thuyền tình sóng sắc ?
Mục Kiền Liên nhìn nàng thương hại:
- Cô nương hãy mau tỉnh ngộ, cuộc đời là vô thường, nhan sắc cũng chỉ là hư vọng. Bậc chân tu chọn thuyền Bát nhã thoát khỏi trầm luân chớ không chìm đắm trong bể ái thuyền tình. Mong cô hãy hướng thiện, cải tà quy chánh, để khỏi phải chịu quả báo ghê rợn sau này.
Kiều nữ lộ vẻ buồn rầu:
- Tôn giả ơi ! Tiện nữ vì quá truân chuyên khổ não nên lạc lối lầm đường, dẫy đầy tội lỗi liệu có thể ăn năng hướng thiện được chăng ?
- Đời cô nương truân chuyên, khổ sở như thế nào ?
Nước mắt tuôn trào, kiều nữ ngậm ngùi bày tỏ :
- Thưa Tôn giả, tôi tên là Liên Hoa Sắc, quê ở Đứ? Xoa Thi La. Năm 16 tuổi, tôi xuất giá vu quy. Chẳng bao lâu biến cố xảy ra, cha tôi chết, mẹ tôi tư thông với chồng tôi. Thật là trái luân thường đạo lý, tôi đau khổ vô cùng. Tôi bỏ nhà ra đi, để lại một đứa con gái. Thời gian trôi qua, để khỏa lấp u buồn, tôi tái giá. Không ngờ chồng sau này có tánh phóng đãng, lấy vàng mua vợ bé. Chừng tôi biết được, truy ra mới biết nàng tiểu thiếp ấy là con gái tôi. Oan nghiệt thay số phận hồng nhan đa truân, nỗi khổ đau cứ dập dồn chồng chất. Tôi sinh ra hận đời, muốn trả thù đời. Từ đấy tôi sống buông thả vào con đường tội lỗi, làm gái buông hương để làm tan nát bao gia đình đầm ấm. Tôn giả ôi ! Càng ngày tôi càng bị lúng xâu vào bùn, không ngoi mình lên được nữa. Tôi lại sa vào vòng tà đạo, muốn hãm hại cả bậc chân tu. Giờ đây tôi chỉ còn muốn chết để dứt nợ trần gian không còn thiết gì với cõi đời này nữa.
Nói xong, nàng khóc thảm thiết. Mục Kiền Liên từ hòa an ủi:
- Cô nương đừng quá bi thương, phẫn chí. Bây giờ có chết đi, cô cũng không dứt được nợ trần đâu, vì luân hồi kiếp sau cô phải tiếp tục bị quả báo. Tốt hơn hết là cô nên thành tâm sám hối, quy y Phật pháp, hành tu thập thiện, mới mong an bình trong kiếp này và giải bớt nghiệp chướng ở kiếp sau.
Đôi mắt Liên Hoa Sắc bỗng sáng lên niềm tin tưởng, nàng phủ phục sát đất, cầu xin cứu độ. Thế là nhờ vận dụng thần thông và trí huệ, Mục Kiền Liên đã chứng minh "thần thông thắng sắc đẹp" và đưa được một kẻ chán đời, tuyệt vọng ra khỏi bể khổ trầm luân.
Một năm nọ, vào tháng bảy, Mục Kiền Liên đi khất thực bên bờ sông Hằng, chợt thấy một đàn ngạ quỷ xuống sông uống nước. Có quỷ bụng to như cái lu, tay chân như cây sậy, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy thực phẩm ngon mà không ăn được. Có quỷ đầu to như cái đấu, lưỡi dài khắp châu thân, máu trong huyết quản cứ vận ngược từ dưới lên trên làm đau đớn vô ngần.
Tôn giả lấy làm xót thương, biết là do nhân quả báo ứng từ kiếp trước. Chặng nhớ đến mẹ già từ trần từ lâu, Tôn giả liền dùng thiên nhãn thông nhìn xuống âm phủ, Ngài thấy mẹ mình đang bị đọa trong ngạ quỷ, khổ sở, đau đớn vô cùng. Động lòng hiếu thảo, Ngài vận thần thông xuống thẳng địa ngục, mang bát đựng đầy cơm dâng mẹ. Bà mẹ nâng bát đưa lên miệng, cơm trong bát bỗng hóa thành lửa đỏ. Ngài buồn rầu muốn cứu mẹ, nhưng chưa biết làm cách nào.
