Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa trắng mùa Vu Lan

10/04/201317:23(Xem: 5071)
Hoa trắng mùa Vu Lan

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Hoa trắng mùa Vu Lan

Diệu Anh-Thiện Anh Lạc

Nguồn: Diệu Anh-Thiện Anh Lạc

Tùy Bút
Người đàn ông lạ ở tuổi trung niên có chiếc hoa trắng cài trên áo nhìn Lam chăm chú và khó hiểu. Lam rụt rè nhìn lại cười xã giao rồi quay đi, thầm nghĩ:
"Lạ lắm, người này ta đã gặp ở đâu rồi ?”.Cố moi ký ức nhưng Lam không nhớ nổi, lúc này đây, dường như Lam chỉ còn nhớ đến sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong tâm tưởng thôi, vì Lam cũng không còn trẻ để mộng mơ hay nhớ lại những chuyện cũ thời son trẻ. Lam cũng không còn bận tâm đến người Phật tử (? - ừ thì đã đến chùa thì cứ cho người ta là Phật tử đi, có sao đâu) lạ mặt ban nảy nữa. Lễ xong, Lam cùng mẹ xuống phòng ăn thọ trai, mẹ Lam năm nay đã già và hay bị ngã nên cần sự giúp đỡ của Lam bất cứ lúc nào. Vừa vào bàn ăn, Lam lại thấy người đàn ông lạ mặt ấy đang ngơ ngác tìm kiếm ai đó trong phòng, chợt mừng rỡ khi thấy Lam, trước mặt Lam có một chỗ trống nên người này vào chỗ ngồi trước khi hỏi Lam, bắt chuyện:”Chỗ trống này có ai ngồi không Lam?” Lam đáp:” Thưa được ạ”. Lam chợt thắc mắc :”Sao ông ấy biết tên mình nhỉ ?”. Mẹ Lam không vui thì thào hỏi:”Sao người này biết tên cô vậy? có quen không ?”. Nghe được câu mẹ Lam nói, ông ta tự giới thiệu:”Dạ thưa bác, con tên là Vinh bạn học của Lam, ở xa mới về đây dự lễ Vu Lan ạ”. Lam cau mày cố nhớ xem có học chung lớp với ông ta bao giờ không, như đã đọc được ý tưởng Lam, ông ta tiếp:”Tôi là Vinh đây, Vinh Vũ học chung toán và điện toán với Lam đây mà, nhớ không?”. Lúc này thì Lam đã hoàn toàn nhớ đến một Vinh dáng gầy cao, bất cần đời, gàn dở và cao ngạo trong khuôn viên và thư viện trường Đại Học năm nào, Vinh học xuất sắc nhất trong đám người Việt nhưng không bao giờ nói chuyện với bất cứ đồng hương nam nữ nào trong trường. Lam bổng nhiên bị tổn thương trầm trọng khi nhớ về quá khứ. Thấy gương mặt Lam thờ thẩn ra, Vinh nói:”Tôi thành thật xin lỗi Lam, tôi có lỗi với Lam, vẫn chờ, chờ mãi gần hai mươi năm để nói câu này với Lam.”. Mẹ Lam không hiểu chuyện gì, nhưng thấy tình hình gây cấn nên dục Lam đưa bà về nhà nghỉ vì đã dùng xong bữa. Lam đứng dậy chào Vinh thì Vinh nài nỉ với Lam cho gặp lại Lam để nói chuyện xưa vì mai Vinh đã đi xa rồi. Gặp lại bạn cũ thời sinh viên, hơn nữa, Vinh ở xa về đây thì cũng nên gặp thăm hỏi cho người ta không buồn lòng, còn chuyện cũ giữa hai người thì tính sau.
