Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ tôi

10/04/201317:32(Xem: 4729)
Mẹ tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ tôi

Thích Thiện Lợi

Nguồn: Thích Thiện Lợi

Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
Hình ảnh người mẹ làm tôi nhớ mãi không phai , nhớ dáng người khom lựa từng hạt thóc , nhớ đôi vai gầy gánh từng đôi nước bên sông.Việc nhà thì cứ luôn bận rộn , quét trước dọn sau , trong ngoài tươm tất vẫn một bàn tay của mẹ ; săn sóc gia đình , nuôi dạy các con bằng một trách nhiệm thiêng liêng. Chuyện xưa kể rằng , có một chim mẹ , ngày ngày đi tìm thức ăn về mớm cho con. Một hôm nọ ,chim bị người thợ săn bắn vào đôi cánh, đớn đau vô cùng và tìm một nơi lánh nạn. Tình cờ một con chim lớn thấy vậy động lòng xót xa liền đến cứu giúp , đưa chim mẹï về với các con. Các con ở nhà sốt ruột không biết mẹ mình có chuyện gì không và hoang mang lo sợ. Cuối cùng được thấy mẹ trở về trong vòng tay nâng đở của người khác , các con mừng lắm , gạt đi nước mắt, ngõ lời cám ơn sự cứu giúp của người và quay sang ôm chầm lấy mẹ nói rằng : “ May quá mẹ vẫn còn bên cạnh các con ! “. Thưa mẹ ,hình ảnh con chim ấy , không ngại nắng mưa , không ngại nguy hiểm để bương trải vào đời tìm cái ăn và sự no đủ cho các con mình , để rồi bị thương tích mà không hề oán trách một ai. Mẹ cũng vậy ,cũng giống như con chim ấy, hy sinh vì các con , tất bật một đời mà không một lời than vãn. Những lúc gia cảnh trăm bề thiếu thốn, tưởng chừng không còn hạt gạo để ăn , vậy mà mẹ vẫn tìm đủ mọi cách để moi lên hạt gạo về nuôi gia đình , nuôi các con. Có lần chúng con thật cảm động khi thấy mẹ mượn tiền hàng xóm về xoay xở cho qua ngày , ra tiệm mua đồ chỉ toàn ký nợ. Con hiểu rằng cuộc đời của mẹ không có được một ngày vui , một ngày thoải mái. Vậy mà người vẫn không bận lòng chi. Bạn biết không, có một câu thơ luôn làm cho tôi cảm động về tình thương rộng lớn của người :
“ Dù đi khắp mọi phương trời
Cũng không ra khỏi vòng tay mẹ hiền "

Bên cạnh mẹ , tôi còn có cha. Cha tôi cũng cực không thua gì mẹ , toàn làm những việc đồng án nặng nhọc. Về sau, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, phần vì con đông , phần vì làm lụn phải đóng nhiều thuế. Vì vậy cha mới quyết định đi làm xa để kiếm thêm tiền nuôi nấng các con , giúp đở gia đình để phần nào giảm lo cho mẹ. Từ đó chúng tôi ít gặp cha lắm , lââu lâu người mới về thăm lại gia đình. Mỗi lần về chỉ độ vài ngày thì cha đi tiếp. Có lần về thấy cha ốm đen , gương mặt xạm nắng , nước mắt mẹ cứ rơi. Cha xót xa mà không nói một lời nào …Gia đình họp mặt được mấy ngày vui. Sau đó cha phải tiếp tục lao vào cuộc sống giữa thời ly loạn. Mọi việc nhà một mình mẹ tiếp tục gánh vác.
Năm tôi lên 8 , mẹ dắt tôi đến trường. Tôi sợ lắm. Cô giáo nói gì với mẹ tôi không biết. Thấy mẹ về mà tôi cứ khóc chạy theo. Cô giáo nắm tay tôi lại , dỗ dành an ủi và dẫn vào trường. Đang học nữa chừng tôi lại chạy về, cô rượt theo bắt lại. Tôi nói với cô “ em muốn về với mẹ , em nhớ mẹ lắm !”. Dần dà tôi cũng thấy quen , những ngày sau đó tôi tự mình đến trường , mẹ ở nhà còn phải làm công việc. Tan trường tôi chạy nhanh về , lúc nào tôi cũng thấy mẹ đứng sẳn nơi hiên nhà chờ tôi. Mỗi lần như thế tôi đều được mẹ tôi ôm vào lòng. Tối về thì mẹ kiểm tra bài vở của tôi. Có khi thì nhờ mấy chị giúp dùm. Hể hôm nào bị cô giáo cho ăn “ Hột Vịt” (điểm 0), mẹ tôi buồn lắm. Tại vì cái tội ham chơi của tôi. Về sau mẹ bảo :” Cha con đi làm cực khổ kiếm tiền cho con ăn học , con phải cố gắng đừng có ham chơi nữa ! Cố gắng học giõi mẹ và cha sẽ cho con phần quà “. Kể từ đó , tôi không bao giờ ăn “Hột Vịt” nữa. Vì lúc nào tôi cũng nhớ đến sự cực khổ của cha mẹ tôi.
Ba tháng hè tôi được nghỉ ở nhà. Được giúp mẹ công việc , tuy không lanh tay bằng các chị ,nhưng mẹ vui lắm. Mẹ cười và nói :”nó được giõi ăn , chứ giúp được cái gì cho mẹ đây “. Tôi biết mẹ chỉ nói vậy thôi chứ trong lòngï lúc nào cũng muốn tôi ngồi bên cạnh. Được nắm tay mẹ , được ngồi gần nghe mẹ kể chuyện , nghe hát những câu ca dao , lòng tôi thấy hạnh phúc vô cùng ! Có những giai điệu mà tôi được nghe từ thuở nằm nôi.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo ghập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”