Ngài trở về bạch với Phật mọi sự việc, xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy. Đức Phật nghiêm trang giải rõ:
- Mục Kiền Liên ! Mẹ ông kiếp trước phỉ báng Tam Bảo, không tin luân hồi quả báo, kiếp này lúc sinh tiền làm nhiều điều tà ác, ích kỷ hại người, do đó bị đọa làm ngạ quỷ. Ông dù thần thông đệ nhất cũng không thắng được nghiệp báo.
Mục Kiền Liên khẩn khoảng cầu xin:
- Xin Thế Tôn chỉ dạy diệu pháp nào có thể cứu mẹ con thoát khỏi đường ngạ quỷ.
Đức Phật dạy :
- Mục Kiền Liên, ông hãy nghe cho kỹ hiếu đạo của ông tuy sâu, thần thông của ông tuy cao, nhưng thần lực cá nhân không giải trừ được ác nghiệp. Vậy ông phải nhờ oai lực của tập thể cao tăng mới giúp mẹ ông thoát khỏi khổ nạn. Đến ngày Rằm tháng Bảy là ngày giải hạ Tự tứ, ông phải thành tâm cúng dường chư cao Tăng, thánh chúng, nhờ sức thần tập thể mà giải thoát cho tội nhân. Nên nhớ cứ đến ngày này, ai có lòng thành thiết lập trai tăng cúng dường thánh chúng, nhất định cha mẹ đã chết sẽ được giãi thoát khỏi 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), cha mẹ còn sống sẽ được an khang trường thọ phước lạc. Chẳng những cầu siêu cho cha mẹ, mà còn có thể cầu siêu cho tổ tiên bảy đời và lục thân quyến thuộc. Diệu pháp này gọi là Vu Lan Bồn.
Nghe lời Phật dạy, Mục Kiền Liên hoan hỷ tuân hành, giải thoát được mẹ khỏi khổ ngạ quỷ. Thấy sự ứng nghiệm nhiệm mầu, Ngài khuyến khích người thế gian nên noi theo gương Ngài để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Diệu pháp ấy được truyền bá đến nay thành lễ Vu Lan, cử hành trọng thể hàng năm ở các chùa vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch. Có điều lễ Vu Lan ngày nay không hội đủ các bậc cao Tăng đắc quả A La Hán, các vị Bích Chi Phật ở chốn thâm sơn, đồng nhất tâm thọ thực nên giảm đi phần ứng nghiệm diệu kỳ như thời Phật còn tại thế.
Mục Kiền Liên suốt đời nhiệt tâm tuyên dương Phật pháp, dùng thần thông trí huệ trấn áp ngoại đạo, tiếp dẫn chúng sanh. Bọn ngoại đạo rất căm thù Tôn giả, đợi cơ hội để ám hại.
Một hôm trên đường hoằng dương chánh pháp, Mục Kiền Liên đi ngang qua núi Ý Tư Xá Lê. Bọn lõa hình ngoại đạo thám thính biết rõ lộ trình, tụ tập nhau trên núi âm mưu phục kích. Khi Tôn giả vừa tới nơi mai phục, chúng từ trên núi xô đá xuống, đá rơi ầm ầm như sấm rền, thác đổ, che lấp cả lối đi. Nhục thân tứ đại của Tôn giả bị đá đập nát ngứu, máu tuôn đầm đìa. Thật là rùng rợn ! Thật là thảm thương ! Vậy mà bọn ngoại đạo lấy làm đắc ý, toại nguyện vì trả được mối thâm thù. Chúng không làm gì được Phật thì chúng sát hại đệ tử thượng thủ của Phật để làm cho Phật giáo mất quy danh.