Lam đưa Vinh đến một quán cơm chay thật thiền vị ở một nơi yên tĩnh ngay trung tâm thành phố, nơi Lam thỉnh thoảng đến dùng cơm trưa khi công việc làm quá căng thẳng. Vinh cảm thấy nhẹ nhàng và vui hơn buổi sáng, Vinh tặng cho Lam một đoá hoa hồng đỏ và nói:
“Chúc mừng cho em hạnh phúc vì còn có mẹ bên cạnh em. Đây là lần đầu tiên anh nhìn mẹ Lam, làm anh nhớ mẹ anh quá.”
Lam chớp nhẹ làn mi giữ để không xúc động, nói:
”Cám ơn anh đã có lòng, xin lổi anh buổi sáng không nhận ra người bạn cũ, Lam cũng đang buồn nhè nhẹ khi chiều nay không dùng cơm chiều với Bố Mẹ, bà cũng hơi phật lòng vì Lam vắng nhà”. Vinh thắc mắc:”Sao vậy em?” Lam nói:”Thì các cụ già là vậy đó, hay ghen ngược và tính như trẻ nhỏ ấy mà – Thôi , anh Vinh vào đề ngay đi, anh về thành phố nhỏ này có việc chi không ?” Vinh đáp gọn:”Cúng mẹ anh và tìm em”. Lam đáp:”Cúng bà cụ thì phải rồi, còn tìm em để làm gì ?’ Vinh vào đề luôn không để Lam nói thêm câu nào:
“Lam còn nhớ gần hai mươi năm trước, mẹ anh đã qua đời vào đúng gần dịp tụi mình thi cử không ? Buổi sáng hôm ấy, trời mưa lạnh, sương mù dày đặc, anh gặp Lam trong phòng máy vi tính để làm bài nộp. Anh như người mất hồn, đến cạnh Lam đưa tờ điện tín báo tin mẹ anh mới mất sáng qua và kêu anh về gấp chịu tang mẹ ….Thường ngày, anh chỉ vùi đầu vào sách vỡ, vì Lam biết anh đã lớn tuổi hơn bọn tụi Lam nhiều nên anh phải chăm chỉ học cho nhanh để ra đi tìm việc làm, hầu giúp gia đình ở quê nhà, vì cả nhà đã dồn hết tiền bạc cho anh đi vượt biển. Anh vừa đi làm vừa đi học nên không còn thì giờ giao thiệp với ai. Khi chuyện xảy ra như vậy, anh mới biết anh cần có một người Việt bên cạnh để tâm sự và nói, phải anh cần nói, nói nhiều về người mẹ mà anh kính trọng, thương yêu cả một đời, nhưng vì ngày thường có qua lại với ai đâu mà tìm họ để nói, để tâm sự cho vơi bớt nỗi niềm. Khi ấy, anh đâu có tiền đâu mà về Việt Nam chịu tang mẹ, đi về cũng khó khăn, cho nên khi ấy chỉ có một mình Lam và anh ở đấy, đau khổ vượt bực, anh đánh liều lại gần Lam tìm sự an ủi vì anh biết Lam là một người Phật Tử ngoan đạo nên anh cần sự giúp đỡ nơi Lam. Lam không quản ngại khó khăn và những bất tiện trong đời sống khi anh yêu cầu. Lam có đề nghị anh về Việt Nam chịu tang mẹ, nhưng anh viện cớ không có tiền, em chịu cho anh mượn tiền, anh mới thú thật là còn chương trình học của anh thì sao? sắp thi cử rồi bỏ đâu được, Lam thoáng cau mày khó chịu không nói làm anh tổn thương, nhưng đến bây giờ anh mới hiểu. Em yêu cầu anh về chùa gặp Thầy trụ trì và nhờ Thầy cầu siêu cho mẹ anh cũng không chịu vì anh đã lỡ … theo chúa KiTô khi mới chân ướt chân ráo qua đây, Lam lại cau mày thêm một lần nữa làm anh ăn năn hối tiếc, khi ấy anh thật là cao ngạo, nhưng Lam không nói gì cả, chỉ âm thầm lặng lẻ cho anh thêm