Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đêm dài

10/04/201317:23(Xem: 4790)
Đêm dài

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Đêm dài

Nhị Tường dịch

Nguồn: Phyllis Owen

Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện. Phía bên ngoài lều xếp đầy những chiếc vại và những cái giỏ thật to. Đây đó những đống cỏ khô và củi chất thành đống. Nó nhớ lại quãng đời trẻ thơ trước đây, gần suốt thời gian là bám theo mẹ, bà Theoliwe-- người vợ thứ hai của tù trưởng Maku, để học về cỏ cây, thực vật và côn trùng. Dần dần khi lớn lên, nó tham gia vào nhóm trẻ chơi trò chơi, tập chiến đấu và nhảy múa. Nó cũng học cách lần theo dấu vết của thú rừng, làm những con dao găm và giáo mác.
Mới đây, nó theo cha tham gia cùng đoàn đi săn và được nghe những truyền thuyết ly kỳ về buổi trại đêm. Tuntu rất thích thời gian này, những câu chuyện đó làm nó say mê. Cuối cùng, nó đã vượt qua nhiều thử thách về kỹ năng và sức khỏe, chứng tỏ rằng nó đã xứng đáng trở thành một chiến binh thành viên của bộ tộc.
Ngồi chống cằm, nó nhìn đăm đắm vào khoảng không trên cao xa xôi nơi những cánh đồng trải dài đến tận rặng núi xa. Đêm nay, theo lời những chiến binh khác, là lần thử thách khó khăn nhất trong tất cả những thử thách. Khi nó hỏi về cuộc thử thách này thì người ta trả lời, “Đợi rồi khắc biết”
Nhất định là cuộc thử thách này chẳng có gì khó khăn đâu. Xét cho cùng nó chỉ chứng minh lòng dũng cảm của nó một lần nữa. Nhưng nó cũng ngờ rằng sẽ có điều gì đó khó khăn hơn lần thử thách đầu tiên. Một đám mây bay ngang trên bầu trời và bóng râm trùm lên đầu nó. Nó rùng mình và liếc nhìn quanh một cách lo lắng.
Cha nó cầm một chiếc giáo, đi đến cách lều vài mét. Khi đến gần, ông gọi: “Con trai, đến giờ chúng ta đi”
Tuntu đứng lên, “Vâng, thưa cha”, nó trả lời, “Con đã sẵn sàng rồi”
Cha nó là một người đàn ông lực lưỡng bước những bước đi dài và vững chải. Họ đi theo con đường mòn quen thuộc, đi khoảng vài giờ Tuntu nhận thấy họ đã bỏ ngôi làng lại phía sau lưng thật xa. Sau khi băng ngang một con suối, họ đi ngược lên dãy núi cao chót vót. Đây là một nơi hoang dã nó chưa bao giờ biết. Nơi đây có nhiều truyền thuyết về các hồn ma trú ngụ trên khu rừng núi hiểm trở này. Khi đến gần hơn, nó nhìn thấy dấu vết của những con linh dương to lớn; những con hoẵng được thả một các bình yên ở phía dưới. Thình lình một con khỉ đầu chó sủa vang lên. Cha nó dừng lại giây lát rồi họ tiếp tục đi.
Tuntu nín thở. Nó biết những con khỉ đầu chó hung dữ như thế nào và cha nó dường như đi cùng một hướng với chúng. Liếc nhìn một cách lo lắng vào ngọn núi đáng ngại, nó theo chân cha nó. Nó cố liếm môi nhưng miệng nó khô rát. Đi đến những tầng cây thấp, họ phải khó khăn để xuyên qua những đám sậy gập ghềnh lởm chởm.
Khi đến được nơi cao hơn không khí trên núi trở nên lạnh. Tuntu rùng mình. Đây đó, nó bắt gặp đôi mắt của một con linh dương bên dưới những tàng cây. Nó từng luôn tự tin và chưa bao giờ thiếu can đảm, nhưng giờ đây không hiểu sao nó bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Đó là một cảm giác thật mới lạ đối với nó.
Ngọn núi càng trở nên dốc hơn. Họ lảo đảo đi qua vùng đất đầy đá và trơn trợt khi đi theo dấu vết của một vài con thú hoang để lại. Quỳ xuống, họ khum tay vốc nước và uống. Tuntu hy vọng nó và cha nó sẽ nghỉ ngơi một chốc vì chân nó quá mỏi và bàn chân nhức nhối, nhưng cha nó vẫn vội vã đi. Họ đến được đỉnh núi. Tuntu nhìn xuống bên dưới là rừng rậm dày đặc tàng cây. Suốt thời gian, cha nó không nói một lời. Mặt trời đã biến mất và ánh sáng cũng tan đi rất nhanh. Những con thú hoang cũng sắp rời hang đi kiếm mồi. Họ theo một con đường hẹp vào trong rừng cây và thế rồi cha nó dừng lại bên cạnh một thân cây ngã thật to. Tuntu nhìn ông, cố gắng che dấu sự hốt hoảng trên mặt nó. Ông ấy đòi hỏi điều gì đây, nó tự hỏi. Họ chia nhau khẩu phần ăn. Thế rồi cha nó đứng dậy và nói: “Con phải ở lại đây đêm nay. Cha sẽ đến đón con vào ngày mai. Đừng có chạy xa và phải can đảm đương đầu với sự sợ hãi và nguy hiểm nhé”. Bỗng khuôn mặt nghiêm nghị của ông dãn ra và miệng mỉm một nét cười. “Điều đó sẽ chứng tỏ con gan dạ và dũng cảm, xứng đáng là một chiến binh”, ông thêm vào.
Tuntu quá sững sờ và hoang mang đến nỗi không thể thốt nên lời. Nó nhìn cha nó biến mất trong màu nâu tối của ngọn núi. Giờ đây nó đơn độc. Không có gì sáng sủa với nó. Nó chỉ còn nhận thấy cái màu đen của đêm tối và sự nguy hiểm đang rình rập nó.
Ngây như phỗng, nó nhìn vào bóng tối. Âm thanh của đêm dường như vang to hơn. Chẳng bao lâu những con thú hoang lảng vảng đến kiếm mồi. Hàng giờ nó đứng như thể đã được khắc từ đá. Những âm thanh ma quái của các hồn ma thì thào xung quanh nó. Nhắm mắt lại nó hy vọng có thể khép chặt nỗi sợ hãi của mình. Những con chó sói bắt đầu tru lên đâu đó và tiếng kêu của con cú ăn đêm gần như làm cho nó sắp vắt giò lên cổ chạy.
“Mình không được sợ hãi”, nó thầm thì. “Ngày mai mình sẽ là một chiến binh”
Đêm dường như bất tận. Cuối cùng nó có thể nhìn thấy tia sáng lóe lên trên bầu trời. Nó nghe tiếng chim hót líu lo và tiếng ồn náo của Intaka(*). Mỉm cười, nó hít một hơi thở sâu khoan khoái. Chốc nữa cuộc thử thách của nó sẽ chấm dứt. Thế rồi nó phát hiện một cách kỳ diệu rằng nó không phải đơn độc. Nó đã không biết cha nó đứng gần cạnh đó và canh chừng cho nó suốt một đêm dài.
(*)Đảo Intaka là một khu bảo tồn sinh thái ở Nam Phi, rộng khoảng 10ha, với hơn 180 chủng loại thực vật bản địa và 125 loài chim.
Nhị Tường dịch