Đúng như vậy , người đẻ ra ta , nuôi ta khôn lớn , cho ta ăn học nên người. Đó chính là những tâm nguyện mà bà mẹ nào cũng mong muốn. Muốn làm sao mỗi bước đường đời của con luôn được suôn sẻ. Mẹ như muốn gánh hết những khó khăn đau khổ cho con. Dù việc ngoài khả năng nhưng mẹ vẫn cứ lao vào để che chở , thà chịu nạn , chịu đói , miển làm sao con nên vóc nên người.
Năn tôi 10 tuổi , 10 năm được sống trong tình thương của cha , được tắm mình trong sự chăm sóc của mẹ , tôi đã thực sự khôn lớn. Khôn lớn trong đức khiêm nhường và sự chịu đựng của cả 2 đấng sinh thành ra tôi. Mẹ dạy tôi chữ “Hiền” , cha dạy tôi chữ “Đức” để tôi được sống thật tốt với mọi người. Có lẽ vì hạnh duyên như thế , nên trong tôi tự hiện lên cái ĐẠO từ thuở nào , tôi hoàn toàn không rõ. Năm ấy mùa Vu Lan lại về bên ngôi chùa làng thân yêu cạnh một dòng sông mà tôi thường đắm mình với những đám bạn nghịch ngợm. Nghe tiếng chuông nhịp mõ , tiếng cầu kinh của một vị thầy ,lòng tôi rờn rợn một cảm giác lạ kỳ không sao tả được. Tôi chỉ biết mỗi lần được nghe như vậy ,như thể được nghe nhiều lần ở đâu đó không phải trong kiếp này đời này. Tôi biết chùa từ lâu , nhưng tôi không bao giờ dám vào , chỉ thấy bề ngoài vậy thôi. Nhưng lần này được mẹ dắt đi trong ngày đại lễ , long trọng lắm , bước vào trong còn được nhìn lên các tôn tượng , được thấy các chiếc áo vàng hành lễ rất trang nghiêm và một ấn tượng nữa lại đến với tôi. Cái đó cũng chẳng bao giờ mô tả được…..
Là duyên chăng ? là điềm tốt ? tôi hỏi mẹ , mẹ chỉ trả lời đơn giản :” Con cứ đi chùa là đức Phật sẽ phù hộ cho con. Ngài sẽ cho con sức khỏe , cho con thông minh , vậy là tốt rồi “. Tôi cảm phục mẹ vô cùng ! Cũng chính cái câu đơn giản ấy lại là một liều thuốc thần diệu làm thay đổi đời tôi. Tại vì trong cách nghỉ của tôi , chỉ cần Phật cho tôi mạnh khỏe và sự minh mẩn thì cũng đồng nghĩa với việc làm giảm đi phần nào sự âu lo của mẹ vậy. Lúc ấy tôi ngây thơ lắm , tôi tự nói rằng thà để đức Phật lo còn hơn để mẹ phải bận tâm , chỉ vì tôi quá thương mẹ của tôi.
Năm lên 11 , cũng lần ấy theo gót mẹ lên chùa nhân ngày Phật Đản. Tôi thích lắm , thấy mọi người đều chắp tay quay quanh một tượng Phật baby để tắm gội cho ngài. Mẹ tôi cũng tắm cho Phật , mẹ lại cầm tay tôi , bế tôi lên để tôi được nhìn thấy ngài thật rõ và nâng lên từng gáo nước. Khi xong , mẹ tranh thủ lấy vội tý nước tắm Phật cho tôi rửa mặt. Nước có hoa , vừa ngọt vừa thơm , mẹ bảo tôi phải uống cho được mạnh khỏe , được thông minh. Mẹ con tôi đồng chắp tay lạy Phật để nguyện cầu cho ba tôi có sức khỏe tốt trong lúc làm lụn ở phương xa . Rồi mẹ và tôi thong thả ra về trong tâm trạng nhẹ nhàng ngày của Phật.
“ Tôi nhớ mãi con đường làng xanh biết
Rợp bóng tre tiếng chim hót vang lừng
Cây cầu dừa soi bóng nước lung linh
Nghe tiếng chuông lòng nhẹ lâng theo gió.