Tin Tôn giả Mục Kiền Liên bị ám hại truyền đến tai Đức Thế Tôn và vua A Xà Thế. Nhà vua nổi giận hạ lệnh bắt hết cả ngàn hung thủ lõa thể ném vào hầm lửa, thần thức chúng bị sa vào địa ngục.
Mặc dù bọn hung thủ bị trừng phạt thích đáng theo luật người và luật quả báo, các Tỳ kheo đại chúng vẫn không ngăn được nỗi bi ai, tập hợp đến trước Phật, lệ thảm tuôn trào :
- Bạch Thế Tôn ! Tôn giả Mục Kiền Liên là đệ tử thượng thủ của Phật, là bậc A La Hán thần thông đệ nhất, suốt đời tận tâm phục vụ chân lý, chánh đạo, tại sao Ngài không dùng thần thông kháng ngoại đạo, để đến nỗi chết thảm thương như vậy ?
Đức Phật là bậc đại trí giác, biết trước mọi việc xảy ra nên Ngài không quá xúc động như đệ tử. Ngài ôn hòa khuyên nhủ :
- Các ông không nên quá bi ai. Ta đã từng nói : "Thần thông không thắng được nghiệp báo". Trước đây Đại Mục Kiền Liên không thể dùng thần thông để cứu mẹ thì nay Tôn giả cũng không thể dùng thần thông để cứu mình khỏi nghiệp lực.
Một Tỳ Kheo quá thương cảm, cất tiếng nghẹn ngào :
- Bạch Đức Thế Tôn ! Thế Tôn đã biết rõ nhân quả kiếp trước, kiếp này, sao Ngài không báo cho Mục Kiền Liên rõ để ông ấy dự phòng thảm nạn ?
Phật nghiêm trang nói :
- Này Tỳ kheo ! Ta không cần báo trước, Mục Kiền Liên cũng đã biết trước rồi. Tôn giả có thể dùng thần thông để bảo vệ mình nhưng đó không phải là biện pháp cứu cánh, vì nghiệp lực vẫn cứ đeo mang. Tôn giả biết trước mà vẫn an nhiên tiến đến cái chết vì Ngài muốn trả một lần cho dứt nghiệp hầu an nhàn hoàn thành Phật đạo ở kiếp sau. Cái cao quý nhất, tốt đẹp nhất là Mục Kiền Liên đã hy sinh tuẫn tử vì đạo pháp, nêu gương sáng cho mọi người, mọi thời. Các ông hãy noi gương ấy của Tôn giả.
Lời giáo huấn sâu xa của Đức Phật làm cho các đệ tử đều bình tâm tỉnh ngộ. Một Mục Kiền Liên hy sinh, bao nhiêu Mục Kiền Liên khác cũng sẽ nối tiếp hy sinh để chân lý được soi sáng, Phật pháp được trường tồn, nhân loại được giải thoát. Tinh thần tuẫn giáo của Mục Kiền Liên sẽ sáng ngời bất diệt ! Hình tượng thánh thiện của Mục Kiền Liên sẽ rực rỡ ngàn đời.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 4034)
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi. Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
17/06/2020(Xem: 8764)
Vu Lan nhớ mẹ Cô bé mồ côi sống ở chùa Lâu nay xả bỏ những hơn thua Nợ duyên còn vướng duyên tơ thắm[1] Nghiệp chướng riêng mang chướng gió lùa[2] Nương Phật cần tu từ thuở nhỏ Kỉnh Tăng siêng học đến già nua Ly hương sum họp cùng con cháu Vui cảnh đoàn viên suốt bốn mùa
10/05/2020(Xem: 4837)