cơ hội cuối cùng là anh muốn sao ? Anh muốn có Lam ở bên cạnh anh suốt ngày để khoả lấp đi sự cô đơn trống trải trong mùa đông này … Lam lại cau mày thêm một lần nữa và không nói gì … và anh muốn cúng cơm cho mẹ !!!! phải, cúng cơm cho mẹ anh ở ký túc xá … Lam không cau mày nữa mà một thoáng từ bi, thương cảm hiện lên trên khuôn mặt. Thế là cả ngày hôm ấy, Lam giúp anh lội mưa gió đi mua gạo, thức ăn, nhang đèn về nấu cơm làm thức ăn chay cúng mẹ anh. Lam bỏ cả những giờ học và thực tập để ngồi nghe anh khóc, kể lể, gào thét như một tên điên loạn, có những hồi, anh giận trời trách đất để mẹ anh mất trước khi anh thành tài, làm ra tiền để lo cho mẹ. Lam chỉ ngồi co ro đó để nghe và nghe thôi, trời về chiều anh càng sợ cô đơn thêm và cố giữ Lam lại nhưng rồi Lam cũng phải về. Ngày hôm sau, anh có tìm Lam nhưng nghe được phong phanh là Lam cảm nặng vì dầm mưa và mặc áo ướt. Anh không có số điện thoại hay nhà Lan để đến hỏi thăm hay cám ơn. Sau đó, Lan có tìm gặp riêng anh cho anh chuỗi đeo tay rồi đề nghị anh mỗi thất cúng và niệm Phật cho mẹ anh mau siêu độ, khi ấy, anh mắc cỡ với bạn bè và sợ họ biết anh đã khóc với Lam nên anh né tránh Lam. Nhưng anh đã lầm Lam, cho đến nay, không ai biết chuyện ấy cả. Thế mà anh lại quá ích kỷ, đến 49 ngày mẹ anh mất, anh lại đem hình mẹ đến nhờ Lam đem vào chùa cúng, Lam không cau mày mà chỉ thở dài nhè nhẹ và cầm lấy, anh còn nhờ Lam đốt nhanh cho mẹ khi về chùa vì anh đã bỏ thành phố đi vĩnh viễn. Năm ấy là năm cuối của anh và anh đã có việc làm nên anh không muốn về chịu tang mẹ để phải trể thêm một năm hay mấy tháng. Anh nghĩ chết rồi là hết, có về cũng chẳng làm được gì, mẹ nằm đó, làm anh thêm đau khổ !!! anh đã lầm rồi !!!! Ra đời anh mới hiểu, việc làm thì khi nào cũng có, học trể một năm hay vài tháng để thi lại kỳ hai cũng chẳng hề gì, còn gương mặt mẹ hiền, một khi nắp quan tài đã đóng lại, thì vĩnh viễn dù cho có tiền muôn bạc vạn cũng không mua lại được giây phút nhìn gương mặt ấy lần cuối cùng ….Lam ơi, anh khổ quá, anh đã sống trong ăn năn và hối tiếc từ nhiều năm nay chỉ vì một lỗi lầm như vậy ….Anh phải làm sao bây giờ hả Lam ? Anh vẫn theo dõi sinh hoạt của Lam qua người quen ở lại thành phố này nên hôm nay anh về.”
Trời chiều buông xuống nhẹ nhàng, thức ăn dọn ra đã lạnh ngắt theo tiết đông, Lam lặng lẽ nhìn Vinh thương cảm, đây là lần thứ hai, Lam tìm lại được con người thật của Vinh. Nhìn Vinh không nói chi, nhưng Vinh cảm thấy dễ chịu và ấm áp toả ra từ cặp mắt đen láy của Lam, một sự thông cảm không nói nên lời nhưng đối phương thầm hiểu. Vinh bỗng nhiên sôi nỗi:
”Lam, đi theo anh đi, anh cần có Lam bên cạnh cuộc đời còn lại này, từ ngày Lam từ hôn với anh gấn hai mươi năm trước, anh vẫn ư ư… ở vậy …có lẽ vì anh khó tính quá chăng ?”