Lần này lại khác, tiếng chuông chùa vang vọng lâu hơn , lùa vào bóng đêm , theo dòng nước , vượt lên những áng mây ngàn và âm thanh ấy thẳng vào lòng tôi huyền diệu. Đêm đó tôi đang ngủ bên cạnh mẹ , bỗng đôi mắt Phật hiện về , hiền lành như mắt mẹ tôi. Dòng tư tưởng cứ chạy thật nhanh ,tôi nhớ lại đôi tay nhẹ nhàng cung kính của tôi nâng từng gáo nước tắm lên thân tướng của ngài. Gần sáng tiếng chuông bắt đầu ngân lên từng nhịp , tôi chồm dậy bước ra khỏi giường. Mẹ tôi vặn hỏi “ đi đâu giờ này sao không chịu ngủ ?” Tôi nói với mẹ “con muốn đi chùa nghe chuông và lạy Phật”. Mẹ ngạc nhiên trước câu trả lời của tôi. Cuối cùng người phải dắt tôi dạo bước lên chùa , hai mẹ con tìm một chỗ để ngồi nhắm mắt tận hưởng những dòng thánh kệ đồng ngân trên Phật Điện.
Sau lần đó , tôi chính thức xin cha mẹ xuất gia vào chùa. Lúc đầu cả nhà đều không đồng ý , nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Tôi từ biệt mọi người để sẳn sàng chấp nhận một cuộc sống không gia đình ; xa vòng tay thương yêu trìu mến của mẹ và cả nụ cười âu yếm của cha. Một mình phải giáp mặt bao nhiêu thử thách , sống cô đơn mhư một chiếc thuyền trôi. Có khi nhớ mẹ nhớ cha mà không sao cầm được nước mắt , rồi thì cũng quen. Có lẽ nếp sống thiền môn , muối dưa đạm bạc , thêm phong cảnh chùa làng êm ả , mái ngối cổ kính , dáng Phật hiền từ đã thật sự làm cho tôi thích thú mà nhà Phật gọi đó là Nhân Duyên. Ngày ấy khi mái tóc của tôi được phủi sạch , mẹ tôi bổng òa khóc nắm lấy tay tôi , ôm chầm lấy tôi nhưng không nói một lời nào. Tôi thấy vậy khóc theo. Chứng kiến việc ấy thầy tôi an ủi , kéo tay ra và khuyên nhủ đôi điều , mẹ con tôi đồng yên lặng để nghe thầy giãng. Cố sự đã qua , mẹ hiểu rằng đó là điều hạnh phúc , là cơ duyên lớn không gì có thể đổi trao.
Ngày tháng dần trôi , tôi lớn lên trong chiếc áo vàng đơn sơ mộc mạc. Mỗi lần về thăm mẹ , mẹ đều khóc. Mẹ khóc vì hãnh diện có được một người con như vậy , hiền lành chất phát , dám bỏ cả một tuổi thơ hồn nhiên vào nương cửa Phật chịu khổ trăm bề. Mẹ khóc vì da mặt xanh xao của tôi , thức khuya dậy sớm , uống ăn đơn thuần. Mẹ khóc vì không còn được ngủ với con thơ của mẹ , không được vuốt tóc , không còn ấp lạnh những đêm khuya.
Càng lúc tôi càng xa mẹ nhiều hơn. Vì tôi phải tiến thân trên đường học đạo. Tôi lên Sài Gòn tìm cho mình một tương lai , từ đó ít khi về thăm cha mẹ và thầy. Vài năm tôi lại về một lần , nhìn lên tóc mẹ pha sương , cha tôi yếu dần. Tình thương bây giờ đã biến thành tim óc , không còn trìu mến như xưa vì tôi đã lớn. Mẹ nhìn tôi nhẹ nhàng đủ cho một hồn mẹ mênh mông , suốt đời quấn quýt theo con , lấy hy sinh lót bàn chân con thơ dại. Tôi bậc khóc nghẹn ngào khi nhìn thấy bàn tay mẹ gân guốt , cha tôi thì nét mặt nhăn nheo. Hai cây cổ thụ trọn đời che mát cho những mầm non chúng con , nay đã héo cành , lá úa , tôi lại khóc … và tôi lại từ giả ra đi.
“ Theo gót Phật lòng nhẹ nhàng thanh thoát
Còn cha già tôi vẫn cứ âu lo !
Vui nếp sống thiền môn lòng an lạc
Chốn quê hương ai phụng dưỡng mẹ già !?".