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2024(Xem: 1708)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
15/08/2024(Xem: 2863)
Mùa Vu Lan-Báo Hiếu lại trở về với người con Phật giữa mùa đông lạnh giá của Melbourme, Úc Châu. Lâu lắm rồi Tây lịch mới có một ngày Chủ Nhật rơi đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch như năm 2024 này. Rằm Tháng Bảy là ngày lễ đặc biệt thiêng liêng với 3 ý nghĩa như sau: 1/Ngày Phật Hoan Hỷ: Ngày Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày Tăng thọ tuế, ngày Phật hoan hỷ, vì trong 7 chúng đệ tử, hàng Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni sau 3 tháng cấm túc ở yên một chỗ, tu tập Giới Định Tuệ tam vô lậu học, đào luyện đạo tâm, ôn tầm kinh điển. Do đó, Chư Tăng Ni nào bắt đầu an cư kiết hạ vào ngày 15/4 âm lịch và mãn hạ vào ngày 15/7 âm lịch, thì được tính một hạ lạp tức thêm một tuổi hạ. Đức Phật mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi ngày này là ngày Phật hoan hỷ
15/08/2024(Xem: 1207)
Nhân mùa Vu Lan Thắng Hội – Pl. 2568, vào sáng ngày mồng 9 tháng 7 năm Giáp Thìn (12/8/2024), chùa Sắc Tứ Minh Thiện (X. Diên Lạc, H. Diên Khánh) đã trang nghiêm thiết lễ “Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng”, hồi hướng công đức báo đáp Tứ ân, đồng thời cầu siêu cho Cửu huyền thất Tổ, bá tánh chư hương linh vãng sanh Tịnh độ.
15/08/2024(Xem: 1467)
Mùa Vu Lan năm nay, chư Tăng Tổ dình chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa – Nha Trang đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Tri Ân suốt 15 ngày của tháng 7 âm lịch tại các chùa trong tỉnh trực thuộc Tổ đình như chùa Hoà Tân (X. Cam Tân, H. Cam Lâm), chùa Bảo Sơn (X. Suối Cát, Cam Lâm), chùa Kỳ Viên Khánh Phú (X. Khánh Phú, H. Khánh Vĩnh).
14/08/2024(Xem: 959)
1). Bài “ Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”- Thích Đạo Thông giảng lễ Vu Lan Chùa Hưng Long 4/8/2024. Ước vọng duy nhất là mọi người hiểu biết chữ Hiếu chân chính rõ ràng trí tuệ sáng ngời và làm tròn Hiếu Đạo Cha Mẹ để giữ gìn phước đức bản thân, gia đình và góp một phần cải thiện xã hội tốt đạo đẹp đời hiện tại và nhiều đời tương lai.
12/08/2024(Xem: 1022)
Sáng ngày 11/08/2024, Niệm Phật Đường Đức Hải, Launceston, Tasmania, Úc Châu, đã long trọng tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2568 với sự chứng minh của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân, Trụ Trì Tu Viện Như Ý, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, và Ni Sư Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của khá đông quý đồng hương, Phật tử tại bang Tasmania".
12/08/2024(Xem: 1422)
Truyền thống văn hoá Đông và Tây phương rất tương hợp! Ngày của Cha, ngày của Mẹ và ngày hoa Hồng cài áo vinh danh Trong việc tri ân báo hiếu đấng sinh thành Đều cùng một mục đích “đề cao sự giáo dưỡng ”!
10/08/2024(Xem: 1445)
Vu Lan lại về, bên bếp nhà xưa Con ngồi nhớ Mẹ những mùa mưa qua Mái hiên khói phủ mây nhòa Trời quang gió lạnh dây hoa cội dừa Thương con chốn ngủ, giường thưa Những nơi thấm ướt Mẹ chừa, Mẹ mang
10/08/2024(Xem: 2751)
Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ. Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi vào phần niêm luật, xin được ghi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]