Lam vẫn im lặng nhìn Vinh cười nụ, không nói chi, Lam đã đói bụng nhưng Vinh vẫn nói tiếp:“Lần trước, anh còn tưởng anh ngon lành lắm vì sự thành đạt của anh, mắc cở nên cầu hôn với Lam lén lút còn ra điều kiện là Lam phải vào đạo Kitô theo anh, anh xin lỗi Lam nhé, anh không ngờ được trong con người ẻo lã yếu đuối của Lam là một sức mạnh tâm linh vững chắc đáng phục , à mà anh xin lỗi, Lam đã có gia đình chưa vậy?”
Lam vẫn nhìn Vinh lặng lẻ không nói, Vinh vẫn tiếp tục:
“Lương anh làm bây giờ dư sức cho Lam ở nhà chơi, đi du lịch, đi shop sắm áo quần thời trang và muốn làm chi thi làm, miễn có Lam bên cạnh nói chuyện cho anh bớt trống trải tuổi già là đủ rồi, anh sẵn sàng chìu theo ý của em muốn gì cũng được.”.
Lam nhỏ nhẹ hỏi Vinh:“Anh cảm thấy đói bụng chưa? Ăn cơm đi anh”
Vinh uể oải dùng cơm chay và nóng nảy hỏi:
“Sao Lam không nói chi hết vậy? Lam có thể suy nghĩ và trả lời anh sau cũng được, đây là Business Card của anh, chức vụ anh cao nên hay đi đây đó để kiểm soát, phần lớn làm ở nước ngoài nên em cứ gửi email cho anh là anh sẽ điện cho em ngay, sáng sớm mai anh về Mỹ rồi.”
Lam lại thoáng cau mày 1 chút nhưng lấy lại bình tĩnh ngay, Vinh tế nhị, hiểu liền ý của Lam nên cũng im lặng xin lổi. Vinh và Lam thả bộ trong rán chiều đỏ ửng, đi dọc theo con sông uốn lượn bên trường Đại Học, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Vinh đã thành công vượt bực trong lãnh vực nghề nghiệp của anh, Lam vẫn ở lại sống cuộc sống thầm lặng ở thành phố nhỏ hiền hoà bên cạnh bố già, mẹ yếu. Hai phương trời cách biệt, ngày xưa, còn nhiều ước vọng của tuổi trẻ, còn yêu thương nồng nàn mà Lam đã không đành đoạn bỏ bố mẹ để theo Vinh đến một chân trời xa lạ, hơn nữa vì không muốn bỏ đạo mình để kết hôn với Vinh trong sự bắt buộc có tính chất cuồng tín của anh ấy. Bây giờ, đã hơn nữa đời người, bố già, mẹ yếu cần có mặt Lam bên cạnh để nương tưạ. Hơn thế nữa, đã khoác trên mình chiếc áo giải thoát, đã tìm được nguồn vui bất tận nơi TAM BẢO thì Lam còn dại gì mà bước vào vòng tục tụy trói buộc với Vinh để rồi … sẽ khóc nhiều hơn là cười…
Thở một hơi dài sảng khoái giữa ánh hoàng hôn, Lam nhìn những con vịt đang lũ lượt bước lên bờ, vặn mình, vẩy cánh cho khô nước, rồi lạch bạch đi theo nhau từng đàn trở về tổ. Lam nhỏ nhẹ nói với Vinh:”Đi thôi anh ạ, Lam đưa anh về nghỉ cho sớm để ngày mai anh còn bay một đoạn đường vượt đại dương thật dài, dài lắm đấy anh ạ !!!”
Diệu Anh-Thiện Anh Lạc – 2007



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4548)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4300)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5702)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4614)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4182)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5067)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5286)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4384)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]