Ẩn mình nơi thanh vắng , núp bóng thiền môn được nghe kinh kệ , tôi vẫn cất lên trong lòng bốn câu này. Bốn câu thơ sẽ đi theo tôi đến trọn đời như một nghi vấn tự hỏi lòng mình đã làm được gì cho mẹ ? đã giúp gì cho cha ? Theo lời Phật, tôi đã tìm được lời đáp , nhưng trên thực tại tôi càng thấy khó hơn. Vì chỉ có người đẻ ra mình mới thật sự là cha mẹ mình , còn đóng xương Phật lạy hãy còn xa lắm.
Trong khi lời hát chưa thõa , thắc mắc còn vươn thì cha tôi đã hóa người thiên cổ. Mẹ và gia đình báo tin này như một cú sét làm vai tôi sụm xuống. Về cạnh hồn cha , tôi thấy mẹ gìa hơn ….! Nước mắt mẹ rơi bên cánh y vàng của tôi , mắt tôi cũng nhạt nhòa như không còn nhìn thấy vạn vật.
“ Cha ơi một đời tất bật , nặng tình với con , vai sờn tóc bạc , nhăn nheo đôi mắt , tách trà con chưa kịp dâng cha !”
Tôi mãi còn thiếu cha tôi một cái gì , cái đó hiện giờ vẫn còn ấm mãi trong tim. Chắc chắn là ân là nghĩa , là công lao tạo dưỡng hình hài.
Chỉ còn mình mẹ bên các anh chị. Tôi phải ra đi. Ngày cuối cùng rời khỏi quê hương , xa anh xa chị , mẹ và gia đình tiễn tôi sang đất khách.Nơi phi trường, mẹ thỏ thẻ bên tôi , tôi nghe tiếng mẹ khi được khi không , tôi nhầm lẩn chăng ? Không , tôi còn nghe rất rõ. Tại vì mẹ tôi …….nghẹn ngào uống lệ vào trong. Tôi cố cười để mẹ vui , nhưng tôi không tài nào làm được. Và như thế cho đến khi tôi không còn nhìn thấy mẹ nữa , bổng nhiên tôi muốn chạy ra ngoài để được ôm chầm lấy mẹ lần cuối trước khi chia tay. Nhưng làm sao có thể được ! Bóng mẹ càng lúc khuất dần , lòng tôi càng nặng quằng thêm vì nhớ mẹ , nhớ mãi tình thương của người.
Mẹ ơi Vu Lan lại về , bên này con thật sự rất nhớ mẹ . Con muốt viết về mẹ mà viết hoài cũng không xong , con biết rằng ngôn ngử không bao giờ chở hết tình yêu của mẹ.Từng phút từng giây con đều nghỉ về mẹ , thương mẹ vô cùng. Cảnh sống phương tây , giàu sang phú quý thì con càng nghỉ tới mẹ nhiều hơn. Nghỉ về mẹ ăn mặe đơn sơ giản dị , cuộc sống hiền lành. Và ngày mai này nhân tiết Vu Lan , con sẽ được các em cài lên con cành hoa màu hồng. Con vô cùng hạnh phúc , tuy cha thiên cổ , con vẫn còn có mẹ bên con.
“ Chấp tay xin khấn nguyện cầu
Mười phương chư phật nhiệm mầu trợ duyên
Xin cho mẹ được bình yên
Cả nhà hạnh phúc xin nguyền tiến tu "

Nhân ngày Đại Lễ Vu Lan , con kính chúc mẹ vô lượng an lành. Kính chúc tất cả các bạn hãy thương cha mẹ nhiều hơn , quan tâm nhiều hơn nữa. Vì mỗi một ngày qua đi là cha mẹ chúng ta trở nên già nua , sức khỏe kém dần , tinh thần yếu ớt. Vậy xin hãy cùng tôi nguyện cầu cho tất cả những người mẹ người cha được dồi dào sức khỏe , an vui và trở về với Chánh Đạo.
Khi còn sống xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe chưa !



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4619)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4370)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5769)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4882)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4536)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4673)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4237)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5128)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5353)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4431)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com