Sáng nay, sau giờ công phu thật sớm và nghe được trực tuyến buổi trà đạo của Sư Giới Đức( Mình Đức Triều Tâm Ảnh) tại Ngoạ Tùng Am( Huyền Không Sơn Thương/ Huế / VN ) về Tam đồ Bát nạn mà thế kỷ này lại thêm một nạn thứ chín là Đại dịch Corona đã làm thay đổi và xáo trộn mọi sinh hoạt từ chùa chiền đến sinh hoạt mọi người dân . Tự nhiên tôi liên tưởng đến Ngày của Mẹ năm nay đang xảy ra thật khác thường . Hơn mấy chục năm nay từ ngày tha phương nơi xứ người, Ngày của Mẹ tại Úc là một ngày lễ thật quan trọng để con cái tụ họp tri ân người mẹ, thế mà giờ đây những đứa con phương xa vẫn không thể thực hiện được vì phương tiện giao thông và luật cách giản xã hội. Thôi thì tự chuẩn bị cho mình một tách trà nóng và món điểm tâm nhẹ
06/12/2019(Xem: 8679)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
25/09/2019(Xem: 5873)
Cuối cùng mùa Vu Lan tại Âu Châu cũng kết thúc vào ngày 22.9.2019 tại tu viện Viên Đức, Đức quốc. Sự trễ nải cũng có lý do chính đáng: Thứ nhất Phật tử miền Nam nước Đức vào tháng 8 còn nghỉ hè. Thứ hai, đúng rằm tháng bảy, lễ chính thức đã tổ chức tại tổ đình Viên Giác, nơi Hòa Thượng Thích Như Điển là Phương Trượng, ngoài ra, những ngày tháng khác, Hòa Thượng còn phải tham dự Vu Lan cho nhiều chùa tại Đức, đôi khi còn đi xa tận Nhật Bản, Mỹ quốc khi có nhân duyên.
18/09/2019(Xem: 5764)
Trung thu năm nay tôi về quê cũ, nông thôn bây giờ cũng đường nhựa, bê tông, đèn điện sáng trưng nhưng mới 10 giờ đêm mà nhà nhà đóng cửa im ngủ. Tôi lặng lẽ mở cửa cổng đi thơ thẩn ra bờ sông, ngồi ngắm trăng trung thu tròn vành vạnh thật bình yên thanh tịnh.
17/09/2019(Xem: 5075)
Lễ Vu Lan 2019 tại Đạo tràng Phước Huệ, Heilbronn, Đức Quốc, ngày 15-9-2019
14/09/2019(Xem: 5792)
Mưa … Mưa cho đời thêm những màu xanh. Mưa … Mưa ly hương nức nở, da diết gợi lòng người day dứt nỗi nhớ quê nao nao. Mưa… Mưa quê hương nơi miền Hà Nội từng hạt phất phơ như sương sa vướng trên mái tóc cô gái Hà Thành thật mộng mơ, diễm kiều. Mưa trên đất Cố Đô dai dẳng buồn tê tái như dáng đứng Tử Cấm Thành trầm mặc mà chỉ có Huế mới có. Mưa Đà Lạt lất phất, lành lạnh quấn quýt lấy bước chân đôi tình nhân dạo quanh hồ Xuân Hương, đã đi vào nhạc: “ Cơn mưa phùn bay qua thành phố nhỏ…” Bấy nhiêu mưa vừa kể cũng đủ làm suốt cuộc đời ta nhớ mãi không quên, chứ đừng nói tới những cơn mưa đầy ấp kỷ niệm vui buồn như Minh Kỳ mỗi lần nhớ đến là mềm cả lòng hoài niệm: “ Chiều nay mưa trên phố Huế - Biết ai đã quên ai rồi – Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi đều, cho lòng u hoài - Ngày xưa mưa rơi thì sao - Bây chừ nghe mưa lại buồn – Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng làm mình cô đơn…”.
13/09/2019(Xem: 5766)
Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Chứng Minh Đại Lễ Vu Lan 2019 tại chùa Bảo Thành Koblen Đức Quốc ngày 08.09.2019. Do NS Thích Nữ Minh Hiếu Trụ Trì. Hình Ảnh Tụng trọn Bộ Kinh Địa Tạng, Kinh Lăng Nghiêm, Lễ Phóng Sanh, và Đại Lễ Vu Lan.
04/09/2019(Xem: 4839)
Xối gội luân hồi chuyện đã qua Cho lòng thanh thản và an hòa Đời trần luôn gặp nhiều phiền não Lắm cảnh thương sầu lắm xót xa!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]